Quầy giới thiệu S.P

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH Ở CÔNG TY BIA VIỆT HÀ (Trang 36 - 41)

S.P Người tiêu dùng Công ty Bia Việt Hà Hộ gia đình l m à ĐLKD

cáo) là biện pháp quan trọng thu hút sự chú ý của khách hàng, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh. Về mặt này công ty đã thực hiện một số công việc sau: Nghiên cứu địa bàn quảng cáo trọng tâm: Xác định trong thời gian trước mắt sản phẩm của công ty chưa thể vươn tới các vùng quá xa, do yêu cầu về vốn kinh doanh lớn hơn nữa. Công ty đã tập trung toàn bộ sức mạnh của mình vào địa bàn Hà Nội và các quận ngoại thành, xem đây là mục tiêu trọng tâm.

Xác định ngân sách cho hoạt động quảng cáo: Căn cứ vào tiềm năng và mục tiêu của mình, công ty xây dựng ngân sách dành riêng cho quảng cáo bằng cách xác định một số phần trăm nhất định trên doanh thu, các năm trước hầu như công ty không có phần chi cho quảng cáo. Tới năm 1994, nhận thức rõ vai trò của công tác này công ty đã dành khoảng 1% doanh thu cho các hoạt động quảng cáo.

Hiệu suất chi phí quảng cáo của Công ty ngày một giảm, 1 đồng chi phí quảng cáo năm 97 tạo ra 118,85 đồng doanh thu, năm 1999 chỉ tạo ra 100 đồng doanh thu. Tuy không làm tăng doanh thu nhưng một đồng quảng cáo đã làm tăng lợi nhuận. Năm 97 một đồng quảng cáo tạo ra 2,05 đồng lãi, năm 1999 tạo ra 2,9 đồng lãi. Chứng tỏ hiệu quả hoạt động quảng cáo tăng lên vì chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cuối cùng chính là lợi nhuận.

Hình thức quảng cão của Công ty chủ yếu là băng rôn khẩu hiệu và nhờ vào quảng cáo của khách hàng. Qua nghiện cứu và đánh giá thì đây là các hình thức quảng cáo phù hợp nhất cho doanh nghiệp sản xuất Bia hơi, đặc biệt là nhờ vào quảng cáo của khách hàng.

BẢNG 23: CHI PHÍ QUẢNG CÁO CHO CÔNG TY BIA VIỆT HÀ

Diễn giải Đơn vị 1997 1998 1999

1.Doanh thu Triệu đồng 45759 61412 42800

2.Chi phí quảng cáo Triệu đồng 385 583 428

3.C.P quảng cáo/D.T % 0,8 0,96 1

4.Hiệu suất C.P.Q.C 118,85 105,33 100

5.Lợi nhuận so với C.P.Q.C 2,05 4,26 2,9

Nhìn chung, tình hình tiêu thụ sản phẩm và giải quyết vấn đề thị trường của Công ty rất tốt điều này phản ánh hiệu quả đạt được đó là sự tăng lên của mức tiêu thụ. Tuy nhiên quy mô sản xuất của công ty còn rất nhỏ so nhu cầu đang ngày càng gia tăng của thị trường. Lượng bia mà công ty cung cấp còn ít, do đó vãn còn khá nhiều các phần thị trường bỏ ngỏ khiến cho một số doanh nghiệp khác chớp lấy thời cơ xâm nhập thị trường. Để tăng năng lực sản xuất

đòi hỏi công ty huy động một lượng vốn lớn để đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất.

6. Hiệu quả sử dụng lao động.

Dựa vào thực trạng lao động của Công ty đã nêu ở trên ta có một vài nhận xét sau: lao động của Công ty chủ yếu là lao động phổ thông và học nghề với trình độ tương đối cao chủ yếu là bậc 4/7 và 5/7, với công nhân quản lý và công nhân kỹ thuật thì chủ yếu là chuyên viên. Cơ cấu lao động sản xuất của Công ty tương đối ổn định, được tuyển và đào tạo dựa trên mô hình công nghệ sản xuất mà Công ty đang thực hiện với tỷ lệ công nhân sản xuất và nhân viên là 3:1.

