Chƣơng trình hỗ trợ đã lập đề cƣơng mẫu về xây dựng các mô hình kinh tế sản xuất các loại nông sản chủ lực theo quy trình công nghệ cao tại các xã. Nông sản chủ lực là nông sản chiếm tỷ trọng cao trên 60% thu nhập kinh tế của ngƣời dân đang sản xuất nông nghiệp ở địa phƣơng. Qua đó, tăng thu nhập cho ngƣời dân và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động tại địa phƣơng.
Để các xã có thể phát huy đƣợc tiềm năng, lợi thế của mình, mỗi xã chọn ra 2 đến 3 loại nông sản chủ lực để xây dựng các mô hình sản xuất áp dụng quy trình công nghệ cao cho từng loại nông sản.
- Sản xuất theo quy trình công nghệ cao là sản xuất có áp dụng: + Giống mới
+ Đầu tƣ đủ, đúng quy trình tiên tiến
+ Sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Mô hình xây dựng trong 2 năm, thì nhân rộng trên địa bàn, để làm cơ sở hình thành tập quán sản xuất có đầu tƣ, nhằm tăng thu nhập.
Trong năm 2011, UBND tỉnh đã đầu tƣ cho 133 xã, mỗi xã 50 triệu đồng, giao Trung tâm Khuyến nông chỉ đạo thực hiện, xây dựng, đánh giá, sơ kết, tổng kết và nhân rộng mô hình. Chƣơng trình này có nhiều tác động tích cực đến phƣơng thức sản xuất cho những hộ nghèo. Với cách thức hỗ trợ này, ngƣời nghèo đƣợc ứng dụng giống mới, kỹ thuật mới vào sản xuất. Trong vụ mùa 6 tháng đầu năm 2014, đã thực hiện các hoạt động để chuyển giao khoa học kỹ thuật nhƣ thực hiện hoạt động ICM (3 giảm, 3 tăng - Giảm giống,
51
giảm phân đạm, giảm thuốc bảo vệ thực vật; tăng năng suất, tăng hiệu quả kinh tế, tăng chất lƣợng sản phẩm): triển khai đƣợc 13 lớp tại 10 huyện cho 390 hộ nông dân tham gia, diện tích ứng dụng trung bình 3 - 5 ha/lớp. Giúp nông dân giảm đƣợc chi phí đầu tƣ sản xuất, tăng năng suất cây trồng, hiệu quả kinh tế cao hơn. Thực hiện chƣơng trình SRI (hệ thống canh ta lúa cải tiến trên cây lúa): triển khai thực hiện 08 lớp nghiên cứu tại 7 huyện, số lƣợng nông dân tham gia huấn luyện 240 ngƣời. Các mô hình sản xuất đƣợc triển khai nhằm mục đích giúp nông dân lựa chọn đƣợc mật độ cấy phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Đây cũng là giải pháp tích cực góp phần chuyển nhanh nông nghiệp theo kinh nghiệm hiện nay sang nông nghiệp hàng hóa, đầu tƣ thâm canh theo quy trình công nghệ cao, nhằm tăng thu nhập cho ngƣời dân, tạo điều kiện, là nguồn động lực để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động tại địa phƣơng.