Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán tại Công ty hợp danh Kiểm toán Việt Nam (Trang 43)

1.3.2.1 Các quy định về chuẩn mực, quy trình và phương pháp kiểm toán

Hoạt động kiểm toán phải tuân thủ theo pháp luật và các quy định về nghiệp vụ kiểm toán như chuẩn mực, quy trình kiểm toán, phương pháp kiểm toán và các

quy chế hoạt động của các tổ chức kiểm toán. Các quy định này là hệ thống các nguyên tắc, yêu cầu, quy định, chỉ dẫn nghiệp vụ kiểm toán cho KTV, là căn cứ pháp lý cho hoạt động kiểm toán, đồng thời cũng là căn cứ để KSCL kiểm toán. Do vậy, nó có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng kiểm toán. Hệ thống chuẩn mực, quy trình kiểm toán, phương pháp kiểm toán, các quy chế hoạt động kiểm toán đầy đủ là cơ sở để tạo nề nếp trong quản lý cũng như thực hiện kiểm toán và kiểm soát chất lượng kiểm toán, bảo đảm chất lượng kiểm toán.

1.3.2.2 Đối thủ cạnh tranh và vấn đề phí kiểm toán

Ở Việt Nam, hoạt động kiểm toán mới được hình thành từ năm 1991 và khi đó chỉ có 2 công ty được Bộ Tài chính thành lập là Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO) và Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC với số lượng kiểm toán viên hành nghề hiếm hoi. Sau hơn 20 năm phát triển, ngày nay đã có hàng trăm công ty kiểm toán độc lập với hàng nghìn KTV hành nghề. Điều này chứng tỏ tầm quan trọng của dịch vụ kiểm toán trong nền kinh tế thị trường ngày nay. Tuy nhiên cũng từ đó mà sự cạnh tranh giữa các công ty kiểm toán trở nên ngày càng gay gắt. Cạnh tranh lành mạnh, các công ty không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán nhưng nếu cạnh tranh không lành mạnh, các công ty giảm giá, giảm phí dẫn đến không thể hoàn thành các quy trình kiểm toán một cách đầy đủ, hiệu quả và tất nhiên chất lượng dịch vụ kiểm toán không thể cao.

1.3.2.3 Các nhân tố thuộc về khách hàng

Một là, nhu cầu của khách hàng

Ban đầu, khách hàng có thể chỉ đơn giản là cần báo cáo được kiểm toán. Tuy nhiên, vai trò của kiểm toán ngày càng nâng cao thì yêu cầu đối với báo cáo kiểm toán ngày càng tăng, người ta cần báo cáo kiểm toán để cung cấp các thông tin trung thực, hợp lý từ đó đề ra các quyết định kinh doanh một cách chính xác, đạt hiệu quả kinh tế cao. Cũng tức là càng ngày khách hàng càng cần một dịch vụ kiểm toán chất lượng tốt hơn.

Hai là, ý thức và sự hợp tác của khách hàng

theo luật định, phần tự nguyện chưa đáng kể. Vẫn còn hiện tượng một số công ty có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp địa phương ở các tỉnh xa chưa thực hiện BCTC theo luật định làm cho khách hàng kiểm toán giảm đi tương đối. Đối với khách hàng kiểm toán là công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp danh và tư nhân, hợp tác xã chưa nhiều chưa nhiều do Luật doanh nghiệp chưa quy định bắt buộc phải kiểm toán BCTC, mặt khác sự hiểu biết của các doanh nghiệp này về kiểm toán độc lập vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều doanh nghiệp vẫn có khái niệm “bị kiểm toán” chứ không phải là “được kiểm toán”, họ có thể không hợp tác với các cơ quan kiểm toán, nhất là các đơn vị kiểm toán độc lập. Điều này gây khó khăn không nhỏ cho các KTV khi tiến hành hoạt động kiểm toán, khiến họ phải buộc phải hạn chế phạm vi kiểm toán, hoạt động kiểm toán không đạt được chất lượng tốt nhất. Ngược lại, nếu doanh nghiệp hợp tác và phối hợp với kiểm toán viên, thì hoạt động dịch vụ kiểm toán chắc chắn đạt kết quả tốt trong thời gian ngắn nhất.

