Mức độ thay thế của sản phẩm

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ thẻ của Ngân hàng TMCP Hàng Hải (Trang 57)

Mức độ thay thế của sản phẩm thẻ ngân hàng trong thị trường thẻ ở Việt Nam hiện nay ở mức cao. Khách hàng dễ dàng chuyển đổi được hành vi sử dụng dịch vụ của tổ chức phát hành thẻ này bằng dịch vụ của tổ chức phát hành thẻ khác, do tính cạnh tranh cao của thị trường

1.2.3.3. Các nhân tố nội tại của ngân hàng

a) Thương hiệu ngân hàng

Thương hiệu sẽ thể hiện uy tín, chất lượng sản phẩm, phong cách phục vụ, văn hoá của từng ngân hàng, mà không chỉ trong một sớm một chiều có thể gây dựng được. Thương hiệu mang lại những giá trị vô cùng to lớn với mỗi ngân hàng, nhất là trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt để giành giật thị phần cung cấp dịch vụ như hiện nay.

Theo xu thế chung, các ngân hàng ngày một chú trọng dịch vụ ngân hàng bán lẻ mà hiện tại còn rất nhiều tiềm năng cần phát triển đặc biệt là đối với dịch vụ thanh toán thẻ trong dân cư.

Hơn nữa, thẻ thanh toán đang phát triển theo xu hướng ngày một đa năng, đến một lúc nào đó, tất cả thẻ của các ngân hàng đều mang lại những tiện ích thoả mãn khách hàng ngang nhau, thì việc quyết định lựa chọn sẽ bị thương hiệu chi phối. Bởi vì, thương hiệu mang lại sự cam kết, lòng tin, thậm chí khẳng định đẳng cấp của người tiêu dùng. Mà chính bản thân ngân hàng với những dịch vụ chất lượng cao, với văn hoá riêng … sẽ tạo nên được thương hiệu cho mình.

b) Trình độ của đội ngũ làm công tác thanh toán thẻ và dịch vụ cấp thẻ của ngân hàng

Con người luôn luôn là nhân tố quyết định đối với mỗi hoạt động trong nền kinh tế, đặc biệt là trong thanh toán thẻ đòi hỏi phải được tiêu chuẩn hoá cao độ, đảm bảo thông suốt, đồng bộ trong mọi quá trình. Một đội ngũ làm công tác thẻ có trình độ chuyên môn, am hiểu nghiệp vụ là điều kiện tiên quyết để phát triển thanh toán thẻ. Mặt khác, thanh toán thẻ là hoạt động dịch vụ của ngân hàng nên cần có một đội ngũ làm công tác thanh toán thẻ linh hoạt, năng động, am hiểu tâm lí khách hàng. Khả năng sẵn sàng không chỉ thể hiện ở số máy chấp nhận thẻ mà còn thể hiện ở công tác phát hành. Hiện nay, các ngân hàng đã cạnh tranh quyết liệt và đưa ra nhiều chính sách ưu đãi trong việc phát hành thẻ (như mở thẻ tại nơi làm việc, mở thẻ lấy ngay trong ngày, miễn phí phát hành thẻ…) giúp cho người sử dụng có nhiều sự lựa chọn hơn và khả năng nắm giữ nhiều loại thẻ hơn

c) Nguồn vốn và trình độ khoa học công nghệ, khả năng sẵn sàng của hệ thống ATM Việc triển khai dịch vụ thanh toán thẻ yêu cầu phải có nguồn vốn lớn để chi cho lắp đặt các thiết bị hiện đại, chỉ một trục trặc nhỏ trong hệ thống thanh toán cũng làm ách tắc thanh toán thẻ gây phiền toái cho chủ thẻ, mất điểm cho ngân hàng trong thu hút khách hàng. Trong điều kiện chi phí đầu tư thiết đặt cho một máy ATM khá lớn thì ngân hàng nào đủ khả năng mang lại sự sẵn sàng cho người sử dụng (số lượng, địa điểm đặt máy, mức độ bao phủ thị trường) thì ngân hàng đó sẽ chiếm ưu tế trên thị trường. Thực tế tại Việt Nam cũng cho thấy, việc một số ngân hàng có số lượng máy ATM nhiều (như Vietcombank, Đông á…), thiết đặt tại những nơi hợp lí như siêu thị, sân bay, các trung tâm thương mại, trường học… đã giành được khá nhiều ưu thế về khai thác thị trường thẻ. Một khách hàng sử dụng không thể và không chấp nhận tốn quá nhiều thời gian để đến nơi có máy rút tiền. Mặt khác, có một số ngân hàng cung cấp thẻ như hệ thống máy ATM không phục vụ 24/24 (có thể do vấn đề an ninh) cũng là một trong những trở ngại cho việc tìm kiếm thị trường. Vì vậy để phát triển tốt nghiệp vụ này ngân hàng cần có lượng vốn đủ lớn cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, thường xuyên quan tâm bảo dưỡng, nâng cấp trang thiết bị nhằm thực hiện tốt nhu cầu thanh toán của khách hàng.

