CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần KASATI (KST)và Công ty cổ phần Vật liệu Điện và Viễn thông Sam Cường (SMT) (Trang 30)

13. Lợinhuận khác (7567706) 211918524 1193626252 533646273 14 Phần lãi lỗ trong

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH

1 Nhóm tỷ số phản ánh khả năng hoạt động

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đòi hỏi phải đầu tư vào cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Các tỷ số phản ánh khả năng hoạt động mô tả mối quan hệ giữa quy mô hoạt động của doanh nghiệp và tài sản cần thiết để duy trì

hoạt động bền vững của doanh nghiệp đó. Nhóm tỷ số này bao gồm các phần tử sau:

Bảng 4.1. Các chỉ tiêu bình quân của KST và SMT trong năm 2011 và 2012 Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu KST SMT

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2011 Năm 2012 Hàng tồn kho bình quân 14.981 11.641 9.217 11.057

Phải thu bình quân 54.513 56.814 12.844 19.357 TSCĐ bình quân 6.042 7.278 15.501 13.546 Tổng tài sản bình quân 91.993 96.793 44.574 50.356 Vốn chủ sở hữu BQ 54.363 53.673 31.124 35.176

1 Vòng quay hàng tồn kho

Vòng quay hàng tồn kho cho biết số vòng quay của hàng tồn kho trong một chu kì kinh doanh. Chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá chính sách đầu tư cho hàng tồn kho hay hiệu quả quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp.

Vòng quay hàng tồn kho=Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho bình quân Hàng tồn kho bình quân = (Hàng tồn kho năm trước + hàng tồn kho năm sau)/2

Bảng 4.2. Vòng quay hàng tồn kho của KST và SMT trong các năm 2011 và 2012

Đơn vị: vòng

KST SMT

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2011 Năm 2012

5,63 8,08 5,01 5,22

Từ bảng số liệu ta thấy:

Vòng quay hàng tồn kho của cả hai doanh nghiệp đều tăng lên nhưng mức tăng của KST lớn hơn rất nhiều so với SMT (2,45 vòngso với 0,21 vòng). Vòng quay hàng tồn kho tăng lên chứng tỏ tỏ thời gian tồn lại trong kho dài hơn, vốn ứ đọng nhiều hơn kéo theo nhu cầu vốn của doanh nghiệp tăng. Chỉ tiêu này ở KST tăng mạnh là do giá vốn hàng bán tăng lên (từ 84.280 lên 94.402 tr) trong khi hàng tồn kho bình quân giảm (từ 14.981 tr xuống 11.641 tr) còn tại SMT là do tốc độ tăng của giá vốn hàng bán lớn hơn tốc độ tăng của hàng tồn kho bình quân. Hai hướng biển đổi ngược nhau này cho thấy hiệu quả quản trị hàng tồn kho của KST tốt hơn SMT.

Vòng quay hàng tồn kho lớn hơn cho thấy KST bán hàng nhanh hơn, hàng tồn kho bị ứ đọng ít hơn góp phần sử dụng vốn có hiệu quả và tăng khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

2 Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân cho biết số ngày bình quân sau khi bán hàng, thu được tiền

Kỳ thu tiền bình quân = Khoản phải thu bình quân/Doanh thu một ngày Bảng 4.3. Kỳ thu tiền bình quân của KST và SMT trong các năm 2011 và 2012

Đơn vị: ngày

KST SMT

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2011 Năm 2012

170,71 161,46 76,71 87,87

Từ bảng số liệu ta thấy:

Trong năm 2012, kì thu tiền bình quân của KST giảm so với năm 2011 (từ 170,71 ngày xuống 161,46 ngày) do tốc độ tăng của các khoản phải thu bình quân nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu một ngày, thời gian bán chịu cho khách hàng ngắn hơn, thu hồi các khoản phải thu nhanh hơn, giảm sự ứ đọng vốn trong khâu thanh toán kéo theo nhu cầu vốn giảm trong điều kiện quy mô sản xuất tăng cho thấy khả năng thanh toán ngắn hạn của khách hàng của công ty tăng lên. Và sự biến đổi trên là ngược lại đối với SMT khi kì thu tiền bình quân tăng lên (từ 76,71 ngày lên đến 87,87 ngày), tương tự có thể nhận thấy nguyên nhân có là do SMT thực hiện chính sách lới nỏng tín dụng với bạn hàng nhằm tăng doanh số hoạt động. Chiến lược này là hợp lí vì năm 2012 là một năm đầy khó khăn, việc đó sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo dựng được quan hệ với đối tác và đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai.

Tuy nhiên,kì thu tiền bình quân của KST lớn hơn rất nhiều so với SMT, điều này một mặt thể hiện sự khác nhau ở chính sách tín dụng của hai công ty. KST thực hiện chính sách tín dụng nới lỏng hơn với bạn hàng nhằm mở rộng doanh số hoạt động nhưng cũng cho thấy lượng vốn bị chiếm dụng của công ty là quá lớn, chứa đựng nhiều rủi ro hơn.

3 Hiệu suất sử dụng TSCĐ

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định cho biết từ 1 đồng đầu tư vào tài sản cố định đem lại bao nhiêu đồng doanh thu

Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần/TSCĐ BQ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.4. Hiệu suất sử dụng TSCĐ của KST và SMT trong các năm 2011 và 2012

KST SMT

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2011 Năm 2012

19,03 17,41 3,89 5,85

Từ bảng số liệu ta thấy:

Trong năm 2012, hiệu suất sử dụng tài sản cố định của KST giảm (từ 19,03 xuống 17,41) trong khi chỉ tiêu của SMT là tăng (từ 3,89 lên 5,85) cho thấy hiệu quả quản trị tài sản dài hạn của KST bị suy giảm và của SMT là hiệu quả hơn so với năm 2011.