BẢNG 24: TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CÔNG TY BIA VIỆT HÀ

Chỉ tiêu Đơn vị 1998 1999 Chênh LệchMức %

1- Giá trị hàng hoá Tr.đồng 38319 24644 -13675 -35,7

2- Số lượng CNV Người 374 261 -113 -30,2

+ CNSX - 284 199 -85 -29,9

+ Nhân viên - 90 62 -28 -31,1

3- Số ngày làm việc 1C.N/năm Ngày 266 278 12 4,5

4- Tổng số giờ làm việc Giờ 746130 557245 -188885 -25,3 5- Số giờ bình quân 1 C.N làm việc - 7,50 7,68 0,18 2,4 6- N.S.L.Đ bình quân năm (1:2) Tr.đồng 102,4 94,4 -8 -7,8 7- N.S.L.Đ bình quân ngày (6:3) Ng.đồng 385 340 -45 -11,6 8- N.S.L.Đ bình quân giờ (1:4) đồng 51333 44270 -7063 -13,7 9- Lương bình quân 1 C.N/tháng Ng.đồng 1017 1102 50 0,5

Theo bảng 24 ta có nhận xét sau

Về tình hình sử dụng lao động: đánh giá theo mức biến động tuyệt đối ta thấy số lao động giảm đi 113 người, trong đó công nhân sản xuất giảm 85 người và nhân viên giảm 28 người.

Đánh giá theo mức biến động tương đối ta thấy số công nhân mà công ty được phép giảm theo mức giá trị sản lượng là:

∆LĐ = 374 * 24644 / 38319 = 240 người ∆CNSX = 284 * 24644 / 38319 =182 người ∆NV = 90 * 24644 / 38319 = 58 người

Vậy sự biến động cơ cấu và số lượng lao động của Công ty chưa hợp lý. Số lao động dư thừa là 261 - 240=21 người (so vớicông nghệ sản xuất năm 1998) trong đó công nhân sản xuất là 17 người và nhân viên là 4 người. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút năng suất lao động năm 1999.

Dựa vào bảng 24 ta thấy năng suất lao động của công nhân giảm đi theo năm, ngày và giờ. Theo năm giảm 7,8% tức 8 triệu đồng, theo ngày giảm 11,6% tương đương 45 ngàn đồng và theo giờ giảm 13,7% hay 7063 đồng. Trong khi đó số ngày lao động bình quân của một công nhân lại tăng 4,5% tức 12 ngày. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng lao động giảm dần. Nguyên nhân là trình độ tay ngề của công nhân sản xuất giảm đi: năm 98 bậc thợ bình quân là 4,6 năm 99 là 3,9. Điều này là do doanh nghiệp tuyển thêm công nhân viên có trình độ lao động thấp hoặc do họ chưa thích ứng với công việc. Mặc dù vậy công ty lại trả lương cho công nhân khá cao, cụ thể lương bình quân cho công nhân năm 1998 là 10171000 đồng, năm 1999 năng suất lao động giảm nhưng tiền trả cho công nhân lại tăng thêm 50000 đồng, tức tăng 0,5% so với năm 1998.

Qua phân tích này có thể thấy hiệu quả sử dụng lao động của Công ty là đang giảm dần, tuy vậy nó vẫn được đánh giá là có hiệu quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Qua phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bia Việt Hà bằng những chỉ tiêu ta có một số nhận xét sau:

- Hiệu quả kinh doanh của oàn Công ty: Hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn năm 1996-1999 nhìn chung là có hiệu quả và công ty đã đạt được những thành tựu rất tốt trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, cụ thể là lợi nhuận tăng 192% năm 1996, 116% năm 1997 và 45% năm 1998, với mức cao nhất là 2483 triệu đồng. Tuy nhiên những con số này cũng phản ánh hiệu quả kinh doanh của Công ty đang giảm dần, tốc độ tăng lợi nhuận ngày một giảm, nhất là năm 1999 lợi nhuận giảm 10%. Điều này là do cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Nguyên nhân khách quan là do xu hướng giảm hiệu quả chung của nền kinh tế. Năm 1999 Công ty chịu một sự biến động lớn làm giảm quy mô về vốn đó là sự hình thành Công ty cổ phần Việt hà, từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng các nguồn lực trọng Công ty.

