I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
Khắc sâu kiến thức về các hiện tượng bề mặt của chất lỏng .
Đo được lực căng bề mặt của nước tác dụng lên một chiếc vòng kim loại nhúng chạm vào mặt nước , từ đó xác định được hệ số căng bề mặt nước ở nhiệt độ phòng .
2. Kĩ năng:
- Biết cách sử dụng thước cặp để đo độ dài đường kính của chiếc vòng kim loại.
- Biết cách dùng lực kế nhạy ( giới hạn đo 0,1N )để đo được chính xác giá trị của lực căng tác dụng vào vòng .
- Từ kết quả đo , tính hệ số căng bề mặt và xác định sai số của phép đo.
II.CHUẨN BỊ:
Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS một bộ dụng cụ thí nghiệm như sau: 1. Lực kế 0,1n có độ chính xác 0,001N.
2. chiếc vòng kim loại bằng nhôm có dây treo.
3. Hai cốc nhựa đựng nước sạch được nối thông nhau bằng một ống cao su. 4. Giá treo lực kế .
5. Thước kẹp có giới hạn đo 150mm , độ chia nhỏ nhất 0,1 ; 0,05 hoặc 0,02mm. 6. Khăn lau.
7. Bản báo cáo thực hành theo mẫu trong bài 40 SGK.
III.TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC: 1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Dạy và học bài mới:
HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS NỘI DUNG
Hoạt động 1: (5 phút) Nhắc lại kiến thức cũ và nhận thức vấn đề của bài học.
Định nghĩa lực căng bề mặt ? Lực căng bề mặt tác dụng lên
một đoạn đường nhỏ bất kì trên bề mặt chất lỏng luôn có phương vuông góc với đoạn đường này và tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng, có chiều làm giảm diện tích bề mặt chất lỏng và có độ lớn f tỉ lệ thuận với độ dài l của đoạn đường đó
l f =σ.
I. MỤC ĐÍCH :
Hoạt động 2: (10 phút)Tìm hiểu các dụng cụ đo và tìm hiểu cơ sở lí thuyết để tìm được hệ số căng bề mặt của nước .
Giới thiệu bộ dụng cụ thí nghiệm như SGK.
Yêu cầu HS đọc SGK và cho biết cách xác định hệ số căng bề mặt của nước ?
Ta tiến hành thí nghiệm để xác định các đại lượng nào?
Giới thiệu công dụng của từng dụng cụ trong thí nghiệm . Trả lời như SGK. Ta tiến hành thí nghiệm để xác định độ lớn lực chỉ trên lực kế . Trả lời như SGK. III.CƠ SỞ LÍ THUYẾT :
* Giá trị lực F đo được trên lực kế là tổng của lực căng và trọng lực : F = Fc + P Mà Fc = σ .L ) ( 2 1 D d P F L L F L Fc c + − = + = = π σ
Với D và d là đường kính ngoài và đường kính trong của chiếc vòng .
Các bước làm thí nghiệm như thế nào?
Hoạt động 3: (25 phút)Tiến hành thí nghiệm.
Yêu cầu từng nhóm HS tiến hành và ghi lại kết quả thí nghiệm .
V. TRÌNH TỰ LÀM THÍ NGHIỆM :
1.Đo lực căng
2.Đo đường kính ngoài và đường kính trong của chiếc vòng
Hoạt động 4: (15 phút)Viết báo cáo.
Yêu cầu HS viết báo cáo thí nghiệm
Hoàn thành bài báo cáo thực hành (mẫu như SGK trang 221).
Hoạt động 5 (35 phút) Kiểm tra đánh giá.
Gọi từng HS lên thuyết trình, tiến hành lại một số thí nghiệm