d) Mạng lưới đơn vị chấp nhân thẻ

Thanh toán thẻ chỉ thực sự phát triển khi ngân hàng có một mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ rộng khắp và đa dạng về loại hình kinh doanh hàng hoá dịch vụ. Đơn vị chấp nhận thẻ là điểm khởi đầu cho hoạt động thanh toán thẻ, là một nhân tố không thể thiếu trong nghiệp vụ thanh toán bởi không có đơn vị chấp nhận thẻ thì việc thanh toán không thể diễn ra được.

f) Chính sách marketing của đơn vị cấp thẻ:

Để đưa mạng lưới thẻ đến gần công chúng và thay đổi thói quen dùng tiền mặt của khách hàng, nhiều ngân hàng cấp thẻ đã thành lập luôn dịch vụ tư vấn và làm thủ tục phát hành thẻ ATM tại các máy ATM đặt nơi công cộng hoặc nơi làm việc đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng làm thẻ. Những chính sách như cho đăng kí sử dụng ATM tại các quầy dịch vụ tại nơi công cộng, miễn phí mở thẻ, hướng dẫn và cho

giao dịch thử đã củng cố lòng tin, sự trung thành và cũng khẳng định được thương hiệu của chính ngân hàng đó đối với người sử dụng. Là loại sản phẩm thuộc công nghệ mới, vai trò marketing và truyền thông về công dụng, tính an toàn, tiện ích và sự phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế đóng một vai trò quan trọng, giúp cho người dân có một cái nhìn và sự hiểu biết toàn diện về loại hình dịch vụ này.

g) Tiện ích của thẻ:

Với đặc trưng là loại công nghệ mới, những ngân hàng phát hành và cấp thẻ có càng nhiều tiện ích thì càng có khả năng thu hút sự quan tâm sử dụng của khách hàng. Ngoài những chức năng thường có đối với thẻ ATM như gửi, rút tiền, chuyển khoản, một số thẻ hiện nay tại Việt Nam còn mở rộng các tiện ích thông qua việc cho phép thanh toán tiền hàng hóa, thanh toán tiền điện, nước, bảo hiểm, chi lương… đã cho phép người sử dụng thuận tiện hơn trong việc sử dụng khi có nhu cầu liên quan phát sinh. Những tiện tích của thẻ không chỉ tạo ra bởi duy nhất ngân hàng phát hành thẻ mà còn phụ thuộc rất nhiều vào việc ngân hàng đó có tham gia các liên minh thẻ hoặc BankNet hay không, điều đó cho phép một người nắm giữ thẻ của ngân hàng này cũng có thể rút và thanh toán tiền thông qua máy của ngân hàng khác.

h) Định hướng phát tiển của ngân hàng

Định hướng phát triển của ngân hàng có tác dụng hai chiều: nếu ngân hàng có định hướng phát triển thanh toán thẻ thì sẽ xây dựng kế hoạch, chiến lược cụ thể, khuyến khích thanh toán thẻ; nếu ngân hàng có định hướng không phát triển thanh toán thẻ thì hoạt động thanh toán thẻ của ngân hàng đó sẽ không được chú trọng. Một ngân hàng có tiềm năng phát triển thanh toán thẻ, đồng thời có định hướng phát triển thanh toán thẻ sẽ tạo điều kiện cho nghiệp vụ thanh toán thẻ được mở rộng, phát triển bền vững

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ THẺ CỦA NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI- MARITIMEBANK

2.1. Khái quát về ngân hàng TMCP Hàng Hải- Maritimebank

Ngân hàng có những bước phát triển mạnh mẽ và môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện cùng sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, Maritime Bank đã có những bước phát triển nhanh, ổn định, an toàn và hiệu quả. Vốn điều lệ của Maritime Bank ban đầu là 40 tỷ đồng, đến nay đạt trên 3.000 tỷ đồng, tăng 75 lần so với ngày thành lập. Tổng tài sản năm 1991 là 137 tỷ đồng, đến 31/12/2009 đạt 65.000 tỷ đồng. Dư nợ cho vay cuối năm 1991 là 34 tỷ đồng, đến 31/12/2009 đạt gần 21.000 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế cuối năm 1991 là 1,6 tỷ đồng, đến 31/12/2009 đạt 1.084 tỷ đồng. Kết thúc năm 2009, tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ bình quân của Martime Bank đã đạt 50%.