CHƯƠNG II

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM

2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM 2.1.1Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty hợp danh Kiểm toán Việt Nam

Công ty hợp danh Kiểm toán Việt Nam (CPA VIETNAM) là một chủ thể hoạt động trên lĩnh vực kiểm toán và tài chính. Đây là công ty hợp danh đầu tiên về kiểm toán được thành lập và thực hiện hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam theo

Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập tại Việt Nam (nay là Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 được Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 03 năm 2011) và được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0105000002 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 23 tháng 6 năm 2004 và thay đổi lần thứ 7 ngày 15 tháng 9 năm 2010 (thay đổi mã số doanh nghiệp).

- Tên giao dịch của Công Ty: Công ty hợp danh Kiểm toán Việt Nam. - Tên tiếng anh: Viet Nam Auditing Partnership Company.

- Tên viết tắt: CPA VIETNAM

- Địa chỉ: Số 17 lô 2C Khu đô thị Trung Yên, đường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

- Điện thoại: (04) 3782121, 37832123 - Fax: (04) 37832122

- Email: info@cpavietnam.vn

- Website: http://www.cpavietnam.vn

Là một trong các Công ty có đủ điều kiện thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2013 theo Văn bản số 16702/BTC-CĐKT ngày 30 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài chính về việc Công khai lần 1 danh sách các doanh nghiệp kiểm toán đủ điều kiện cung cấp dịch vụ kiểm toán năm 2013.

Ngay từ khi Quyết định số 89/2007/QĐ-BTC ngày 24 tháng 10 năm 2007 của Bộ Tài chính có hiệu lực (Quyết định ban hành Quy chế lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán). CPA VIETNAM luôn được Ủy Ban chứng khoán Nhà Nước chấp thuận và Quyết định gần đây là Quyết định số 996/QĐ-UBCK ngày 27 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước chấp thuận Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam được thực hiện Kiểm toán cho các Tổ chức phát hành, Tổ chức niêm yết và Tổ chức kinh doanh chứng khoán năm 2013.

Là một trong các công ty được thực hiện cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp theo Quyết định số 61/QĐ-BTC ngày 10 tháng 01 năm 2008 của Bộ Tài chính về việc công bố danh sách tổ chức tư vấn định giá được phép cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp. Quyết định này có hiệu lực dài hạn khi có

quyết định khác thay thế, được xác nhận tại Văn bán số 11707/BTC-TCNH ngày 31 tháng 8 năm 2011 của Vụ trưởng Vụ Tài chính ngân hàng và tổ chức tài chính xác nhận Công ty hợp danh Kiểm toán Việt Nam được phép cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp.

Sau 3 năm là thành viên đại điện, ngày 21 tháng 4 năm 2011 thỏa thuận giữa CPA VIETNAM và Moore Stephens về việc chấp thuận CPA VIETNAM là thành viên chính thức của Hãng kiểm toán Quốc tế Moore Stephens - Hãng kiểm toán danh tiếng Anh Quốc đứng thứ 10 trên thế giới.

Công ty hợp danh Kiểm toán Việt Nam là hãng chuyên ngành cung cấp các dịch vụ kiểm toán, thuế, tư vấn, dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp và tái cơ cấu doanh nghiệp, các dịch vụ kiểm soát rủi ro doanh nghiệp. CPA VIETNAM có văn phòng chính tại Hà Nội và các văn phòng chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và văn phòng đại diện Tây Bắc đóng tại Sơn La.

2.1.2Chức năng, nhiệm vụ của Công ty

2.1.2.1 Chức năng của Công ty

Công ty có chức năng cung cấp hệ thống các dịch vụ tổng hợp cho thị trường theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nhằm mục đích giúp khách hàng phát triển, đồng thời công nhận và bảo vệ tài sản của khách hàng trên phạm vi quốc gia và quốc tế. Mục tiêu của tất cả các dịch vụ mà Công ty cung cấp nhằm “làm gia tăng giá trị thương mại của Khách hàng”. Bao gồm các dịch vụ sau:

* Dich vụ kiểm toán: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kiểm toán BCTC;

- Kiểm toán BCTC vì mục đích thuế và dịch vụ quyết toán thuế; - Kiểm toán hoạt động;

