Nhận xét chung

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Hải quan Hà Nội với công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại” (Trang 34 - 36)

1.1 Nhận xét chung

Trong thời gian tới, hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại vẫn diễn biến phức tạp. Các đường dây buôn lậu tổ chức tinh vi hơn, phức tạp hơn để buôn lậu những mặt hàng quốc cấm gọn nhẹ, có lãi cao qua đường hàng không. Nhiều đối tượng núp bóng các công ty Nhà nước, lợi dụng sự sơ hở của chính sách và biện pháp quản lý để buôn lậu hoặc gian lận thương mại.

Luồng hàng xuất lậu chủ yếu qua cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài, là cửa khẩu quốc tế do Cục Hải quan thành phố Hà Nội quản lý. Hàng hóa theo hình thức bưu phẩm, bưu điện, qua các điểm thông quan, cảng IDC Gia Thụy, đường sắt, kho hàng của các doanh nghiệp tại Hà Nội nhưng làm thủ tục Hải quan tại các chi cục Hải quan ở các tỉnh như: Việt Trì, Hà Tây.. Hàng hóa nhập lậu qua các cửa khẩu phía Tây, phía Nam và phía Bắc về Hà Nội tập kết tiêu thụ.

Mặt hàng buôn lậu và gian lận thương mại chủ yếu là ma túy, ngoại tệ, thuốc gây nghiện, hướng thần, thuốc tân dược, mỹ phẩm.. Phương thức buôn lậu và gian lận thương mại thường là lấy danh nghĩa nhập linh kiện để lắp ráp nhưng lại sản xuất trong nước; xuất lậu gỗ thông qua hình thức nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu; thông qua liên doanh đầu tư nhập lậu hàng nội thất cao cấp trốn thuế mang bán ra thị trường rồi mua hàng khác lắp vào; các loại hàng phải dán tem ...

1. 2. Địa bàn trọng điểm.

- Chi cục sân bay quốc tế Nội Bài là địa bàn chính mà công tác điều tra chống buôn lậu của Cục Hải quan thành phố Hà Nội cần tập trung làm tốt. Cần chú ý các đường dây buôn lậu ma túy, cổ vật, vận chuyển trái phép ngoại tệ, tiền Việt Nam để rửa tiền hoặc vì mục đích chính trị, thâm nhập tài liệu phản động, văn hóa phẩm đồi trụy nhằm phá hoại

lần, các kho hàng, kho nhập gọi là thất lạc, vô chủ.. Việc thực hiện quy trình nghiệp vụ ở đây lỏng lẻo, dễ bị lợi dụng.

- Bưu cục ngoại dịch Hà Nội, các điểm chuyển phát nhanh, chú ý các đường dây chuyên lợi dụng bưu phẩm, bưu kiện để buôn lậu ma túy. Đặc biệt, việc thâm nhập văn hóa phẩm phản động, đồi trụy vào Việt Nam trong những năm qua và hiện nay chủ yếu thông qua Bưu cục ngoại dịch.

- Các điểm thông quan và một số đơn vị Hải quan thường xuyên làm thủ tục Hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu của các tổ chức quốc tế và người nuớc ngoài: chú ý những lô hàng có thuế suất cao, các Công ty và liên doanh thường xuyên vi phạm pháp luật Hải quan, lợi dụng chuyển đổi loại hình (gia công-bán trong nước, nhập nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu nhưng lại bán nguyên liệu trong nước), lợi dụng ưu đãi về hàng ngoại giao, lợi dụng di chuyển tài sản để xuất lậu cổ vật và chuyển tiền của viên chức và thân nhân ra nước ngoài.

- Việc làm thủ tục tại các chi cục thuộc Cục Hải quan TP Hà Nội ở các tỉnh Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Việt Trì: chú ý việc lợi dụng vận chuyển hàng hóa đã hoàn thành thủ tục Hải quan, phá kẹp chì cho hàng lậu (chủ yếu là gỗ) để xuất lậu.

1.3. Các tuyến vận chuyển cần chú ý

- Các tuyến đường vận chuyển ma túy từ Lai Châu, Lào Cai, Thanh Hóa, Nghệ An.. tập kết về Hà Nội để chuyển đi nước ngoài hoặc tiêu thụ trong nước

- Tuyến hàng không: sân bay quốc tế Nội Bài – sân bay Tân Sơn Nhất( hoặc ngược lại), các loại hàng cấm khác đi các nước Châu Âu và Bắc Mỹ chuyển ngoại tệ ra nước ngoài.

- Các chuyến bay từ khu vực Châu á nhập ma túy vào Việt Nam để tiêu thụ hoặc trung chuyển đi nước khác.

- Lợi dụng các dịch vụ bưu điện chuyển phát nhanh, vận chuyển ma túy, ấn phẩm phản động, đồi trụy để tránh được người gửi.

- Các tuyến đường vận chuyển hàng hóa từ Hải Phòng, Quảng Ninh, biên giới phía Bắc, phía Nam ra Hà Nội.

1.4. Đối tượng cần tập trung chú ý

- Người nước ngoài: Hồng Kông, Hoa kiều, Đài Loan, Lào, Thái Lan, Pháp, Mỹ, Canada và các đối tượng Việt kiều cư trú tại Canada, úc, Mỹ và các nước Đông nam á..

- Người Việt Nam công tác trong các lĩnh vực ngoại giao, an ninh, quốc phòng, hàng không, là nhân viên của các tổ chức quốc tế hoặc ở các công ty đa quốc gia.. một số nhân viên làm công tác quản lý Nhà nước ở sân bay, cửa khẩu có điều kiện dễ bị đối tượng buôn lậu ngoại tệ và vận chuyển ma túy, các đường dây buôn lậu khác mua chuộc, móc nối, lợi dụng.

- Doanh nghiệp liên doanh ở các khu chế xuất, khu công nghiệp gia công, lắp ráp hàng điện tử.

- Các doanh nghiệp đã vi phạm pháp luật Hải quan nhiều lần, doanh nghiệp mở tờ khai xuất nhập khẩu ở nhiều nơi khác nhau.

- Các tổ chức, cá nhân thường xuyên nhận hàng phi mậu dịch, quà biếu.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Hải quan Hà Nội với công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại” (Trang 34 - 36)