Nguyên nhân chủ quan là do sự kém nhanh nhậy của Công ty trước những biến động của thị trường, không nắm bắt được những cơ hội thuận lợi trong kinh doanh, nhất là trong việc tổ chức thu mua nguyên liệu đầu vào, dự trữ quá lớn nguyên vật liệu. Tình hình thu hồi các các khoản sau khi bán hàng quá chậm (do chủ trương của Công ty là cho phép khách hàng trả chậm 15 ngày sau khi mua hàng, điều này làm ứ đọng vốn. Có thời kỳ 6, 7 tháng Công ty vẫn chưa thu hồi được khoản nợ của khách hàng), dẫn đến tình trạng bị chiếm dụng quá nhiều vốn kinh doanh. Trong khi đó để đáp ứng vốn sản xuất Công ty vẫn phải đi

vay để tài trợ. Đây là nguyên nhân chính làm giảm hiệu quả kinh doanh của Công ty, nhất là trong năm 1999.

- Hiệu quả sử dụng vốn: khả năng sinh lời của vốn khá cao, nếu Công ty đầu tư một nghìn đồng vào vốn cố định thì có thể thu được lãi là 125 đồng năm 1998 và 89 đồng năm 1999. Nếu đầu tư một nghìn đồng vào vốn lưu động thì lãi đạt 62,6 đồng năm 1998 và 45 đồng năm 1999. Các chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh Công ty đạt hiệu quả sử dụng vốn, nhưng chi tiêu tương đối so sánh giữa hai năm 1998 và 1999 cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của Công ty đang giảm dần. Nguyên nhân là do sự xáo trộn trong cơ cấu tổ chức của Công ty đầu năm 1999, dẫn đến cơ cấu vốn trong Công ty không hợp lý, tỷ trong vốn cố định tương đối thấp so với vốn lưu động. Nguyên nhận giảm hiệu quả của từng loại vốn như sau.

+ Với vốn cố định: thứ nhất do sự lạc hậu của hệ thống máy móc mà Công ty đầu tư năm 1994 làm giảm hiệu quả sản xuất. Thứ hai do công tác trích khấu hao của Công ty với máy móc thiết bị nhà xưởng thấp, thu hồi vốn chậm.

+ Với vốn lưu động: do cơ cấu vốn lưu động không hợp lý. Các khoản phải thu của Công ty là chiếm tỷ trọng cao gây tình trạng lãng phí vốn trong trong sản xuất kinh doanh, mức dự trữ nguyên vật liệu quá lớn so với nhu cầu sử dụng.

- Chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm: Công nghệ sản xuất bia hơi của Công ty chưa được cải tiến là mấy sau khi thực hiện nghiên cứu và đầu tư dây chuyền sản xuất vào năm 1994. Điều này làm cho chất lượng sản phẩm của Công ty không hề tăng, trong khi đó giá thành sản xuất tăng lên... Các đối thủ cạnh tranh khác như bia hơi Bách Khoa, bia hơi Hoà Bình, bia hơi đường sắt... đang làm hạn chế việc mở rộng thị trường của Công ty (trên cùng địa bàn). Điều này cũng góp phần làm giảm hiệu quả kinh doanh của Công ty.

- Tình hình sử dụng lao động: Cùng với tình hình chung, việc sử dụng lao động của Công ty đang giảm dần hiệu quả, số giờ lao động bình quân năm tăng lên nhưng năng suất lao động lại giảm đi. Trong khi năng suất giảm thì công ty lại thực hiện trả lương cao, điều này là hoàn toàn mâu thuẫn.

- Tổ chức quản lý: bộ máy tổ chức quản lý của Công ty khá cồng kềnh, nhân viên quản lý chiếm đến 17% trong đó bảo vệ chiếm 33,3%. Với một doanh nghiệp công nghiệp sản xuất thì đây là một tỷ lệ không hợp lý. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh Công ty cần thực hiện cải tổ lại bộ máy quản lý.

- Thị trường tiêu thụ: Tình hình tiêu thụ của Công ty nói chung là tốt, nhưng công ty cần phải cải tiến cách thức thanh toán nhằm thu hồi nhanh vốn kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tăng cường nghiên cứu thị trường,

tổ chức hoạt động quảng cáo và mạng lưới kinh doanh để nâng cao sản lượng tiêu thụ.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH Ở CÔNG TY BIA VIỆT HÀ (Trang 36 - 41)