* Tổng quan doanh nghiệp.

Tên gọi: Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam

Tên giao dịch quốc tế : Vietnam Maritimebank Commercial Stock bank Tên viết tắt: MARITIMEBANK hoặc MSB

Trụ sở chính : 88 Láng Hạ- Quận Đống Đa - Thành phố Hà Nội Điện thoại: 04.3771 8989

Website: www.msb.com.vn

Logo:

Vốn điều lệ: 5.000.000.000.000 đồng

Giấy phép hoạt động: Số 0001/NH-GP do Thống đốc Ngân hàng nhà nước cấp ngày 08/06/1991

Giấy CNĐKKD: Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh lần đầu số 055501 do Trọng tài kinh tế TP Hải Phòng cấp ngày 10/03/1992 đã được thay thế bằng giấy chứng nhận ĐKKD số 0103008429 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 01/07/2005, thay đổi lần thứ 10 ngày 24/12/2009

Mã số thuế: 02.001.24891

Ngành nghề kinh doanh: Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển. Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Chiết khấu giấy tờ có giá. Hùn vốn, tham gia đầu tư vào các tổ chức kinh tế. Cung cấp dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước. Tài trợ thương mại. Kinh doanh ngoại hối. Và các dịch vụ ngân hàng khác

Chủ tịch HĐQT: Trần Anh Tuấn Tổng giám đốc: Ông A TuLmaLik

* Cơ cấu tổ chức.

2.1.1 Lĩnh vực hoạt động

Lĩnh vực kinh doanh của maritime Bank là hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ tài chính, tiền tệ, ngân hàng… được quy định trong giấy phép thành lập và hoạt động của maritime Bank, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và tuân thủ các quy định của luật các tổ chức tín dụng, các quy định hiện hành có liên quan của pháp luật nhằm phục vụ cho các đối tượng khách hàng theo đúng chiến lược kinh doanh đã đề ra.

2.1.2 Quá trình phát triển

Vốn điều lệ: 8.000 tỷ đồng

Tổng tài sản: gần 110.000 tỷ đồng

Mạng lưới hoạt động: 216 điểm giao dịch

Thay đổi toàn diện định hướng kinh doanh, hình ảnh thương hiệu, đường hướng hoạt động táo bạo, hiện đại

Vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng, tổng tài sản hơn 100.000 tỷ đồng

Gần 140 điểm giao dịch và 28 chi nhánh trên toàn quốc

Lấy lại trạng thái cân bằng sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á và phát triển mạnh mẽ từ năm 2005

16 điểm giao dịch

Thành lập và chính thức đi vào hoạt động.

Vốn điều lệ: 40 tỷ vNđ 24 cổ đông

Phát triển một vài chi nhánh tại các tỉnh thành lớn như hải phòng, hà Nội, quảng Ninh, tp. hcm

