Cần hoàn thiện hơn luật sở hữu trí tuệ về vi phạm bản quyền phần mềm, thực hiện các

Một phần của tài liệu Bài tập lớn quản trị doanh nghiệp (Trang 29 - 31)

hình thức sử phạt vi phạm mạnh tay hơn.

Tuy đây là những giải pháp đã được đề ra và được cho là cần hoàn chỉnh, triển khai nhanh chóng nhưng tổ chức thực hiện ra sao là vấn đề mà nhà nước cần nhìn một cách toàn diện nhằm đảm bảo tính thực thi hiệu quả.

IV. KẾT LUẬN

Như vậy, với sự ứng dụng sự ứng dụng thành quả khoa học kỹ thuật nhằm biến đổi tất cả những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất thành đầu ra, công nghệ đã và đang trở thành một nhân tố quan trọng làm thay đổi to lớn trong tất cả các lĩnh vực Kinh tế - Văn hoá – Xã hội. Nhiệm vụ của các doanh nghiệp là phải nhanh chóng nắm bắt và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất kinh doanh. Tuy vậy, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong doanh nghiệp không có nghĩa chỉ là tăng đầu tư mua sắm thiết bị mới, áp dụng những quy trình công nghệ tiên tiến mà điều đặc biệt quan trọng là phải tận dụng được các nguồn lực hiện có trong doanh nghiệp.

Đối với công nghệ thông tin, không thể phủ nhận một điều rằng ngày nay công nghệ thông tin đặc biệt là Internet đã đưa hoạt động kinh tế trở thành hoạt động toàn cầu và làm cho khoảng cách trên thế giới ngày càng trở nên nhỏ bé. Cuộc cách mạng thông tin cùng với quá trình toàn cầu hóa đang ảnh hưởng sâu sắc đến mọi lĩnh vực trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội, đưa xã hội loài người chuyển mạnh từ xã hội công nghiệp sang xã hội thông tin, từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức, ở đó năng lực cạnh tranh phụ thuộc chủ yếu vào năng lực sáng tạo, thu thập, lưu trữ, xử lý và trao đổi thông tin. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp đã bước đầu nhận thức được vai trò và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực tế cho thấy đã có nhiều doanh nghiệp ứng dụng thành công công nghệ thông tin và đã đem lại những thành tựu đáng kể, góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung, như Vietcombank, Weixin, Vifon Acecook… Tuy nhiên, xét trên tổng thể nền kinh tế, đa số các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, do đó việc ứng dụng công nghệ thông tin chủ yếu dừng lại ở mức độ cơ bản, như: trang bị máy tính, các phần mềm tài chính kế toán hay phần mềm văn phòng nhưng hiệu suất sử dụng chưa cao. Các doanh nghiệp hầu như chưa có chiến lược lâu dài về ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh…

Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là vốn, nhân lực, nhận thức của các doanh nghiệp còn ở mức độ hạn chế. Bên cạnh đó, chính sách phát triển của nhà nước và cơ sở hạ tầng kinh tế công nghệ thông tin chưa thật sự hoàn chỉnh và chưa có khả năng hỗ trợ đầy đủ cho các doanh nghiệp trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Để có thể thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh và mang lại hiệu quả cao đòi hỏi sự chủ động từ phía các doanh nghiệp, Nhà nước và các ban ngành liên quan. Về phía doanh nghiệp, phải có nhận thức đầy đủ, rõ ràng và biện pháp mạnh mẽ trong việc ứng dụng công nghệ thông tin. Đối với nhà nước, cần cải thiện các chính sách về công nghệ thông tin, nỗ lực hơn nữa trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để các doanh nghiệp có thể tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin một cách dễ dàng. Doanh nghiệp và Nhà nước cần phải có sự liên kết chặt chẽ nhằm tạo ra sự phát triển đồng bộ trong nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Bài tập lớn quản trị doanh nghiệp (Trang 29 - 31)