SSOP số: 08- Kiểm soát động vật gây hại, côn trùng

Một phần của tài liệu HACCP CHO sản phẩm BIA CHAI (Trang 108)

NỘI DUNG 6: XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH SSOP

SSOP số: 08- Kiểm soát động vật gây hại, côn trùng

1. YÊU CẦU:

Phải ngăn chặn và tiêu diệt có hiệu quả động vật gây hại, công trùng, đảm bảo không có nơi ẩn nấu của động vật gây hại, côn trùng trong và ngoài phân xƣởng.

2. ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY CỦA CÔNG TY:

Xung quanh nhà máy có tƣờng rào che chắn.

Môi trƣờng xung quanh phân xƣởng chế biến rộng rãi, thông thoáng, không có nơi ẩn nấp của động vật gây hại.

Không có rãnh thoát nƣớc thải hay nƣớc sinh hoạt lộ thiên, tất cả hệ thống cống rãnh, miệng hố ga đều có nắp đậy kín và lắp lƣới chắn côn trùng, động vật gây hại.

Các lối vào phân xƣởng, các ô chuyển vật tƣ, nguyên liệu, phế liệu, xuất hàng đều đƣợc trang bị cửa tự đóng kín và mành nhựa trách sự xâm nhập của côn trùng. Hệ thống thông gió đều đƣợc lắp tấm chắn.

Trang bị hệ thống đèn diệt ruồi để dẫn dụ và tiêu diệt côn trùng, ruồi.

Khu vực chứa phế liệu đƣợc xây dựng và bố trí cách biệt, kín, thông thoáng.

Xây dựng kế hoạch tiêu diệt chuột, côn trùng, phân công trách nhiệm cụ thể và kiểm tra giám sát việc thực hiện.

3. CÁC THỦ TỤC CẦN TUÂN THỦ:

3.1. Thực hiện đúng chế độ vệ sinh nhà xƣởng theo tần suất qui định: đầu, cuối ca và

khi cần thiết.

3.2. Kiểm tra tình trạng vệ sinh của nhà xƣởng đạt yêu cầu, không có dấu hiệu hay sự

hiện diện của côn trùng hay động vật gây hại mới đƣợc tiến hành sản xuất.

3.3. Kiểm tra tình trạng hoạt động của đèn dẫn dụ và tiêu diệt côn trùng, ruồi: ngày/lần và báo ngay sự cố (nếu có) cho Quản đốc có biện pháp bảo trì kịp thời.

109

3.4. Kiểm tra tình trạng các lƣới chắn, màn ở các cửa ra vào, lỗ thông, hệ thống cống

rãnh, hệ thống thông gió theo tần suất: ngày/ lần.

3.5. Thực hiện đúng chế độ đặt bẫy và tiêu diệt chuột, côn trùng: 3.5.1. Đặt bẫy và tiêu diệt chuột, côn trùng:

Hàng ngày, vào cuối ca sản xuất sau cùng trong ngày, ngƣời đƣợc phân công phải tiến hành đặt bẫy tại các vị trí đƣợc qui định trong kế hoạch đặt bẫy và tiêu diệt chuột: ngày chẵn đặt ở vị trí số thứ tự chẵn, ngày lẻ đặt ở vị trí có số thứ tự lẻ hoặc có thể đặt những nơi nghi ngờ. Các vị trí đặt bẫy đƣợc đánh số thứ tự và thể hiện trên sơ đồ đặt bẫy, chính là sơ đồ mặt bằng chi tiết của nhà máy.

Loại mồi đƣợc sử dụng: bánh mì, khoai, xƣơng cá, thịt,…

Hàng ngày, trong khoảng thời gian trƣớc 30 phút đến 1 giờ ca sản xuất đầu tiên, ngƣời đƣợc phân công đặt bẫy phải thu gom tất cả bẫy đã đặt. Nếu có chuột thì phải ghi chéo đúng vị trí có chuột và số lƣợng chuột bẫy đƣợc và hồ sơ. Tiêu diệt bằng cách giết chết và đốt cách xa phân xƣởng chế biến.

Vệ sinh sạch sẽ bẫy bằng cách cọ rửa với xà phòng, khử trùng bằng nƣớc Chlorine 200 ppm, rửa sạch bằng nƣớc sạch và để đúng nơi qui định.

