Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công Thương Thanh

Một phần của tài liệu GiảI pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại NH công thương chi nhánh Thanh Xuân (Trang 25)

Thương Chi Nhánh Thanh Xuân trong thời gian vừa qua

Trong những năm vừa qua, với sự biến động lớn về kinh tế, chính trị, xã hội diễn ra trên toàn thế giới. Bên cạnh những khó khăn nội tại đã bộc lộ, nền kinh tế Việt Nam lại gánh chịu những ảnh hưởng bất lợi từ bên ngoài. Thị trường tài chính toàn cầu lâm vào khủng hoảng dây chuyền, nhiều NH lớn của Mỹ và châu Âu phá sản, các nền kinh tế lớn đều suy thoái. Năm 2009 nhờ những chính sách kích cầu của Chính Phủ nước ta dần dần thoát ra khỏi giai đoạn suy thoái và đang trên đà phục hồi. Đến hết quý II/2010 tiếp tục đà phục hồi của những quý cuối năm 2009 tốc độ tăng của tổng sản phẩm trong nước đạt 5,83%.

Với chính sách tiền tệ là ‘‘ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát” hệ thống NH đã thực hiện tốt chính sách của Chính Phủ, giữ nền kinh tế ổn định. Trong bối cảnh chung đó, tình hình hoạt động kinh doanh của NHCT Thanh Xuân trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến, tăng trưởng tích cực, cụ thể như sau

2.1.2.1 Công tác huy động vốn

Huy động vốn là hoạt động chủ đạo, có ý nghĩa then chốt và luôn được đặt lên hàng đầu trong chiến lược kinh doanh của mỗi ngân hàng. Bởi chỉ khi có một nguồn vốn ổn định với cơ cấu hợp lý, hoạt động kinh doanh mới diễn ra bình thường, đảm bảo khả năng thanh toán, tăng tính chủ động và nâng cao hiệu quả cho các ngân hàng.

Những năm gần đây, thị trường vốn trong nước rất sôi động, trên địa bàn thành phồ Hà Nội, các NHTM cạnh tranh rất gay gắt bằng việc đưa ra các mức lãi suất và các hình thức huy động vốn hấp dẫn. Trong bối cảnh đó NHCT Thanh Xuân đã tích cực triển khai nhiều chương trình khuyến mãi như: Tiết kiệm dự thưởng, huy động tiền gửi với nhiều kỳ hạn, khuyến khích khách hàng gửi với kỳ hạn dài...từ đó thu hút được nhiều khách hàng, khơi tăng nguồn vốn huy động.

Qua bảng trang bên ta thấy, Chi nhánh đã chủ động khai thác tốt các nguồn vốn khác nhau. Năm 2008 tuy tình hình kinh tế khó khăn xong ngân hàng vẫn thu hút được nguồn vốn từ nền kinh tế. Tổng vốn huy động năm 2008 là 3736,8 tỷ đồng tăng 394,2 tỷ đồng so với năm 2007 ( tương đương với mức tăng 11,8%). Bước sang năm 2009 tổng nguồn vốn huy động được là 4522,3 tỷ đồng tăng 785,5 tỷ đồng so với năm 2008( tương đương 21%). Đến năm 2010, với sự nỗ lực vượt bậc, nguồn vốn huy động tăng khá mạnh, đến 30/6/2010 đạt 5211,6 tỷ đồng

Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của Chi nhánh

Đơn vị: Tỷ đồng

( Nguồn: Phòng tổng hợp Ngân Hàng Công Thương Thanh Xuân)

Biểu đồ 2.1 Tổng số vốn huy động của chi nhánh( Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 30/06 /2010 2008/2007 2009/2008 +/- % +/- % I.Tổng nguồn vốn huy động 3342,6 3736,8 4522,3 5211,6 394,2 111,8 785,5 121 Trong đó: + VNĐ + Ngoại tệ 2794,5 548,1 2966,4 770,4 3759,9 762,4 4323,9 887,7 171,9 222,3 106,2 140,6 793,5 - 8 126,8 98,9

1.Tiền vay của

các TCTD 1411,2 1438,2 688 902,9 27 101,9 -750,2 47,8 -Tỷ trọng 42,2% 38,5% 15,2% 17,3% 2.Tiền gửi các TCKT 692,5 1043,8 2402,5 2689,2 351,3 150,7 1358,7 230,2 -Tỷ trọng 20,7% 27,9% 53,1% 51,6% 3.Tiền gửi dân cư 1217 1232 1394,3 1574,6 15 101,2 162,3 113,2 -Tỷ trọng 36,4% 32,9% 30,8% 30,2% 4.Số dư trên TK ATM 21,9 22,8 37,5 44,9 0,9 104,1 14,7 164,5 -Tỷ trọng 0,65% 0,61% 0,83% 0,86%

