NỘI DUNG BÀI HỌC

Một phần của tài liệu Giáo án GDCD lớp 11 chuẩn KTKN_Bộ 13 (Trang 34)

6- Luật thuế tiêu thụ đặc biệt

a-Khái niệm: Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu(3), đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế theo qui định của luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Thuế được cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng chịu khi mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ.

b- Đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt: Là các tổ chức, cá nhân (gọi chung là cơ sở) có hoạt động sản

xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

- Cơ sở sản xuất hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá này ở khâu sản xuất.

- Cơ sở nhập khẩu hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiệu thụ đặc biệt phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá này ở khâu nhập khẩu.

- Cơ sở kinh doanh, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

7- Pháp lệnh thuế Tài nguyên

a-Khái niệm: Thuế tài nguyên là loại thuế trực thu, thu vào hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên

thiên nhiên.

b- Đối tượng nộp thuế tài nguyên

Đối tượng nộp thuế tài nguyên bao gồm: Các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế, không phân biệt ngành nghề, hình thức khai thác, có địa điểm cố định hay lưu động, hoạt động thường xuyên hay không thường xuyên, các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hay bên nước ngoài hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng, có khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên của nước Việt Nam.

Tài nguyên thiên nhiên ở đây bao gồm: Tài nguyên khoáng sản kim loại đen, kim loại màu, khoáng sản không kim loại, gỗ, sản phẩm rừng tự nhiên khác, nước…

8- Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp

a- Khái niệm: Thuế sử dụng đất nông nghiệp là loại thuế trực thu, thu vào hoạt động sử dụng đất để

sản xuất nông nghiệp.

Đất để sản xuất nông nghiệp bao gồm:

- Đất trồng trọt: Là đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cỏ.

- Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: Là đất đã có chủ sử dụng chuyên nuôi trồng thuỷ sản hoặc vừa nuôi trồng thuỷ sản vừa trồng trọt, nhưng về cơ bản không sử dụng vào các mục đích khác.

- Đất rừng trồng: Là đất đã được trồng rừng và đã giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, chăm sóc và khai thác, không bao gồm đất đồi núi trọc.

Trong trường hợp không sử dụng đất thuộc diện chịu thuế theo quy định thì chủ sử dụng đất vẫn phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp.

b- Đối tượng nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp

Bao gồm: Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp.

Hiện nay thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, thuế sử dụng đất nông nghiệp được tạm miễn thuế cho người sử dụng đất đến hết năm 2010.

9 -Luật thuế xuất, nhập khẩu

a- Khái niệm: Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là một loại thuế gián thu, đánh vào hàng hóa được phép

xuất, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam.

b- Đối tượng nộp thuế xuất nhập khẩu

Đối tượng nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu là tất cả các tổ chức, cá nhân được phép xuất nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế.

Trường hợp xuất, nhập khẩu ủy thác, thì tổ chức nhận ủy thác chịu trách nhiệm nộp thuế XNK.

Ngoài 9 CS, pháp luật thuế nêu trên trong thực tế chúng ta còn có các chính sách thu khác là: - Thu tiền thuê đất: Áp dụng cho các tổ chức, cá nhân thuê đất của NN để sản xuất kinh doanh. - Thu tiền sử dụng đất: Áp dụng trong trường hợp NN giao đất để ở, để sản xuất kinh doanh. - Thu phí lệ phí ( bao gồm cả lệ phí trước bạ): Áp dụng trong các trường hợp tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước hoặc tổ chức được uỷ quyền phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong danh mục phí(4), lệ phí(5) ban hành kèm theo Pháp lệnh phí, lệ phí.

Chú thích:

1. Thuế gián thu: Là loại thuế không trực tiếp đánh vào thu nhập hay tài sản của người nộp thuế mà đánh một cách gián tiếp thông qua giá cả hàng hoá, dịch vụ. Người tiêu dùng những hàng hoá, dịch vụ đó là người chịu loại thuế này (người nộp thuế và người chịu thuế khác nhau).

Ví dụ: Doanh nghiệp tư nhân nộp thuế giá trị gia tăng thì ở đây người chịu thuế là người tiêu dụng vì người tiêu dùng chịu thuế giá trị gia tăng thông qua việc mua hàng hoá, dịch vụ doanh nghiệp tư nhân bán hàng hoá thu tiền hàng và tiền thuế giá trị gia tăng về và nộp thay người tiêu dùng vào ngân sách nhà nước.

2. Giá trị tăng thêm: Là khoản chênh lệch giữa tiền bán hàng với tiền mua hàng và các chi phí mua, bán hàng hoá khác tương ứng với số lượng hàng hoá bán ra trong kì tính thuế.

Ví dụ: Một cơ sở A hoạt động sản xuất chế biến gỗ, trong tháng có số tiền thu về từ bán sản phẩm là 25 triệu đồng.

- Tiền mua gỗ để về chế biến: 14 triệu đồng. - Chi phí khác: 5 triệu đồng.

Vậy giá trị gia tăng ( giá trị tăng thêm ) làm căn cứ để tính thuế là: 25 triệu - 19 triệu = 6 triệu.

3. Thuế trực thu: Là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế ( người nộp thuế và người chịu thuế là một ).

Ví dụ: Một người phải nộp thuế thu nhập cá nhân, thì người nộp thuế là cá nhân đó đồng thời người đó cũng là người chịu thuế .