Nếu một tuần kiên tục không có chuột dính bẫy thì thay đổi mồi, nếu vẫn không có chuột dính bẫy thì tần suất dặt bẫy tại vị trí đó giãn ra (1 tuần/ lần). Nếu có chuột dính bẫy thì tiếp tục đặt bẫy cho đến khi không còn chuột dính bẫy và tiếp tục sau đó 1 tuần.

3.5.2. Phun thuốc diệt côn trùng, ruồi:

Chỉ sử dụng các loại thuốc diệt côn trùng, ruồi đã đƣợc duyệt.

Thực hiện phun thuốc diệt côn trùng, ruồi theo tần suất sau: ngoài phân xƣởng, ngoài khu tiếp nhận nguyên liệu, khu phế liệu: 2 lần/tuần vào cuối ca ngày thứ tƣ và thứ bảy (nếu không có ruồi, côn trùng thì tần suất giãn ra: 1 tuần/ lần). Hạn chế đến mức thấp nhất việc phun thuốc ruồi trong khu vực chế biến bằng cách bố trí các cửa ra vào kín và có rèm che. Nếu có ruồi trong khu vực sản xuất thì dùng cồn để tiêu diệt.

Phun thuốc diệt côn trùng, ruồi trong phân xƣởng (chỉ thực hiện tại khu tiếp nhận nguyên liệu, khu phế liệu):

110 + Di chuyển ra khỏi vị trí cần phun thuốc tất cả các nguyên vật liệu và trang thiết bị (có thể vận chuyển), dụng cụ chế biến có liên quan đến quá trình chế biến thực phẩm.

+ Phun thuốc theo đúng vị trí đã định và ra ngoài.

+ Hết thời gian tác dụng của thuốc, tiến hành vệ sinh vị trí đƣợc phun thuốc theo đúng trình tự vệ sinh nhà xƣởng, trang thiết bị (theo SSOP 2, SSOP 5).

+ QC đƣợc phân công phải kiểm tra tình trạng vệ sinh trƣớc khi quyết định tiếp tục sản xuất hay bố trí lại trang thiết bị chế biến.

4. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM VÀ GIÁM SÁT:

4.1. Quản đốc phân xƣởng có trách nhiệm tổ chức và duy trì thực hiện qui phạm này.

4.2. Ban QC, đội HACCP đƣợc phân công cóa trách nhiệm giám sát việc đặt bẫy và

phun thuốc diệt côn trùng, ruồi hằng ngày và đặt bẫy trong khu vực chế biến để thẩm tra theo tần suất: 1 tháng/ lần.

4.3. Công nhân đƣợc phân công có trách nhiệm thực hiện qui phạm này.

Ngày…tháng…năm 2014 Ngƣời phê duyệt

111

CÔNG TY CỔ PHẨN BIA SỐ 1

**********************

BIỂU MẪU GIÁM SÁT VỆ SINH

Ngày sản xuất:………Tần Suất: 15 phút/ lần Công đoạn chế biến:………

Nội dung giám sát

Kết quả tại thời điểm kiểm tra Ngƣời

kiểm tra

Ghi chú

Thực hiện đúng chế độ vệ sinh nhà xƣởng theo tần suất qui định: đầu, cuối ca và khi cần thiết. Kiểm tra tình trạng các lƣới chắn, màn ở các cửa ra vào, lỗ thông, hệ thống cống rãnh, hệ thống thông gió

112 Kiểm tra tình trạng

hoạt động của đèn dẫn dụ và tiêu diệt côn trùng, ruồi

Thực hiện đúng chế độ đặt bẫy và tiêu diệt chuột, côn trùng. Phun thuốc diệt côn trùng, ruồi

Mức đáng giá: Đ: đạt, tốt

K: không đạt Ngày…tháng…năm 2014

113 CÔNG TY CỔ PHẨN BIA SỐ 1

Địa chỉ: 53TP1- ĐH NHA TRANG ******************

Quy Phạm Vệ Sinh - SSOP

SSOP số: 09

Một phần của tài liệu HACCP CHO sản phẩm BIA CHAI (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)