- Kiểm toán tuân thủ; - Kiểm toán nội bộ;

- Kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành (bao gồm kiểm toán BCTC hàng năm);

- Kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án; - Kiểm toán thông tin tài chính;

- Kiểm tra các thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thỏa thuận trước;

- Kế toán thuế thu nhập và lập tờ khai thuế; - Hoạch định chiến lược thuế;

- Dịch vụ tư vấn thuế liên quốc gia;

- Dịch vụ trợ giúp giải quyết vướng mắc về thuế;

- Cơ cấu doanh nghiệp có hiệu quả cho mục đích tính thuế; - Soát xét tính tuân thủ luật thuế của doanh nghiệp;

- Thuế thu nhập cá nhân và các dịch vụ thuế quốc tế....

* Dịch vụ tư vấn:

- Tư vấn tài chính; - Tư vấn nguồn nhân lực; - Tư vấn quản lý;

- Tư vấn ứng dụng công nghệ thông tin;

* Dịch vụ kế toán:

- Dịch vụ tư vấn kế toán; - Dịch vụ định giá tài sản

- Dịch vụ bồi dưỡng cập nhật kiến thức tài chính, kiểm toán; - Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính.

2.1.2.2 Nhiệm vụ của Công ty

- Tuân thủ pháp luật của Nhà nước Việt Nam, đảm bảo tính trung thực, độc lập, khách quan và công bằng; tuân thủ các chuẩn mực kế toán và kiểm toán hiện hành của Việt Nam và các chuẩn mực kiểm toán, kế toán quốc tế phổ biến được Nhà nước Vệt Nam thừa nhận.

- Thực hiện báo cáo kết quả kiểm toán với cơ quan cấp trên.

- Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các khoản đóng góp như: Thuế thu nhập doanh nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn…

- Tổ chức công tác nhân sự, có kế hoạch tuyển dụng, bố trí sử dụng lao động, đào tạo, lương, thưởng.

- Thực hiện công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty hợp danh Kiểm toán Việt Nam

* Cơ cấu tổ chức:

Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo nguyên tắc “tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”. Bộ máy được tổ chức chặt chẽ, thống nhất và

được thể hiện qua sơ đồ sau:

Hình 2.1: Mô hình bộ máy quản lý của CPA VIETNAM

(Nguồn: Công ty hợp danh Kiểm toán Việt Nam)

Đứng đầu Công ty là Hội đồng thành viên hợp danh (đồng thời là Ban Giám đốc) bao gồm 4 thành viên có trình độ chuyên môn và uy tín nghể nghiệp, đều có chứng chỉ CPA do Bộ Tài chính cấp và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của Công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hội đồng thành viên hợp danh là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty. Trong quá trình hoạt động, các thành viên hợp danh phân công nhau đảm nhiệm các

Moore Stephens Ỉnternational

Hội đồng thành viên Ban Giám đốc P. Kiểm toán 1 P. Kiểm toán 2 P. Kiểm toán 3 P. Kiểm toán 4 P. XDCB P. Kế toán Phòng Hành chính. Q.trị Ban kiểm soát Ban đạo đức P. Tư vấn P. Quan hệ Công chúng CN Hồ Chí Minh CN Đà Nẵng Văn phòng đại diện Tây Bắc

chức trách quản lý và kiểm soát hoạt động của Công ty. Quy chế hoạt động của Hội đồng thành viên hợp danh (Ban Giám đốc) do Hội đồng thành viên (Ban Giám đốc) quyết định.

Ban kiếm soát: Có nhiệm vụ soát xét chất lượng công việc của kiểm toán của các phòng nghiệp vụ, đảm bảo chất lượng công việc kiểm toán và tạo lòng tin cho khách hàng.

Hiện nay, BGĐ của Công ty gồm Tổng Giám đốc và các Phó Tổng giám đốc. Tổng Giám đốc và các Phó Tổng giám đốc do Hội đồng thành viên hợp danh bổ nhiệm.

Phòng Hành chính tổng hợp có nhiệm vụ quản lý nhân sự, hồ sơ cá nhân, quản trị văn phòng, nội vụ, văn thư, lưu trữ, giải quyết các công việc hành chính, đối ngoại, kế toán, thủ quỹ.