Trong năm 2012, tình hình kinh tế thế giới tiếp tục biến động phức tạp, thương

Năm 2012 Năm 2012 Năm 2010 Năm 2010 Năm 1991 Năm 1991 Năm 2005 Năm 2005

mại sụt giảm, tăng trưởng thấp. tại việt Nam, việc thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát là cần thiết nhưng đồng thời cũng kéo theo hệ quả là cầu nội địa giảm, hàng tồn kho lớn, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh. đối với hoạt động tài chính ngân hàng, năm vừa qua là năm toàn hệ thống phải đối mặt với áp lực đảm bảo khả năng thanh khoản, giảm lãi suất huy động, tăng trưởng tín dụng trong quy mô hạn hẹp, xử lý nợ xấu và tái cơ cấu tổ chức để tăng cường năng lực cạnh tranh. trong điều kiện đó, điểm sáng đầu tiên trong hoạt động kinh doanh của maritime Bank năm 2012 là vẫn duy trì được tổng thu nhập hoạt động tương đương như năm trước. cụ thể, tổng doanh thu từ hoạt động của maritime Bank trong năm 2012 là 2.619 tỷ đồng, tăng hơn 9% so với năm ngoái, trong đó, thu nhập lãi thuần là 2.009 tỷ đồng, tăng 29% so với năm 2011; tỷ lệ lãi gộp là 17%, tăng so với tỷ lệ 11% của năm 2011. Những con số này là kết quả của sự chủ động trong việc tìm các nguồn vốn rẻ, giảm lãi suất huy động để có được chi phí lãi thấp. Ngoài ra, các hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng đều có lãi. đặc biệt, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và mua bán chứng khoán tăng đáng kể so với năm ngoái mặc dù thị trường vẫn tiếp diễn những khó khăn từ năm 2011. cụ thể, lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng 110% lên 88 tỷ đồng, hoạt động mua bán chứng khoán đã đạt lợi nhuận 100 tỷ đồng.xét về các chỉ tiêu quy mô, maritme Bank vẫn đảm bảo tốt. tổng tài sản của hệ thống là 109.923 tỷ đồng, tương đương năm 2011. 56% trong số đó được sử dụng từ nguồn vốn huy động của các tổ chức kinh tế và dân cư và phát hành trái phiếu. cụ thể, tiền gửi của khách hàng (bao gồm cả phát hành trái phiếu) của martime Bank cuối năm đạt 61.881, trong đó huy động từ dân cư tăng 36%, chiếm tỷ trọng 54% tổng huy động từ thị trường i. con số này thể hiện sự ổn định trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng. về mặt tín dụng, năm 2012, tăng trưởng tín dụng của toàn ngành ngân hàng chỉ đạt 6- 8% do rất ít doanh nghiệp chứng minh được phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả và khả năng trả nợ, điều kiện quan trọng để vay vốn ngân hàng. với chính sách tiền tệ và tình hình kinh tế vĩ mô hiện tại, việc tăng trưởng tín dụng là chưa khả thi, thậm chí có thể dẫn đến rủi ro tiềm ẩn cho hệ thống ngân hàng. trong bối cảnh đó, với phương châm hoạt động An toàn – Hiệu quả - Bền vững, martime Bank đã chủ

động giảm dư nợ cho vay, tập trung nâng cao chất lượng tín dụng. tính đến 31/12/2012, tổng dư nợ của Ngân hàng đạt 28.943 tỷ đồng.Bên cạnh đó, với tầm nhìn chiến lược dài hạn, maritime Bank đã dành ngân sách đáng kể để đầu tư cho nguồn nhân lực, phát triển công nghệ và phát triển sản phẩm. tổng chi phí hoạt động của Ngân hàng năm 2012 là 1.855 tỷ đồng, trong đó 43% là chi phí nhân sự. Ngoài ra, để đảm bảo sự lành mạnh trong hoạt động Ngân hàng, cũng như thực hiện nghiêm túc chỉ thị của Nhà nước về trích lập dự phòng và xử lý rủi ro, maritime Bank đã tiến hành rà soát, đánh giá lại tài sản đảm bảo và trích lập tối đa mức dự phòng. Chi phí dự phòng tăng cao chính là nguyên nhân trực tiếp khiến lợi nhuận trước thuế năm 2012 chỉ đạt 255 tỷ đồng. kết quả này cũng phản ánh đúng thực trạng khó khăn của thị trường ngân hàng trong năm vừa qua và phần nào thể hiện tính minh bạch trong hoạt động của maritime bank.

2.1.3 Huy động vốn

Năm 2012 là năm đầy thách thức đối với hoạt động huy động vốn của maritime Bank nói riêng và của toàn hệ thống tài chính ngân hàng nói chung. sự sáp nhập, tái cơ cấu và hàng loạt các thông tin tiêu cực đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới niềm tin của khách hàng với hệ thống ngân hàng. mặc dù vậy, hoạt động huy động vốn của maritime Bank vẫn đạt được những con số ổn định.

Huy động vốn thị trường I, gồm cả phát hành trái phiếu, đến cuối năm đạt 61.881 tỷ đồng, bằng 89% so với đầu năm, chiếm 63,41% trong tổng nguồn vốn huy động, đáp ứng đủ nhu cầu vốn phục vụ tín dụng và đảm bảo sự chủ động cho martime Bank trong hoạt động kinh doanh.

Tổng huy động từ dân cư của maritime Bank tính đến 31/12/2012 đã đạt 33.432 tỷ đồng, chiếm 54% tổng huy động vốn thị trường I, tăng trưởng 36% so với năm 2011 và 60% so với 2010, tạo sự ổn định trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng. Trong đó, huy động không kỳ hạn đạt 3.164 tỷ đồng, tăng 49% so với 2011, huy động có kỳ hạn đạt 30.268 tỷ đồng, tăng 35% so với 2011. số lượng khách hàng cá nhân của maritime Bank tăng 52% so với năm trước, đạt con số 780.713, góp phần quan trọng vào việc gia tăng quy mô kinh doanh của Ngân hàng.

(Nguồn: Báo cáo thường niên MSB)

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ thẻ của Ngân hàng TMCP Hàng Hải (Trang 57)