CỔ PHIẾU DINERS’ CLUB

Một phần của tài liệu Tôi đã kiếm 2 triệu đô từ thị trường chứng khoán như thế nào (Trang 71)

TRẢ LỜI TẠP CHÍ TIME

CỔ PHIẾU DINERS’ CLUB

Nửa đầu năm 1957, cổ phiếu này có khuynh hướng tăng giá, song khối lượng giao dịch của nó lại không tăng. Chỉ lúc ở (A), sau khi có sự tách thành 2 cổ phiếu, khối lượng giao dịch mới tăng mạnh đột ngột, khiến Darvas rất quan tâm. Ông phát hiện công ty đang đi đầu trong lĩnh vực mới và lợi nhuận chắc chắn sẽ tăng.

Ông mua 500 cổ phiếu với giá 24,5 đô la (B). Vì cổ phiếu này tiếp tục tăng giá, ông mua thêm 500 cổ phiếu nữa ở giá 26,125 đô la sau vài ngày (C). Ông hài lòng khi thấy mô hình của "những chiếc hộp" xếp hình kim tự tháp được thiết lập, theo khối lượng giao dịch tăng mạnh. Khi giá cổ phiếu tăng, ngưỡng chặn lỗ của ông cũng tăng đến 27, sau đó đến 31.

Sau khi đạt đến một ngưỡng cao mới là 40,5, theo Darvas cổ phiếu dường như đã "mất đi ý chí tăng giá của mình. Hình chóp cuối cùng của cổ phiếu này nhìn như thể

đang do dự trên bờ vực của sự đổi hướng. Nó dường như hoàn toàn sẵn sàng đổ nhào". Lo sợ sự sụt giá, Darvas tăng ngưỡng chặn lỗ lên 36,375 đô la.

Tuần thứ tư của tháng 4, "một sự việc mà tôi để đề phòng đã phải tự bảo hiểm cho mình xảy ra". Cổ phiếu DINERS’ CLUB giảm giá mạnh đột ngột và Darvas đã bị bán ra hết ở (D), với thu lợi nhuận hơn 10.000 đô la.

Ông chỉ dựa vào các yếu tố kỹ thuật, mà không hề biết rằng tại thời điểm đó American Express đang chuẩn bị bước vào lĩnh vực thẻ tín dụng cạnh tranh trực tiếp với

DINERS’ CLUB. Một tính toán thành công trong hoạt động kinh doanh với cổ phiếu DINERS’ CLUB đã khẳng định lại với chính Darvas tính đúng đắn trong hướng tiếp cận của ông từ phương diện kỹ thuật.

CỔ PHIẾU E. L. BRUCE

Tại thời điểm Darvas đang thu được lợi nhuận từ cổ phiếu LORILLARD và DINERS’ CLUB, ông đột nhiên chú ý điểm (A) "một sự quan tâm lớn đang tăng lên với một cổ phiếu tên là E. L. BRUCE, một công ty nhỏ ở Memphis". Tuy cổ phiếu này không đáp ứng được những yêu cầu về phương diện cơ bản, song "mô hình kỹ thuật của nó lại quá thuyết phục".

Nó tăng giá mạnh từ 18 đến 50 đô la, sau đó lại giảm xuống 43,5. Với con mắt tinh tường, Darvas coi đây "chỉ là một sự nghỉ chân tạm thời, một sự nạp thêm năng lượng". Mặc dù thiếu một lý do cơ bản nhưng ông quyết định dùng hết số tiền mình có để mua nó đến giá cổ phiếu lên trên 50 đô la. Hoàn toàn tin vào "nhịp điệu của sự tăng giá ", ông bán toàn bộ cổ phiếu LORILLARD để sẵn sàng đầu tư ngay vào cổ phiếu BRUCE.

Trong thời gian ba tuần cuối tháng 3, ông mua tổng cộng 2.500 cổ phiếu với giá trung bình là 52 đô la (B).

Sự tính toán của ông như thể hiện trên biểu đồ là rất hoàn hảo. Cổ phiếu BRUCE "bắt đầu leo lên như thể bị hút bởi nam châm…". Khi giá cổ phiếu đạt đến 77 đô la, ông đã làm nên một điều kỳ diệu trên Sàn giao dịch chứng khoán New York dù vẫn đang ở Ấn Độ xa xôi.

Những người kinh doanh trên nền tảng "giá trị" đang cố gắng tuyệt vọng để khôi phục vị trí của mình. Hoạt động buôn bán bị đình chỉ trên Sàn giao dịch, nhưng Darvas được mời bán với giá 100 đô la một cổ phiếu trên thị trường giao dịch OTC. Và ông đã có một trong những quyết định quan trọng trong cuộc đời: từ chối bán "cổ phiếu đang tăng giá". Vài tuần sau, ông thu lợi nhuận 295.000 đô la khi giá cổ phiếu tăng lên 171 đô la.

Một phần của tài liệu Tôi đã kiếm 2 triệu đô từ thị trường chứng khoán như thế nào (Trang 71)