Bố trí ống thông khí

Một phần của tài liệu Sổ tay Kỹ Thuật Thuỷ Lợi -Phần 2-Tập 2 - Chương 8 (Trang 42 - 43)

IV. Bố trí cửa van, ống thông khí

2.Bố trí ống thông khí

Đối với đường hầm không áp, cửa ống thông khí thường đặt ở vị trí ngay sau buồng van để bổ sung lượng không khí cần thiết cho khoảng không phía trên đường hầm cũng như các vị trí có sự chảy tách dòng cục bộ, dễ sinh chân không. Các sơ đồ bố trí như sau:

a. ống (hay giếng) thông khí chính: ống này có cửa vào thông với khí trời, đặt ở cao độ

trên mực nước gia cường ở thượng lưu (đối với các loại tháp) hay cao hơn mặt đất (đối với giếng đứng) và có lưới bảo vệ chống đất đá, rác lọt vào. Cửa ra của ống thông khí chính đặt ngay ở trần đường hầm, mặt cắt sau cửa van. Đây là đường tiếp khí đơn giản và sử dụng phổ biến nhất.

b. ống thông khí trực tiếp đến các vị trí tách dòng: Các vị trí cần tiếp khí ở buồng van chủ

yếu là các khe van, bán khe, ngưỡng đáy, bậc thụt. Các ống này được bố trí luồn trong tường bên hoặc trụ pin, nối từ khoảng không sau buồng van đến vị trí cần tiếp khí. Với ống tiếp khí ở ngưỡng đáy, cần chọn độ dốc thuận để tránh nước đọng làm cản trở việc thông khí.

Lưu lượng thông khí và tiết diện cần thiết của ống thông khí xác định theo mục 8.2.

3. ống cân bằng áp lực

Khi có 2 cửa van, có thể đặt ống để cân bằng áp lực trước và sau cửa van, giảm bớt lực đóng mở cho van phía trước. ống cân bằng áp lực có thể bố trí trong trụ pin, cũng có thể đặt ngay trên cửa van, nhưng khi lưu lượng nước tháo quá lớn thì dễ gây ra chấn động.

Đường kính của ống cân bằng áp lực cần căn cứ vào thời gian tháo nước vào đoạn đường ống phía sau cửa van thứ nhất để quyết định. Khi thiết kế cần chú ý khấu trừ lượng nước rò rỉ qua cửa van phía sau.

Một phần của tài liệu Sổ tay Kỹ Thuật Thuỷ Lợi -Phần 2-Tập 2 - Chương 8 (Trang 42 - 43)