giao thông cá nhân
Một thực trạng của nền kinh tế ngày nay ở nước ta cho thấy nhu cầu sử dụng các phương tiện giao thông cá nhân hiện nay là rất nhiều, lưu lượng xe máy tăng vọt trong năm 2003 và 2004. Đây là một điều đáng lo ngại trong vấn đề giải quyết nhu cầu nhiên liệu cho các phương tiện này. Việc sử dụng như vậy là rất lãng phí nguồn lực kinh tế. Mỗi người đều tiêu thụ một lượng lớn xăng dầu mỗi ngày để vận hành phương tiện, mà với số dân đông như chúng ta hiện nay (80 triệu người) thì chỉ cần 1/2 số người có xe máy đã tạo nên nhu cầu lớn về tiêu thụ xăng. Giải pháp cho vấn đề này đang được chính phủ từng bước thực hiện. Khuyến khích người dân tham gia giao thông bằng các phương tiện giao thông công cộng như xe buýt.
Để giảm bớt lượng xe máy đang gia tăng nhanh hiện nay, ngoài việc sử dụng xe buýt làm phương tiện công cộng thì tàu điện ngầm được xem là giải pháp hữu hiệu trong việc tiết kiệm nhiên liệu và giảm tình trạng ùn tắc giao thông do vậy vào tháng 2 năm 2008 UBND TP.HCM đã khởi công xây dựng
hạng mục đầu tiên của tuyến Bến Thành – Suối Tiên, và vào 24/8/2010 hạng mục thứ hai được tiến hành. Toàn tuyến có 11 nhà ga, tổng mức đầu tư 23.691,1 tỷ đồng, dự kiến công trình sẽ được vận hành chạy thử và khai thác vào năm 2016. Đây là công
trình có vai trò quan trọng trong việc cải thiện cơ bản tình hình giao thông TP.HCM.
Ngoài ra, Chính phủ cũng cần có những quy định nghiêm trong vấn đề sử dụng xe công để thực hiện nhiệm vụ, cần hạn chế sự tiêu dùng lãng phí và hạn chế những đối tượng sử dụng để giảm áp lực cho chi tiêu của chính phủ trong việc trả các chi phí nhiên liệu của các hoạt động công tác này. Khuyến khích cán bộ thực hành tiết kiệm.
TỔNG KẾT
Qua những phân tích trên chúng ta thấy rằng, khi có sự bất ổn chính trị từ các quốc gia có trữ lượng dầu thô lớn thì chắc chắn giá xăng dầu trên thế giới sẽ bị ảnh hưởng. Khi có biến động giá xăng dầu thế giới, tùy vào quy mô và sự phát triển của mỗi quốc gia sẽ có những tác động đến nền kinh tế. Các nước phát triển, là những nước có nhiều kinh nghiệm, đã có những giải pháp kiềm hãm giá xăng dầu và hạn chế ảnh hướng của nó, đồng thời tăng cường tìm ra những nguồn nguyên liệu thay thế. Ngược lại, những nước đang phát triển trong đó có Việt Nam gặp nhiều khó khăn khi giá xăng dầu biến động,
bởi lẽ đây là những quốc gia còn hạn chế về trình độ khoa học, chính sách và hiệu quả trong sử dụng nhiên liệu còn kém. Mặt khác, Việt Nam lại cần nhiều nhiên liệu hơn để phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Chính vì thế, các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng cần có những chính sách, biện pháp tích cực và hiệu quả hơn và mỗi công dân ở các quốc gia cần phải có ý thức cao hơn để hạn chế ảnh hưởng giá xăng, dầu. Và tất cả chúng ta có đủ cơ sở để vững tin vào một tương lai tốt đẹp hơn của nền kinh tế đất nước.
Qua quá trình phân tích cung - cầu của xăng dầu, chúng ta có thể khẳng định giá xăng dầu của thế giới có ảnh hưởng từ các nước có nguồn cung dầu mỏ lớn. Và Việt Nam chúng ta cũng là nước chịu ảnh hưởng mạnh của sự biến động đó. Trước khi tìm ra giải pháp cũng như tìm ra những hàng hóa thay thế nhằm ổn định giá xăng dầu trong nước chúng ta cần phải thay đổi thói quen sử dụng nhiên liệu hằng ngày để góp phần ổn định nền kinh tế nước nhà. Kinh tế của một quốc gia phát triển hay kém phát triển không những phụ thuộc vào những chính sách tích cực của Nhà nước mà còn phụ thuộc nhiều và ý thức của mỗi công dân của quốc gia đó.
1. Giáo trình “Kinh tế vi mô” - ĐH Công nghiệp TP. HCM.2. Giáo trình “Kinh tế vi mô” - ĐH Kinh tế TP.HCM 2. Giáo trình “Kinh tế vi mô” - ĐH Kinh tế TP.HCM