Phần II: XÂY DỰNG DOANH NGHIỆP 6 BƯỚC KHỞI ĐẦU

Một phần của tài liệu Để Trở Thành Nhà Quản Lý Hiệu Quả (Trang 40)

6. BƯỚC KHỞI ĐẦU

Anh có định nghĩa nào về mục đích của con người cần tôi cùng suy ngẫm?

Tôi cần anh suy ngẫm điều này: mục đích cao nhất của loài người là đánh giá món quà cuộc sống.

― NORMAN COUSINS― The celebration of life

Trở thành một Nhà quản lý hiệu quả – hoàn toàn làm chủ công việc của mình, làm tốt hơn anh từng làm trước đây, và nhận thấy ý nghĩa và sự thỏa mãn chúng ta hằng mong muốn do công việc đó đem lại – đó là trở thành một Doanh nhân. Điều này không có nghĩa rằng anh nên bắt đầu nghĩ tới việc lập doanh nghiệp, sở hữu một doanh nghiệp, hay từ bỏ công việc hiện tại – mặc dù rất có thể sau khi đọc xong cuốn sách này, anh sẽ làm vậy. Để trở thành một Nhà quản lý hiệu quả, anh phải dấn thân vào quá trình khám phá doanh nghiệp để tìm thấy bên trong chính mình Nhà quản lý giỏi nhất mà anh có thể và muốn trở thành.

Quá trình này gồm hai giai đoạn, cả hai đều bắt đầu từ chính anh.

Trong giai đoạn một, anh cần định nghĩa lại mối quan hệ với chính bản thân mình bởi anh luôn gắn bó mật thiết với tổ chức. Và anh cần nhớ rằng tổ chức ở đây có nghĩa là tổ chức của anh. Tổ chức của anh bao gồm phòng của anh, ban của anh, nhóm của anh – phòng kinh doanh, phòng kế toán, phòng sản xuất, phòng kỹ thuật. Bước đầu tiên trong quá trình trở thành Nhà quản lý hiệu quả là nghĩ về tổ chức này như tổ chức của chính mình – một doanh nghiệp độc lập. Và mặc dù đây chỉ là một bước nhỏ trong quá trình trở thành Nhà quản lý, nhưng đó lại chính là bước rất quan trọng để cả tổ chức lớn có thể hồi sinh.

Giai đoạn thứ hai của quá trình cần tới động lực thúc đẩy sự phát triển của Nhà quản lý hiệu quả. Sự sẵn sàng nắm bắt ý nghĩa thực sự của việc trở thành một Doanh nhân. Doanh nhân là người tạo ra tầm nhìn cho công ty. Trong truyền thống, Chủ doanh nghiệp là người đưa ra tầm nhìn vĩ mô cho doanh nghiệp, còn người thực hiện tầm nhìn đó là các nhân viên – bao gồm cả Nhà quản lý. Nhưng đó là công việc của một doanh nghiệp, hay của Doanh nhân trong Chương trình Đào tạo Nhà quản lý hiệu quả phải đảm nhiệm.

Thêm vào đó, Nhà quản lý cần xây dựng một hệ thống để hiện thực hóa tầm nhìn một cách hoàn chỉnh. Một trong những vấn đề mang tính tổng thể tôi thường xuyên phải giải quyết trong các công ty lớn và nhỏ – bắt nguồn từ vấn đề quản lý – đó là tính chủ quan trong giải quyết công việc của mọi người. Hầu hết các công ty không có hệ

thống và coi việc xây dựng hệ thống như một việc chỉ đem lại rắc rối. Nhưng nếu không có hệ thống, con người không nhìn nhận khách quan về bản chất công việc của họ và người ta cần gì ở họ. Khi không có hệ thống, anh đang mạo hiểm với các kết quả của mình.

Mục tiêu cuối cùng và quan trọng nhất của Doanh nhân là tạo ra kết quả. Để tận dụng hệ thống nhằm tạo ra những hiệu quả mong muốn trong quá trình theo đuổi tầm nhìn, anh cần tạo ra được kết quả. Ngày nay có rất nhiều công ty quá chú trọng theo đuổi mục tiêu này đến mức họ dồn tất cả sự tập trung vào: giảm chi phí, tăng năng suất, làm tốt hơn, nhiều hơn, nhanh hơn. Đó là “câu thần chú” của họ. Tất nhiên, mọi người đều muốn kiếm tiền và trong thế giới kinh doanh ngày nay, điều đó trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, họ đã quên mất điểm mấu chốt, rất cần thiết để đạt được những mục tiêu đó:

• Để sản xuất nhiều hơn và tốt hơn, để tăng lợi nhuận, anh cần hiểu tại sao anh đang làm những công việc hiện tại và anh cần một hệ thống để thực hiện điều này. • Để xây dựng một doanh nghiệp, mỗi Nhà quản lý cần tự tạo ra tầm nhìn, hệ thống và kết quả cho bộ phận mình quản lý. Có làm như vậy, anh ta mới tạo ra năng lượng tích cực cho tổ chức của mình. Anh ta sẽ giúp nhân viên phát triển năng lực chứ không khiến họ rối tung. Anh ta sẽ giúp mọi người học lại cách nghĩ cho bản thân, và tìm lại niềm vui và niềm tự hào trong công việc họ làm. Nhân viên sẽ biết ơn anh ta về điều này, và tổ chức của anh ta sẽ gặt hái kết quả. Bằng cách này, tổ chức của anh ta sẽ đem lại sự thịnh vượng cho những mối quan hệ với tổ chức của anh ta: nhân viên cũng như với các đối tác.

Đây là triết lý của Nhà quản lý hiệu quả. Và dưới đây là các bước để thực hiện điều đó.

Bảy bước để trở thành Nhà quản lý hiệu quả

Có bảy bước để trở thành Nhà quản lý hiệu quả, và để biến đổi tổ chức của anh. Xây dựng Mục đích chính, Mục tiêu chiến lược, Chiến lược tài chính, Chiến lược tổ chức, Chiến lược quản lý, Chiến lược nhân sự và Chiến lược marketing.

Anh cần hiểu được bản chất và mối liên hệ của bảy bước này để chuyển đổi thành công tổ chức, công việc, cuộc đời anh và cuộc sống của những người làm việc dưới quyền anh. Cuốn sách này sẽ giúp anh khám phá bảy bước đó.

Một điều cần nhắc độc giả: cuốn sách này không viết về cách thức thực hiện công việc của Nhà quản lý hiệu quả, mà là về việc cần làm. Theo kinh nghiệm làm việc với nhiều tổ chức và Nhà quản lý thuộc các lĩnh vực khác nhau của tôi, đối với một tổ chức, biết cần phải làm gì còn quan trọng hơn nhiều biết làm như thế nào. Một khi bạn biết mình phải làm gì, bạn sẽ nhanh chóng biết nên làm thế nào.

Giờ hãy bắt đầu.

Một phần của tài liệu Để Trở Thành Nhà Quản Lý Hiệu Quả (Trang 40)