Phòng Nghiệp vụ số 1,2,3,4: có nhiệm vụ kiểm toán BCTC, kiểm toán các đơn vị sản xuất, các doanh nghiệp và khách hàng khác của công ty, soát xét báo cáo, thông tin tài chính, kiểm toán dự án nước ngoài tài trợ.

Phòng Tư vấn: có nhiệm vụ tư vấn thuế, tài chính, kế toán, dịch vụ đào tạo, cập nhật kiến thức, tuyển dụng nhân viên, kiểm toán các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, dịch vụ định giá tài sản, cổ phần hóa.

Phòng Kiểm toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản: có nhiệm vụ kiểm toán đối với các báo cáo quyết toán vốn đầutư xây dựng cơ bản.

Phòng quan hệ công chúng: có nhiệm vụ quảng bá hình ảnh Công ty đối với trong nước và quốc tế.

Chi nhánh ở TPHCM và chi nhánh ở Đà Nẵng có nhiệm vụ thực hiện các hợp đồng kiểm toán ở khu vực Miền Trung và Miền Nam.

Văn phòng đại diện Tây Bắc có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng về cho Công ty thực hiện công việc kiểm toán.

* Đội ngũ nhân sự:

Do đặc điểm của lĩnh vực dịch vụ nên nhân tố con người luôn được đánh giá cao hơn so với các ngành khác trong nền kinh tế thị trường. Đặc biệt là trong Công ty kiểm toán thì nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng và sự thành công của Công ty. Nhận thức được tầm quan trọng này, CPA VIETNAM luôn ưu tiên cho việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Sau hơn 9 năm hoạt động, CPA VIETNAM tự hào có được đội ngũ cán bộ hơn 100 nhân viên, trong đó có gần 20 KTV quốc gia và nhiều chuyên viên dày dạn kinh nghiệm, hiểu biết địa phương, thông

thạo văn hóa, môi trường kinh doanh, tập quán và pháp luật…

Nhân viên trong Công ty đều có trình độ đại học và trên đại học, có chuyên môn nghiệp vụ về kế toán, kiểm toán, tài chính… Để trở thành nhân viên của Công ty mỗi người đều phải vượt qua cuộc thi tuyến nhân viên khắt khe (4 vòng bao gồm: nộp hồ sơ, thi kiến thức chuyên ngành, thi tiếng anh về chuyên ngành và cuối cùng là Ban Giám đốc sẽ trực tiếp phỏng vấn) được tổ chức theo từng đợt (thông thường là vào tháng 7, tháng 8 hàng năm). Khi được nhận vào Công ty, các nhân viên đều phải trải qua khóa học đào tạo nhân viên mới theo chương trình Công ty biên soạn; sau đó căn cứ vào khả năng cũng như sự phát triển độc lập của họ, các nhân viên sẽ được phân về các phòng ban dưới sự quản lý, hướng dẫn của những KTV giàu kinh nghiệm để từ đó có thể củng cố kiến thức, kinh nghiệm của mỗi nhân viên mới tốt hơn, nhanh hơn. Với sự tuyển chọn và đào tạo kỹ lưỡng, CPA VIETNAM có đội ngũ KTV có trình độ cao, năng động, sáng tạo, có phẩm chất nghề nghiệp, biết nắm bắt thời cơ, có tinh thần trách nhiệm cao đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.

Công ty hợp danh Kiểm toán Việt Nam luôn chú trọng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên trong Công ty. Các nhân viên trong Công ty đều được tham dự các chương trình đào tạo chuyên môn do Bộ Tài chính, các tổ chức quốc tế và chương trình do Công ty tổ chức. Đồng thời Công ty luôn khuyến khích và tạo mọi điều kiện cả về kinh phí, thời gian để cho nhân viên đi học và thi lấy chứng chỉ của Việt Nam và quốc tế như CPA, MBA… Công ty luôn cập nhật đầy đủ nội dung mới nhất của các chuẩn mực kế toán, kiểm toán, chế độ tài chính và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan cho cán bộ nhân viên, vì vậy đội

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán tại Công ty hợp danh Kiểm toán Việt Nam (Trang 43)