CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẠN LONG HÀ NỘI2.3.24.
3.1. Phương hướng hoạt động của công ty cổ phần Vạn Long Hà
Nội trong thời gian tới
3.1.1. Phương hướng phát triển ngành
2.3.25.Bộ Xây dựng vừa công bố Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm 2011-2015 và xây dựng kế hoạch 05 năm 2016-2020 của ngành Xây dựng, trong đó xác định cụ thể định hướng phát triển vật liệu xây dựng trong 5 năm tới.
2.3.26.Theo đó, định hướng chính được Bộ Xây dựng đặt ra, đó là:
2.3.27.Phát triển ngành vật liệu xây dựng thành một ngành kinh tế mạnh, trên cơ sở khai thác hợp lý, có hiệu quả tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng ; đảm bảo phát triển hài hoà, bền vững, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng cả về khối lượng, chất lượng lẫn chủng loại cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
2.3.28.Ưu tiên phát triển những công nghệ tiên tiến, hiện đại sản xuất các sản phẩm chất lượng cao và tiêu tốn ít nguyên liệu, năng lượng, nhiên liệu; các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, cách âm, cách nhiệt, thân thiện với môi trường, vật liệu không nung, sản phẩm tái chế. Phát triển các công nghệ sử dụng nhiên liệu tái chế, công nghệ NANO. Chú trọng đầu tư cải tạo, hiện đại hoá các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng hiện có, nhất là các cơ sở sử dụng công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều nguyên nhiên liệu và gây ô nhiễm môi trường.
2.3.29.Phấn đấu đến năm 2020 cơ bản hoàn thành công nghiệp hoá ngành công nghiệp vật liệu xây dựng theo hướng hiện đại (giai đoạn I); hướng đến năm 2030 đạt trình độ là ngành công nghiệp hiện đại, công nghiệp xanh ngang tầm với các nước trong khu vực và thế giới.
2.3.30.Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách về quản lý nhà nước ngành vật liệu xây dựng; kiểm tra, kiểm soát để điều chỉnh, bổ sung các chương trình, quy hoạch sản phẩm vật liệu xây dựng đảm bảo phát triển hợp lý. Tiếp tục tập trung triển khai các quy hoạch: xi măng, vôi, gốm sứxây dựng và đá ốp lát, khoáng sản làm vật liệu xây dựng... Nghiên cứu và dự báo kịp thời cung - cầu các sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu của cả nước. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển Chương trình vật liệu xây không nung, Chương trình cơ khí trọng điểm; thực hiện cơ chế thực hiện xử lý, sử
41
dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất để làm nguyên sản xuất vật liệu xây dựng giai đoạn 2014-2020, định hướng đến năm 2030.
2.3.31.Ngoài ra, phát triển, ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong sản xuất vật liệu xây dựng, thi công xây dựng nhà ở và hạ tầng kỹ thuật theo hướng công nghiệp hóa. Hình thành và phát triển công nghiệp xử lý môi trường đô thị và khu công nghiệp. Làm chủ các công nghệ chế tạo cơ khí nhằm cung cấp các thiết bị xây dựng, thiết bị nâng chuyển, thiết bị trong các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng nhằm thay thế thiết bị ngoại nhập. Nghiên cứu phát triển đô thị và xây dựng công trình có tính đến ứng phó với biến đổi khí hậu…
2.3.32.Bảng 3.1: Nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng trong nước đến năm 2020 được Bộ Xây dựng dự báo như sau:
2.3.33.S 2.3.34.Loại sản
phẩm 2.3.35.Đơn vị
2.3.36.Nhu cầu trong nước
2.3.40.Năm2015 2015 2.3.41.Năm 2020 2.3.42.1 2.3.43.Xi măng 2.3.44.Triệu tấn 2.3.45.56 2.3.46.93 2.3.47.2 2.3.48.Vật liệu ốp lát 2.3.49.Triệu m2 2.3.50.320 2.3.51.470 2.3.52.3 2.3.53.Sứ vệ sinh 2.3.54.Triệu sản phẩm 2.3.55.12,69 2.3.56.20,68 2.3.57.4 2.3.58.Kính xây dựng 2.3.59.Triệu m2 2.3.60.80 2.3.61.110 2.3.62.5 2.3.63.Vật liệu xây dựng 2.3.64.Tỷ viên 2.3.65.26 2.3.66.30 2.3.67.6 2.3.68.Vật liệu lợp 2.3.69.Triệu m2 2.3.70.96,3 2.3.71.106,5 2.3.72.7 2.3.73.Vôi 2.3.74.Triệu tấn 2.3.75.3.9 2.3.76.5,7 2.3.77.8 2.3.78.Đá xây dựng 2.3.79.Triệu m3 2.3.80.125 2.3.81.181 2.3.82.9 2.3.83.Cát xây dựng 2.3.84.Triệu m3 2.3.85.92 2.3.86.130 2.3.87. (Nguồn: Bộ Xây dựng)
2.3.88.Dự kiến xuất khẩu một số sản phẩm có lợi thế với tỷ lệ xuất khẩu như sau:
2.3.89.Xi măng khoảng 20 - 30%, vật liệu ốp lát khoảng 25 - 30%, kính phẳng khoảng 20 - 30%, sứ vệ sinh khoảng 30 - 40%, vôi khoảng 30 - 50% so với tổng công suất thiết kế của mỗi năm.
