hôn nhân và quan hệ huyết thống thì gọi là gia đình.
- Giáo viên cho học sinh ghi khái niệm gia đình.
Gia đình là một cộng đồng người gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.
- Giáo viên lưu ý cho học sinh về gia đình, đặc biệt một người phụ nữ lớn tuổi không có chồng, bà đã nhận một đứa con nuôi về nuôi. Đó là một gia đình đặc biệt. Ví tuy rằng trong gia đình không có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống nhưng đã xuất hiện quan hệ nuôi dưỡng và được pháp luật thừa nhận là một gia đình.
BAØI 13: CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG (TIẾT 1).
1. Cộng đồng và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của conngười. người. A B C D Hôn nhân Gia đình H uy ết th ốn g H uy ết th ốn g
a. Cộng đồng là gì?
b. Vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người.
Trong bài 13 gồm hai tiết, sở dĩ chọn tiết 1, mục 1 bởi vì đây là phần quan trọng, nó làm cơ sở để học sinh học các phần tiếp theo của bài, có hiểu được cộng đồng là gì? Vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người thì học sinh mới ý thức rõ được vai trò, trách nhiệm của mình đối với cộng đồng.
1. Cộng đồng và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của conngười. người.
a. Cộng đồng là gì?
Cộng là chung, cùng chung. Đồng là cùng, cùng nhau. Cồng đồng là tập hợp của những người có những điểm giống nhau làm thành một khối như một xã hội.
VD: Cộng đồng lớp học, cộng đồng nhà trường, cộng đồng gia đình…
- Giáo viên yêu cầu học sinh lấy ví dụ về cộng đồng và khái quát khái niệm cộng đồng.
- Giáo viên nhận xét, rút ra khái niệm cộng đồng cho học sinh ghi. Cộng đồng là toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.
- Giáo viên: Cộng đồng là toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau. VD: cộng đồng lớp học thì những học sinh có những điểm giống nhau đó là cúng một lớp học, chung những thầy cô, phải tuân theo những nội quy quy định của lớp như nhau và đều giống nhau về mục đích học hành để phát triển tính cách toàn diện về cả trí tuệ cũng như đạo đức. Và dĩ nhiên giữa họ có những
điểm giống nhau nên gắn bó với nhau tạo thành một khối trong sinh hoạt xã hội.
- Cộng đồng là toàn thể…Vậy cộng đồng có vai trò gì đối với cuộc sống của con người? Để hiểu sơ điều này chúng ta chuyển sang điểm b nghiên cứu.
b. Vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người: - Giáo viên cho học sinh trả lời câu hỏi.
Cộng đồng có cai trò như thế nào đối với cuộc sống con người, điều gì sẽ xảy ra nếu con người phải sống tách biệt khỏi cộng đồng. - Học sinh trả lời.
- Giáo viên nhận xét rút ra kết luận. Cho học sinh ghi.
+ Cộng đồng là một điều kiện để con người tồn tại và phát triển. - Giáo viên phân tích: con người muốn duy trì cuộc sống của mình và phát triển thì phải lao động, học tập, liên hệ với người khác, với cộng đồng. Không ai có thể sống ở bên ngoài cộng đồng và xã hội. Vì vậy đời sống con người về bản chất là có tính xã hội. Bởi vậy, để nhấn mạnh bản chất xã hội của con người C.Mác đã nêu lên luận đề nổi tiếng: “bản chất con người không phải là cái gì trừu tượng, cố hữu của cá nhân riêng biệt, trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội”.
Luận đề trên khẳng định rằng, không có con người trừu tượng, thoát ly mọi điều kiện, hoàn cảnh lịch sử xã hội, con người luôn luôn cụ thể, xác định, sống trong một điều kiện lịch sử cụ thể nhất định, một thời đại nhất định. Chỉ trong toàn bộ các mối quan hệ xã hội con người mới bộ lộ toàn bộ bản chất xã hội của mình. Những điều kiện trên khẳng định rằng con người luôn sống trong cộng
đồng xã hội và chỉ như vậy thì con người mới duy trì cuộc sống của mình và phát triển lên được.
- Học sinh ghi vai trò thứ hai.
+ Cộng đồng là hình thức thể hiện các mối liên hệ và quan hệ xã hội của con người.
- Giáo viên: Con người tham gia vào nhiều cộng đồng khác nhau. Mỗi cộng đồng là một hình thức, một môi trường xã hội để các cá nhân thực hiện sự liên kết, hợp tác, giao lưu với nhau. Để từ đó mà tạo nên đời sống của bản thân mình và của người khác. Mỗi người là một thành viên, một tế bào của cộng đồng, vì vậy phải có trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ mà cộng đồng giao phó, tuân thủ những qui định, những nguyên tắc của cộng đồng, có như vậy thì cộng đồng và cá nhân mới phát triển được.
- Vai trò thứ 3.
+ Cộng đồng chăm lo cuộc sống của cá nhân, đảm bảo cho mỗi người có những điều kiện để phát triển.
- Giáo viên: Để thực hiện được vai trò này thì cộng đồng phải tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc công bằng, dân chủ, kỷ luật, phải có sự kết hợp đúng đắn mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể và xã hội. Phải giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa lợi ích riêng và lợi ích chung, giữa lợi ích với trách nhiệm, giữa quyền và nghĩa vụ. Ngược lại mỗi cá nhân trong cộng đồng phải có trách nhiệm góp phần làm cho cộng đồng phát triển lớn mạnh.
- Giáo viên kết luận lại về vai trò quan trọng của cộng đồng đối với cuộc sống của con người, và yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu con người phải sống tách biệt khỏi cộng đồng. - Học sinh trả lời
- Giáo viên nhận xét kể cho học sinh câu chuyện về một phát hiện mới ở Aán Độ.
Nếu như con người phải sống tách biệt khỏi cộng đồng thì không thể phát triển được, cuộc sống của họ sẽ lạc lỏng, cô độc, cuộc sống kém ý nghĩa. Vì vậy cộng đồng có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của con người.
Ở Ấn Độ mới vừa phát hiện ra một cậu bé bị một con chó sói nuôi khi cậu còn nhỏ, khi phát hiện thì cậu không thể nói được tiếng người, cậu bé như những con sói, bò bằng tay… Như vậy chúng ta đã thấy được vai trò quan trọng của cộng đồng đối với cuộc sống của mỗi cá nhân. Khi sống tách biệt khỏi cộng đồng con người sẽ không phát triển lên được.