Về cơ cấu huy động vốn có những chuyển biến:

+ Phân theo đối tượng: Trong hai năm 2007, 2008 thì tiền vay các TCTD và tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng lớn nhất (lần lượt là 42,2% , 36,4% trong năm 2007 và 38,5% , 32,9% trong năm 2008) trong tổng nguồn vốn huy động nhưng trong hai năm 2009 và 2010 thì tiền gửi của các TCKT và tiền gửi dân cư mới chiếm tỷ trọng lớn nhất ( lần lượt là 53,1% , 30,8% trong năm 2009 và 51,6% , 30,2 % trong năm 2010). Có điều trên là do năm 2009 tiền vay của các TCTD giảm mạnh (750 tỷ đồng). Kết quả trên chứng tỏ ngân hàng đã không huy động được vốn từ các TCTD một cách có hiệu quả. Đây là một điều đáng báo động cho ngân hàng và ngân hàng phải đưa ra các biện pháp tích cực để huy động vốn từ các TCTD vì đây là kênh huy động vốn hết sức hiệu quả. Sau một thời gian triển khai các biện pháp đến năm 2010 tình hình đã có chuyển biến tích cực khi tiền vay của các TCTD đã tăng lên 902,9 tỷ đồng. Bộ phận tiền gửi dân cư tăng đều qua các năm, tuy không nhiều nhưng đây cũng là một tín hiệu đáng mừng cho ngân hàng. Đáng chú ý là tiền gửi các TCKT có tốc độ tăng rất nhanh, đặc biệt năm 2009 tăng 1358,7 tỷ đồng so với năm 2008 ( tương đương 230%), đến 6 tháng đầu năm 2010 tuy tốc độ có giảm nhưng cũng đã đạt 2689,2 tỷ đồng. Đây là con số tăng rất ấn tượng và là nguồn chủ yếu làm tăng tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng.

Các năm vừa qua công tác phát hành thẻ và hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến thẻ tương đối phát triển. Hoạt động thanh toán thẻ hiệu quả đã giúp được ngân hàng có được một lượng vốn đáng kể từ khoản tiền gửi trong tài khoản ATM.

Biểu đồ 2.2 Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng năm 2009 của chi nhánh

Biểu đồ 2.3 Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng đến 30/6/2010 của chi nhánh

+ Phân theo loại tiền: tiền gửi bằng VNĐ luôn chiếm tỷ trọng cao. Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ mà chủ yếu là USD chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ cũng gây ra không ít khó khăn cho ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ của khách hàng.

Biểu đồ 2.4 Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tại chi nhánh năm 2009

Biểu đồ 2.5 Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tại chi nhánh đến 30/6/2010

Công tác sử dụng vốn của chi nhánh luôn tuân thủ đúng quy chế quản lý vốn do NHCT Thanh Xuân ban hành và thực hiện tốt phương châm an toàn và hiệu quả. Ngoài việc tiếp tục đảm bảo cung ứng vốn cho khách hàng truyền thống, chi nhánh còn tích cực mở rộng tìm kiếm và lựa chọn các khách hàng mới.

Biểu đồ 2.6 Kết quả hoạt động tín dụng của chi nhánh( Đơn vị: tỷ đồng)

(Nguồn: Phòng tổng hợp Ngân Hàng Công Thương Thanh Xuân)

Dư nợ nền kinh tế năm 2007 là 1328,5 tỷ đồng, năm 2008 là 1169,1 tỷ đồng, năm 2009 là 1452,5 tỷ đồng, 6 tháng đầu năm 2010 là 1670,4 tỷ đồng. Năm 2008 tín dụng giảm so với năm 2007 nhưng đến năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010 dư nợ cho vay lại tăng mạnh hơn cả thời điểm năm 2007. Cụ thể là năm 2009 tăng 283,4 tỷ đồng so với năm 2008 và bằng 124,2% so với năm 2008 và 6 tháng đầu năm 2010 tăng 217,9 tỷ đồng so với năm 2009( tương đương 15%). Nguyên nhân là do ngân hàng vẫn chủ trương đảm bảo an toàn hiệu quả nhưng ngân hàng đã đẩy mạnh khai thác, tìm kiếm dự án mới phát triển mạnh cho vay DNNN nên dư nợ cho vay tăng lên. Năm 2008 các biến động bất lợi của môi trường kinh tế đã làm giảm khả năng cho vay của ngân hàng do ngân hàng chủ trương thắt chặt tín dụng, không cho vay dự án mới để đảm bảo an toàn. Thêm vào đó, do số lượng khách hàng còn hạn chế nên dù cuối năm đã chủ

trương tăng trưởng tín dụng song vẫn không thể cải thiện trong một thời gian ngắn.

