CPA: viết tắt của Certified Public Accountant, là một danh hiệu chuyên

Một phần của tài liệu Một hệ diều hành mới (Trang 26 - 30)

môn, dành cho người đã trải qua các kỳ xét tuyển và thi hành nghề kế 

toán viên chuyên nghiệp, hoạt động trong các công ty kế toán‐kiểm toán 

toán. Song chúng có thể gây tổn hại ghê gớm nếu được 

dùng cho các nhiệm vụ tự nghiệm. Những kiểu thách 

thức như vậy – giải quyết những vấn  đề mới mẻ hoặc 

sáng tạo ra thứ gì đó mà thế giới không biết nó đang bỏ 

qua  – phụ thuộc chặt chẽ vào  động lực thứ ba của 

Harlow. Amabile gọi  đó là nguyên lý  động lực nội tại 

của quá trình sáng tạo, nguyên lý này cho rằng: “Động 

lực nội tại rất có lợi cho sáng tạo; còn  động lực ngoại 

sinh mang tính kiểm soát rất có hại cho sáng tạo”. Nói 

cách khác, những nguyên lý trung tâm của Động lực 2.0 

thực chất có thể làm suy kém quá trình thực thi những 

công việc sáng tạo, tự nghiệm mà các nền kinh tế hiện  đại đang phải trông cậy rất nhiều. 

Phần vì các công việc đã trở nên sáng tạo hơn và kém 

máy móc hơn, thêm nữa, nó cũng  đang trở nên thú vị 

hơn. Thực tế  đó lại càng “làm khó” các giả  định của  Động lực 2.0. Hệ điều hành này dựa trên niềm tin rằng 

công việc căn bản không thú vị − chính vì lý do này mà 

chúng ta phải mang các phần thưởng ra dỗ dành họ và 

dùng hình phạt  để  đe nẹt họ. Nhà tâm lý học Mihaly 

Csikszentmihalyi, người chúng ta sẽ gặp lại ở chương 5,  đã khám phá ra một điều bất ngờ, đó là nhiều người bày 

tỏ rằng họ dễ đạt tới “những trải nghiệm đỉnh điểm” khi 

làm việc hơn là khi nghỉ ngơi. Song nếu công việc càng 

ngày càng trở nên lý thú với nhiều người hơn, thì những 

biện pháp khích lệ ngoại sinh nằm ở cốt lõi của Động lực 

2.0. lại thành ra ít cần thiết hơn. Tệ hơn nữa, như Deci đã 

đặt thêm một số loại phần thưởng ngoại sinh nhất định 

vào các nhiệm vụ vốn đã lý thú sẵn lại thường bào mòn  động lực và làm giảm sút năng lực làm việc. 

Một lần nữa, một số khái niệm nền tảng  đột nhiên 

trở nên kém vững chắc. Hãy thử xét ví dụ kỳ lạ về 

những kỳ nghỉ học nghề (Vocation Vacation).  Ở  đây 

mọi người sẽ bỏ ra những đồng tiền mà mình đã đổ mồ 

hôi, sôi nước mắt mới kiếm được... đổi lại là được làm 

một công việc khác. Họ dành thời gian nghỉ ngơi  để 

thử sức ở những lĩnh vực như: trở thành một đầu bếp,  điều hành một cửa hàng bán xe đạp hoặc quản lý một 

trại cứu hộ  động vật. Sự  bùng nổ của ngành  kinh 

doanh này, cũng như nhiều kiểu dự án lạ lùng khác 

cho thấy rằng công việc  − thứ mà các nhà kinh tế học 

vẫn luôn coi là một “đối tượng phi thỏa dụng” (thứ 

chúng ta thường né tránh, trừ phi được trả tiền để thực 

hiện), lại  đang trở thành một “đối tượng thỏa dụng” 

(thứ chúng ta cố gắng theo  đuổi dù không thu  được 

một sự bồi đền hữu hình nào). 

