Vai trò của Hiệp định thương mại Việt Mỹ

Một phần của tài liệu Khái niệm, cơ sở và lịch sử hình thành đàm phán thương mại đa phương trong thương mại quốc tế (Trang 31)

III, Quan hệ Thương mại Việt Nam và Hoa kỳ; Hiệp định Việt – Mỹ

4, Vai trò của Hiệp định thương mại Việt Mỹ

Đến cuối năm 2002, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với gần 170 nước trên thế giới, trong số này ta đã có quan hệ thương mại với gần 140 nước. Để tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực thương mại hoạt động, Chính phủ Việt Nam đã ký 90 hiệp định thương mại song phương, trong đó gần 80 cam kết cho Việt Nam hưởng Quy chế

Tối huệ quốc – Most Favoured Nations (MFN). Trong số các hiệp định thương mại song phương đã ký thì Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ sẽ có ảnh hưởng lớn nhất đối với nền kinh tế Việt Nam, vì:

- Mỹ là nước có nền kinh tế và thương mại lớn nhất thế giới: Mỹ chiếm gần 50% sản lượng công nghiệp, gần 20% trị giá xuất nhập khẩu của thế giới. Mỗi năm, Mỹ xuất khẩu gần 900 tỷ USD, nhập khẩu gần 1.300 tỷ USD. Năm 2001, GDP của Mỹ đã lên đến gần 10.000 tỷ USD (số liệu của WTO công bố năm 2002), cho nên ký hiệp định với Mỹ mở ra thị trường thuận lợi có dung lượng lớn cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.Nước Mỹ có vai trò nòng cốt, chi phối hoạt động của các định chế tài chính và thương mại quốc tế như IMF, WTO, WB, ADB…, cho nên ký hiệp định thương mại với Mỹ tạo ra khả năng tăng cường sự ảnh hưởng thuận lợi của các tổ chức trên với nền kinh tế của Việt Nam và giúp đẩy nhanh tiến trình hội nhập của nước ta với khu vực và thế giới.

- Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ được soạn thảo dựa vào các tiêu chuẩn nội dung của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) dành cho các nước kém phát triển, cho nên ký được hiệp định thương mại với Mỹ là một bước tiến quan trọng giúp cho Việt Nam gia nhập Tổ chức WTO.

- Dưới sự ảnh hưởng của Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ, hệ thống pháp luật điều tiết nền kinh tế và thương mại của Việt Nam sẽ thay đổi theo hướng: đầy đủ, minh bạch, tiếp cận với các chuẩn mực chung của quốc tế để tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc các khu vực kinh tế phát triển.Từ sau khi Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ có hiệu lực (11/12/2002), thuế nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam vào Mỹ giảm từ 30-40% tạo điều kiện nâng cao tính cạnh tranh về giá cho hàng hóa của Việt Nam trên thị trường này.

- Môi trường đầu tư Việt Nam hấp dẫn hơn, vì tính bình đẳng, rõ ràng, không phân biệt đối xử và hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất tại Việt Nam đưa vào thị trường Mỹ cũng được hưởng Quy chế Tối huệ quốc.

C, KẾT LUẬN:

Tuy mới xuất hiện từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 nhưng Đàm phán đa phương đã đóng vai trò vô cùng to lớn trong việc thúc đẩy phát triển thương mại quốc tế. Sự hình thành của đàm phán thương mại đa phương là hoàn toàn dựa trên những cơ sơ yêu cầu tất yếu khách quan trong quá trình hoạt động thương mại quốc tế. Xu hướng thương mại tự do hóa, đa phương hóa đang ngày một phát triển như hiện nay đã đẩy mạnh tiến trình của các cuộc đàm phán đa phương. Với sự ra đời của hàng loạt các hiệp định, tổ chức thương mại quốc tế và sự đàm phán thương mại đa phương còn được dự đoán sẽ phát triển vô cùng mạnh mẽ trong những thập kỷ sắp tới.

Một phần của tài liệu Khái niệm, cơ sở và lịch sử hình thành đàm phán thương mại đa phương trong thương mại quốc tế (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w