2.3.90.
42
3.1.2. Phương hướng hoạt động của công ty cổ phần Vạn Long Hà Nội từ nay đến năm 2018
3.1.2.1. Mục tiêu
2.3.91.Mở rộng quy mô kinh doanh, tăng lợi nhuận, tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
2.3.92.Hoạch định chiến lược phát triển thị trường cho sản phẩm của mình và chiến lược đa dạng hóa hàng ngang: bổ sung các sản phẩm và dịch vụ mới có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ hiện tại của doanh nghiệp, tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm.
2.3.93.Hoạch định chiến lược sản xuất và liên kết với các công ty, đặc biệt là công ty xây dựng, đảm bảo được nguồn hàng ra thị trường.
2.3.94.Xây dựng chiến lược sử dụng hiệu quả và huy động vốn nhằm phát triển sản xuất kinh doanh, cố gắng tăng tỉ lệ vốn.
2.3.95.Thực hiện và xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp.
2.3.96.Nâng cao chất lượng và sự phục vụ thỏa mãn khách hàng nhằm tiêu thụ mạnh sản phẩm, chú trọng hơn về khâu marketing nâng cao chất lượng sản phẩm.
2.3.97.Nâng cao sức cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường để từng bước tiến tới hội nhập kinh tế.
2.3.98.Công ty đã đề ra các mục tiêu giai đoạn 2015 - 2018 như sau:
2.3.99.+ Mức tăng doanh thu bình quân hằng năm là 10%.
2.3.100. + Nguồn vốn kinh doanh bình quân tăng 1 đến 2 tỷ mỗi năm.
2.3.101. + Lợi nhuận sau thuế bình quân năm trên 300 triệu đồng.
2.3.102. + Thu nhập bình quân 4,5 đến 5 triệu đồng/người/tháng.
3.1.2.2. Phương hướng hoạt động của công ty cổ phần Vạn Long Hà Nội từ nay đến năm 2018
2.3.103. Giai đoạn 2015 – 2018 công ty cổ phần Vạn Long Hà Nội đã đề ra phương hướng hoạt động của mình như sau:
2.3.104. Doanh nghiệp thực hiện và xây dựng chiến lược mở rộng thị phần cho sản phẩm của mình đang kinh doanh: mở rộng thêm các cửa hàng, đại lý và cải tiến sản phẩm của mình về mẫu mã, kiểu dáng... kinh doanh một số sản phẩm, dịch
43
vụ liên quan để tăng thêm thu nhập cho doanh nghiệp và kích thích sức mua của người tiêu dùng như: các phụ kiện trang trí, tranh ảnh...
2.3.105. Doanh nghiệp huy động thêm nguồn vốn vay ngân hàng và phong phú hóa các kênh cung cấp vốn để mua sắm thiết bị đầu tư và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
2.3.106. Tiếp tục củng cố và nâng cao hình ảnh doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng qua việc: nâng cao chất lượng dịch vụ, uy tín sản phẩm của doanh nghiệp, tăng cường quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp cho khách hàng.
2.3.107. Đồng thời, nâng cao chất lượng và tiến hành tuyển dụng bổ sung những người có năng lực phù hợp với yêu cầu phát triển của doanh nghiệp để hình thành đội ngũ nhân viên làm việc và quản lý, điều hành giỏi đáp ứng nhu cầu nhân sự cho quá trình phát triển của doanh nghiệp phù hợp với tình hình mới. Đặc biệt chú trọng việc nâng cao trình độ quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường trong tương lai.
2.3.108. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế tổ chức, đổi mới quản lý kinh doanh, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ quản lý, trang bị kiến thức nhất định về chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động để họ có thể đảm nhận được những công việc nhất định.