Cuối cùng, vì công việc bị cho là thứ nhàm chán, nên  Động lực 2.0 nhấn mạnh rằng con người cần phải được 

giám sát chặt chẽ  để không trở nên chây lười. Ngay cả 

quan  điểm này cũng ngày càng ít xác  đáng hơn và xét 

trên nhiều phương diện, ít có khả năng xảy ra hơn. Ví 

dụ, tính riêng nước Mỹ hiện nay đã có hơn 18 triệu đơn 

vị mà Phòng thống kê Mỹ gọi là “doanh nghiệp không 

có chủ” – là những doanh nghiệp không có một nhân 

trong các doanh nghiệp này không có thuộc cấp nào, 

cũng như không có sếp nào trên quyền mình, nên cũng 

chẳng có ai để quản lý hay khuyến khích họ cả. Họ phải 

tự dẫn dắt bản thân.  

Cả những người về lý không làm việc cho chính mình 

cũng vậy. Tại Mỹ, 33,7 triệu người làm việc từ xa ít nhất 

một ngày trong năm và 14,7 triệu người làm việc này 

hàng ngày. Thực tế  đó  đặt một tỷ lệ lớn lực lượng lao  động ngoài tầm “soi” của nhà quản lý, buộc họ phải tự  điều tiết công việc của mình. Và kể cả nếu các tổ chức 

không lựa chọn những biện pháp quản trị kiểu  đó, thì 

nhìn chung càng ngày chúng lại càng bớt mang nặng 

tính cấp bậc hơn. Trong một nỗ lực nhằm cắt giảm chi 

phí, tổ chức  đã “xén” bớt những lớp  đệm  ở giữa quá 

cồng kềnh. Như vậy các nhà quản trị phải giám sát một 

số lượng lớn các nhân viên, do đó, họ khó có thể đi sâu  đi sát từng người một. 

Khi cơ cấu tổ chức bị “phẳng hóa”, các công ty cần 

những con người biết tự thúc  đẩy bản thân. Nó buộc 

nhiều  tổ  chức  phải  biến  hóa  cho  giống  với,  ừm, 

Wikipedia hơn. Không có ai “quản lý” các thành viên của 

Wikipedia cả. Không có ai ngồi nghĩ cách “kích thích” họ.  Đó là nguyên nhân giúp Wikipedia thành công. Những 

công việc mang tính tập quán, không‐thú‐vị‐lắm đòi hỏi 

phải có sự điều khiển; những công việc phi tập quán, thú 

vị lại phụ thuộc vào khả năng tự dẫn hướng. Lãnh  đạo 

của một doanh nghiệp, ông xin  được giấu tên,  đã tóm 

vấn tuyển dụng nhân sự, ông nói với nhân viên tiềm 

năng rằng: “Nếu anh cần có tôi  để khuyến khích mình, 

thì có lẽ tôi không muốn thuê anh đâu”. 

TÓM LẠI,  Động lực 2.0 vấp phải ba vấn  đề bất tương 

thích. Nó không khớp với cách rất nhiều mô hình kinh 

doanh mới  đang tổ chức những việc chúng ta làm – vì 

chúng ta là những kẻ tối đa hóa mục tiêu được thúc đẩy 

bởi các  động lực nội tại, chứ không chỉ  đơn thuần là 

những kẻ tối đa hóa lợi nhuận chịu sự chi phối của các 

kích thích ngoại sinh. Nó không hợp với cách suy nghĩ 

của kinh tế học thế kỷ XXI về những gì chúng ta làm – vì 

cuối cùng các nhà kinh tế học cũng nhận ra rằng chúng 

ta  là những  con người hoàn chỉnh,  chứ không phải 

những con robot kinh tế tư duy một chiều. Và có lẽ quan 

trọng nhất là nó khó lòng hòa hợp với phần lớn những 

gì chúng ta  đang làm nơi công sở – vì với rất nhiều 

người hiện nay, công việc thường là thứ đậm tính sáng 

tạo, thú vị, phụ thuộc vào sự điều tiết của cá nhân mình 

hơn là những thói quen nhàm chán, tẻ nhạt, và phải  được người khác dẫn dắt. Cộng gộp lại, các vấn đề bất 

tương thích nói trên cảnh báo rằng hệ  điều hành  động 

lực của chúng ta bắt đầu có dấu hiệu trục trặc. 

Song để xác định được đâu là hệ điều hành mới cần xây 

dựng, chúng ta không thể bỏ qua một bước thiết yếu, đó 

Một phần của tài liệu Một hệ diều hành mới (Trang 26 - 30)