4. Phí: Là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ được quy định trong danh mục phí ban hành kèm theo Pháp lệnh phí, lệ phí

5. Lệ phí: Là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức được uỷ quyền phục vụ công việc quản lý Nhà nước được quy định trong danh mục lệ phí ban hành kèm theo Pháp lệnh phí, lệ phí. Tuần thứ: 34 Tiết PPCT 34 Ngày soạn: 10 - 2 -2014 Lớp dạy: 11 ÔN TẬP HỌC KÌ II I. Mục tiêu bài học.

- Củng cố lại kiến thức cho học sinh từ đó giúp học sinh hệ thống lại những kiến thức đã học. - Hướng dẫn học sinh ôn tập, học bài và vận dụng kiến thức một cách có hệ thống và có hiệu quả. - Học sinh định hướng được việc ôn tập cũng như cách làm bài của học sinh

II. Tài liệu và phương tiện dạy học.

- SGK, SGV, TLHDGD GDCD 11, Bài tập tình huống, Bài tập trắc nghiệm GDCD 11 - Bài tập tình huống, SGK KTCT, CNXHKH

III. Tiến trình lên lớp.

1. Ổn định tổ chức lớp.2. Nội dung ôn tập 2. Nội dung ôn tập

- Hệ thống hoá kiến thức trọng tâm, cơ bản của học kì II - Cho học sinh trao đổi những nội dung, những vấn đề đã học - Giáo viên trả lời những câu hỏi thắc mắc của học sinh - Đặt ra một số câu hỏi ở dạng kiểm tra

- Định hướng cách làm bài kiểm tra cho học sinh

3. Dặn dò nhắc nhở.

Về nhà ôn tập và tiết sau kiểm tra học kì II : Bài 9 ; 10 ; 11 ; 14.

DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN

Tuần thứ: 35 Tiết PPCT 35 Ngày soạn: 18 - 3 -2014 Lớp dạy: 11

KIỂM TRA HỌC KÌ III. Mục tiêu kiểm tra. I. Mục tiêu kiểm tra.

- Đánh giá được chất lượng học tập bộ môn của học sinh và thái độ của học sinh đối với bộ môn. - Đánh giá được kĩ năng, kĩ sảo làm bài của học sinh và kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế địa phương.

- Từ đó giáo viên có cái nhìn tổng quát và điều chỉnh (nếu có) phương pháp và kĩ năng truyền thụ kiến thức cho học sinh trong những năm tiếp theo.

1. ổn định tổ chức lớp.

2. Nội dung đề kiểm tra kiểm tra.

Câu 1: Em hãy trình bày và phân tích Nhiệm vụ, vị trí và phương hướng của chính sách Giáo dục và Đào tạo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay? (4 điểm)

* Nhiệm vụ của GD & ĐT

- Nâng cao dân trí

Vì dân trí thấp là tụt hậu và không thể hội nhập vì vậy phải nâng cao dân trí. - Đào tạo nhân lực

+ Tạo ra đội ngũ lao động + Tạo ra đội ngũ chuyên gia + Tạo ra đội ngũ nhà quản lý - Bôì dưỡng nhân tài

Đào tạo và bồi dưỡng nhân tài thì mới có khả năng thu hẹp khoảng cách với các nước văn minh.

* Vị trí của GD&ĐT: là quốc sách hàng đầu vì:

- Xây dựng XHCN con người được đặt ở vị trí trung tâm, là mục tiêu và động lực của sự phát triển. - Góp phần đào tạo, bồi dưỡng con người

- Học vấn của nhân dân được nâng cao từ đó nắm bắt và sử dụng được KHCN.

* Phương hướng cơ bản để phát triển Giáo dục và Đào tạo.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả GD & ĐT - Mở rộng quy mô GD

- Ưu tiên đầu tư cho GD & ĐT

- Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục

- Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục: huy động mọi nguồn lực vật chất và trí tuệ của xã hội tham gia vào sự nghiệp giáp dục.

- Tăng cường hợp tác quốc tế về GD&ĐT: vì để tiếp cận với giáo dục tiên tiến trên thế giới.

Câu 2: Theo em tại sao phải kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh? Kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh là như thế nào? (4 điểm)

a. Tại sao phải kết hợp... (2 điểm)

Dựng nước đi đôi với giữ nước là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc ta. Trong tình hình hiện nay, chúnh ta càng phải quán triệt việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc tổ quốc VN XHCN. Hai nhiệm vụ này có quan hệ mật thiết với nhau, thúc đẩy lẫn nhau, trong đó nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu là xây dựng thành công CNXH trên đất nước ta.

b. Kết hợp KT với QP&AN là: (2 điểm)

Chiến lược PT KT phải gắn với chiến lược phát triển QP&AN, chiến lược QP&AN phải phục vụ cho chiến lược PT KTXH. Xây dựng phải gắn với bảo vệ. Nếu KT không phát triển, không đem lại đời sống ngày càng tốt đẹp cho nhân dân thì sẽ không tạo ra được nền tảng vững chắc để tăng cường QP&AN.

Câu 3: Em hiểu như thế nào về xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc? (2 điểm)

- Tiên tiến: tinh thần yêu nước và tiến bộ theo chủ nghĩa Mác-Lênin , tư tưởng HCM vì mục tiêu phát triển con người toàn diện.

- Đậm đà bản sắc dân tộc: giá trị tinh hoa văn hoá dân tộc Việt đó là: lòng yêu nước, chí tự lực tự cường, thức cộng đồng, lòng nhân ái, sáng tạo, cần cù, giảm dị trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu Giáo án GDCD lớp 11 chuẩn KTKN_Bộ 13 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w