2.3.109. Hoàn thiện tổ chức nơi làm việc và điều kiện lao động thuận lợi cho công việc với bầu không khí làm việc tốt đẹp, thoải mái, nhân viên vui vẻ, hợp tác giúp đỡ nhau trong quá trình làm việc.
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác hoạch định củacông ty cổ phần Vạn Long Hà Nội
2.3.110. Ban lãnh đạo công ty nên thay đổi quan điểm về hoạch định, xây dựng và quản lý tổ chức chặt chẽ có trật tự, định hướng đúng đắn trong quá trình xậy dựng và hoàn thiện công tác hoạch định.
2.3.111. Chú trọng đầu tư hơn vào công tác hoạch định, từ khâu nghiên cứu thị trường đến khi đưa ra quyết định hoạch định cuối cùng.
2.3.112. Kịp thời điều chỉnh các mục tiêu, phương pháp hoạch định phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh.
44
2.3.113. Tối ưu hóa trong phân bổ và sử dụng các nguồn lực trong quá trình hoạch định.
2.3.114. Đề cao hoạch định theo phong cách dân chủ, chủ động tham mưu, lắng nghe ý kiến của lãnh đạo các cấp trung gian, của nhân viên công ty.
2.3.115.
3.3. Các đề xuất, kiến nghị với Nhà nước và công ty cổ phần Vạn
Long Hà Nội
3.3.1. Đề xuất một số giải pháp với công ty cổ phần Vạn Long Hà Nội
Hoạch định sứ mạng, tầm nhìn và các mục tiêu chiên lược
2.3.116. Hoạch định sứ mạng và tầm nhìn có vai trò vô cùng to lớn đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạch định sứ mạng là định hướng xác định mục tiêu và chiến lược của tổ chức, là tiền đề cho định hướng phát triển của công ty. Nhận định giá trị của công ty, những giá trị mong muốn mang đến cho khách hàng, từ đó xác định sứ mạng của công ty, công bố sứ mạng của công ty lên trang web chính thức của mình.
2.3.117. Chú trọng đến hoạch định mục tiêu và chiến lược dài hạn. Công ty nên thuê các chuyên gia hoạch định về tham gia vào công tác hoạch định của mình. Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác hoạch định. Tiến hành đào tạo, nâng cao năng lực hoạch định của các nhà lãnh đạo cấp cao, nhà quản trị cấp trung. Gia tăng nguồn lực của phòng nghiên cứu thị trường, đầu tư nâng cấp hệ thống thông tin trong công ty nhằm thu thập xử lý thông tin một cách kịp thời, nhanh chóng góp phần đưa ra quyết định hoạch định khả thi nhất.
Hoạch định chiến lược
2.3.118. Xây dựng phương án chiến lược cụ thể, tái cơ cấu sản phẩm kinh doanh tập trung nguồn lực vào phân phối các sản phẩm nội thất vì đây là mặt hàng có tỷ suất lợi nhuận cao và nhu cầu lớn.
2.3.119. Tận dụng nguồn lực sẵn có để tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất đảm bảo nguồn hàng ổn định và tận dụng lợi thế giá cả sản xuất.
2.3.120. Đa dạng hóa thêm nữa danh mục sản phẩm có xuất sứ Trung Quốc do thời điểm này những sản phẩm giá rẻ đang chiếm lĩnh phần lớn thị trường Việt Nam. Việc tìm thêm các mặt hàng giá rẻ là phương án khả thi và có hiệu quả cao.
45
2.3.121. Có các phương án, chiến lược dự phòng, đẩy mạnh đa dạng hóa sản phẩm, bổ xung các dịch vụ sản phẩm đi kèm để khi sản phẩm này trên thị trường gặp khó khăn có thể sử dụng sản phẩm thay thế đảm bảo doanh thu và lợi nhuận, giảm thiểu tổn thất do sự biến động của môi trường.
2.3.122.
46
Hoạch định chính sách,thủ tục, quy tắc
2.3.123. Xây dựng chính sách lương thưởng cho nhân viên kinh doanh và toàn thể cán bộ nhân viên một cách hợp lý. Không để tiếp diễn tình trạng quân bình như hiện nay, sẽ làm giảm động lực phấn đấu của nhân viên, về lâu dài sẽ làm giảm sức mạnh kinh doanh của doanh nghiệp. Chính sách của công ty cẩn xây dựng một cách linh hoạt để có thể thích ứng với sự thay đổi của môi trường, và có sự cân nhắc kỹ lưỡng khi đưa ra các chính sách phục vụ cho việc thực hiện mục tiêu.
