Mô hình Mỹ

Một phần của tài liệu Những nét đặc trưng trong tổ chức của các công ty chứng khoán (Trang 27)

Nét nổi bật của mô hình này là sự tách rời hoạt động của ngành ngân hàng và ngành chứng khoán. Đạo luật Glass-Steagall chỉ cho phép ngân hàng thương mại tiến hành chào bán các loại chứng khoán Chính phủ mới phát hành lần đầu nhưng cấm các tổ chức này bảo lãnh phát hành chứng khoán doanh nghiệp hoặc tham gia vào hoạt động môi giới.

Do thị phần các ngân hàng thương mại giảm xuống, năm 1997 Cục Dự trữ Liên bang đã áp dụng điều luật 20 của Đạo luật Glass-Steagall cho phép các công ty mẹ thuộc ngân hàng bảo lãnh phát hành một số chứng khoán nhất định.Và tới tháng 7/1988 Cục Dự trữ Liên bang tiến hành thí điểm công ty mẹ thuộc ngân hàng thương mại J.P Morgan được bảo lãnh phát hành trái phiếu công ty và bảo lãnh phát hành cổ phiếu, dần dần mở rộng cho phép đối với các ngân hàng thương mại khác.

Các tổ chức tham gia hoạt động kinh doanh chứng khoán tại Mỹ bao gồm các ngân hàng đầu tư và các công ty môi giới. Việc thành lập các công ty chứng khoán được thực hiện theo chế độ đăng kí. Các công ty môi giới và tự doanh muốn tham gia kinh doanh chứng khoán chỉ cần đăng kí với SEC (Uỷ ban Giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ) và phải tham gia một tổ chức tự quản phù hợp (như

Một tiêu chuẩn quan trọng mà công ty chứng khoán ở Mỹ phải tuân thủ là tiêu chuẩn về vốn. Mức vốn yêu cầu cho hoạt động kinh doanh được xác định bằng sự kết hợp giữa yêu cầu về vốn của pháp luật và mức vốn cần thiết của công ty. Ở Mỹ không có sự phân biệt trong qui định giữa công ty chứng khoán trong nước và các tổ chức nước ngoài tham gia khinh doanh chứng khoán tại Mỹ.

Một phần của tài liệu Những nét đặc trưng trong tổ chức của các công ty chứng khoán (Trang 27)