Bảng 2.2 Cơ cấu dư nợ của chi nhánh (Đơn vị: tỷ đồng)

Năm 2007 2008 2009 30/6/2010 Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọn g (%) % so với 2007 Tổng số Tỷ trọn g (%) % so với 2008 Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 1328,5 100 1169,1 100 - 12 1452,5 100 24,2 1670,4 100 I - Phân theo thời hạn

1/ Cho vay

ngắn hạn 522,7 39,3 357,6 30,6 - 31,6 462,5 31,8 29,3 494,4 29,6 2/ Cho vay (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trung dài hạn 805,8 60,7 811,5 69,4 0,7 990 68,2 22 1176 70,4

II - Phân theo thành phần kinh tế

1/ Quốc doanh 1013,6 76,3 799,7 68,4 - 21,1 871,5 60 8,9 881,7 52,8 2/ Ngoài quốc

doanh 314,9 23,7 369,4 31,6 17,3 581 40 57,3 788,7 47,2

III - Phân loại theo tiền tệ

1/ VNĐ 483,6 36,4 488 41,7 0,9 725 49,9 48,6 975,5 58,4 2/ Ngoại tệ 844,9 63,6 681,1 58,3 - 19,4 727,5 50,1 6,8 694,9 41,6 IV - Phân theo TSBĐ 1/ Có TSBĐ 974,3 73,3 906,1 77,5 - 7 1336, 3 92 47,8 1570, 2 94 2/ Không có TSBĐ 354,2 26,7 263 22,5 - 25,7 116,2 8 -55,8 100,2 6

(Nguồn: Phòng tổng hợp Ngân Hàng Công Thương Thanh Xuân)

Qua bảng 2.9 ta thấy cho vay trung và dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ cho vay. Cụ thể là năm 2007 chiếm 60,7%, năm 2008 dư nợ cho vay trung dài hạn chiếm 69,4%, đến năm 2009 giảm xuống chiếm 68,2% và đến 30/6/2010 tăng lên chiếm 70,4%. Trong khi đó, chỉ tiêu cho vay ngắn hạn năm 2008 giảm so với năm 2007, đến năm 2009 chỉ tiêu này lại tăng và đến hết 30/6/2010 lại giảm nhẹ. Tỷ trọng bộ phận này rất thấp trong tổng dư nợ của chi

nhánh. Cụ thể là năm 2007 chiếm tỷ trọng 39,3%, năm 2008 là 30,6% thì đến năm 2009 tăng nhẹ là 31,8%, cuối cùng đến 30/6/2010 chiếm tỷ trọng 29,6%.

Nhìn chung, tình hình huy động và sử dụng vốn của ngân hàng không có vấn đề gì quá nghiêm trọng. Năm 2008 các chỉ tiêu có giảm nhẹ là do tình hình kinh tế có nhiều biến động. Tuy nhiên chất lượng tín dụng năm 2008 đã có phần bị giảm sút do tín dụng bị thu hẹp quy mô một phần do chính sách tín dụng của ngân hàng một phần do tình hình kinh tế không được thuận lợi. Ngân hàng phải tìm cách khắc phục tình hình chất lượng tín dụng trong giai đoạn nền kinh tế phục hồi sau khủng hoảng. Trước bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, với sự quyết tâm và nỗ lực hết mình của toàn hệ thống, hoạt động tín dụng đã đạt được những kết quả nhất định, đó là : Tăng trưởng tín dụng cân đối với khả năng nguồn vốn và phù hợp với tình hình thị trường, cơ cấu danh mục cho vay theo ngành hàng tương đối ổn định, tỷ trọng dư nợ cho vay các lĩnh vực cần kiểm soát đạt mức thấp, thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn giữ vai trò chủ lực trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tuy nhiên, so với mục tiêu đề ra từ đầu năm, tốc độ tăng trưởng tín dụng còn chưa đạt yêu cầu, cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn có biến động lớn, đây là những vấn đề cần được quan tâm chú trọng trong năm tới.

Một phần của tài liệu GiảI pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại NH công thương chi nhánh Thanh Xuân (Trang 25)