2.3.124. Các thủ tục của công ty nên giảm thiểu những khâu không quan trọng nhằm giảm thời gian, chi phí. Xây dựng hệ thống thông tin nội bộ, sử dụng dữ liệu đám mây tạo kho dữ liệu để các phòng ban có nhu cầu có thể xem mọi lúc mọi nơi. Cụ thể như phòng kế toán và phòng kinh doanh có thể dùng phầm mềm Excel tạo danh mục hàng hóa, lượng tồn đầu và tồn cuối để các bộ phần có thể xem xét mà không cần đối chiếu, hỏi han.
2.3.125. Các quy tắc nên áp dụng mềm dẻo hơn, tạo cho nhân viên một môi trường làm việc thoải mái để tạo cho nhân viên phát huy khả năng làm việc, sự sáng tạo trong công việc tuy nhiên phải đảm bảo các nhân viên chấp hành đúng các nội quy, quy định đã được toàn thể công ty đưa ra như: đi làm và ra về đúng giờ, không bỏ buổi làm việc riêng trừ nhân viên thị trường.
Hoạch định ngân sách
2.3.126. Hiện tại Công ty cổ phần Vạn Long Hà Nội đã vượt qua thời kỳ khủng hoảng tài chính. Em xin đưa ra một số giải pháp cho công ty:
2.3.127. Thiết lập cơ cấu vốn hợp lý, công ty nên tăng vốn vay vì hiện tại cơ cấu vốn vay khá thấp trong tổng cơ cấu vốn, tận dụng tín dụng thương mại nhờ vào việc tận dụng vốn của nhà cung cấp.
2.3.128. Bên cạnh đó có biện pháp kiểm soát mức chi tiêu hoạt động kinh doanh ở mỗi phòng ban, doanh nghiệp nên tham khảo ý kiến đề xuất kế hoạch sử dụng ngân sách của các phòng ban, từ đó đưa ra mức ngân sách phù hợp cho mỗi phòng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách của công ty.
2.3.129. Công ty nên có một khoản ngân sách dự phòng để đề phòng
rủi ro, khắc phục hậu quả khi gặp yếu tố bất chắc.
2.3.130.
47
Hoàn thiện quy trình hoạch định
2.3.131. Làm tốt công tác điều tra, thu thập nắm bắt và xử lý kịp thời các thông tin về thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh… để tiến hành hoạch định cho phù hợp.
2.3.132. Nâng cao trình độ của đội ngũ chuyên gia phân tích, bổ xung các phương pháp phân tích định lương để việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố một cách chính xác nhất tạo điệu kiện cho việc hoạch định được thuận lợi và sát với thực tế.
2.3.133. Với các phương án chiến lược đã lựa chọn, công ty tiến hành xây dựng chi tiết nội dung bao gồm: thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu, giá cả, chính sách, chương trình hành động, ngân sách…
2.3.134. Thường xuyên tổ chức các hoạt động đào tạo nằm nâng cao chất lượng nhân lực đáp ứng sự thay đổi phức tạp của môi trường. Ngoài ra, để tạo động lực cho nhân viên làm việc tích cực và gắn bó lâu dài với công ty thì cần có chính sách đãi ngộ phù hợp như cải thiện mức lương hiện tại, thưởng vượt mục tiêu, thưởng lễ tết, tổ chức các hoạt động vui chơi, du lịch cho nhân viên…
2.3.135. Xây dựng tổng ngân sách và kế hoạch phân bổ chúng cho từng giai đoạn triển khai, cùng với đó doanh nghiệp nên tham khảo ý kiến đề xuất kế hoạch sử dụng ngân sách của các phòng ban, từ đó đưa ra mức ngân sách phù hợp cho mỗi phòng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách của công ty.
2.3.136. Bên cạnh đó, công ty cần xây dựng các phương án dự phòng trong trường hợp bất lợi cũng như sự biến động bất thường của môi trường kinh doanh.
3.3.2. Các kiến nghị đối với Nhà Nước
2.3.137. Hỗ trợ doanh nghiệp về các vấn đề thông tin kịp thời, các nghiên cứu thị trường ở quy mô lớn, giúp doanh nghiệp có đầy đủ thông tin trong quá trình phân tích môi trường để đề ra phương án chiến lược kinh doanh.
2.3.138. Nhà nước cũng cần có sự điều chỉnh hợp lý đối với các vấn đề mang tầm vĩ mô như lạm phát, lãi suất, để giúp hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bớt gặp các khó khăn. Đặc biệt, nhu cầu của doanh nghiệp là mở rộng sản xuất kinh doanh nhưng lại gặp vấn đề không biết huy động vốn ở đâu và như thế nào, do vay vốn ngân hàng lãi suất tăng cao có thể dẫn đến thua lỗ.