Tuy nhiên, hiệu suất sử dụng TSCĐ ở KST lớn hơn rất nhiều so với SMT cho thấy sức tạo ra doanh thu của TSCĐ của KST mạnh hơn nhiều SMT hay công tác quản lí tài sản cố định trong doanh nghiệp KST hiệu quả hơn. Điều này được giải thích bởi giá trị TSCĐ tại KST nhỏ hơn tại SMT nhiều trong khi doanh thu tạo ra lại lớn hơn đáng kể. Cho thấy SMT vấn đang trong giai đoạn đầu tư nhiều vào TSCĐ.

Do đó cả hai công ty cần tìm biện pháp khắc phục tình trạng hiện tại của mình: KST không được để tình trạng sụt giảm kéo dài, và SMT cần nâng cao hiệu suất sủ dụng TSCĐ hơn nữa.

4 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản cho biết từ 1 đồng đầu tư vào tài sản đem lại được bao nhiêu đồng doanh thu

Chỉ tiêu này được tính như sau:

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu thuần/Tổng tài sản BQ

Bảng 4.9. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của KST và SMT trong các năm 2011 và 2012

KST SMT

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2011 Năm 2012

1,25 1,31 1,35 1,57

Từ bảng số liệu ta thấy

Nếu như hiệu suất sử dụng TSCĐ của SMT là thấp hơn nhiều so với KST thì hiệu suất sử dụng tổng tài sản của SMT lại lớn hơn KST. Điều này được giải thích bởi chỉ tiêu này đo lường hiệu quả đầu tư chung bằng cách dựa vào tác động qua lại của cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, đây là yếu tố cốt lõi tạo nên sự khác biệt trên.

Nhìn chung, cả hai công ty đều có sự tăng lên trong hiệu suất sử dụng tổng tài sản của năm 2012 so với 2011, điều đó có nghĩa là so với năm 2011, doanh nghiệp cần ít tài sản hơn để duy trì mức độ hoạt động của hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp đã đặt ra.

Đây là những tỷ số được rất nhiều người quan tâm như: các nhà đầu tư, ngân hàng, người cung cấp…Trong mọi mối quan hệ với doanh nghiệp họ luôn đặt ra câu hỏi: liệu doanh nghiệp có đủ khả năng chi trả các khoản nợ đến hạn hay không?. Để trả lời câu hỏi trên với 2 công ty KST và SMT chúng ta cần sử dụng và phân tích các chỉ số sau đây:

1 Tỷ số thanh toán ngắn hạn

Tỷ số thanh toán ngắn hạn cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng việc bán toàn bộ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp (bao gồm tiền, phải thu và hàng tồn kho).

Tỷ số này được tính như sau

Tỷ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn

Bảng 4.10. Tỷ số thanh toán ngắn hạn của KST và SMT các năm 2011 và 2012

Đơn vị: lần

KST SMT

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2011 Năm 2012

2,155 2,419 2,378 2,361

Tỷ số trung bình của ngành là 2.1 (nguồn:https://www.vndirect.com.vn/v- portal/phan-tich-nganh/chi-so-nganh.shtml) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ số liệu tính toán cho thấy:

Tỷ số thanh toán ngắn hạn của 2 doanh nghiệp đều lớn hơn 1, có thể gọi là an toàn và cũng cao hơn so với mức trung bình ngành trong cả hai năm 2011 và 2012. Điều này cho thấy tài sản ngắn hạn đến lúc này vẫn còn có thể có đủ khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn.

Theo nhận định của ngành thì tỷ số này nằm trong khoảng 2-3 là tốt.Giá trị của tỷ số này giảm chứng tỏ khả năng trả nợ của doanh nghiệp đã giảm và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tài chính tiềm tàng.

Nếu với mức trung bình ngành cần 47.62% giá trị tài sản ngắn hạn để trang trải đủ các khoản nợ ngắn hạn thì KST chỉ cần 41,34% là đủ để thanh toán, con số này của SMT là 42,35% vào năm 2012.Tỷ số thanh toán ngắn hạn của KST năm 2012 tăng so với 2011 (từ 2,155 lên 2,419) do tốc độ giảm của tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn trong khi của SMT giảm nhẹ (từ 2,378 xuống 2,361) do tốc độ tăng của nợ ngắn hạn cao hơn tài sản ngắn hạn. Xu hướng tăng giảm tỷ số thanh toán ngắn hạn của 2 doanh nghiệp theo hai hướng khác nhau,mặc dù tỷ số này của KST tăng nhưng tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn của công ty này lại

giảm nhẹ, ngược lại tỷ số này của SMT giảm nhẹ nhưng các chỉ tiêu tương ứng lại tăng lên khá nhiều (tài sản ngắn hạn tăng40,2%, nợ ngắn hạn tăng 41,2%). Điều này cho thấy KST coi trọng đảm bảo an toàn, tuy nhiên hướng đi hiện tại của SMT khả quan hơn KST vì nếu tình trạng này của KST kéo dài thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động của công ty.

Tuy nhiên, xu hướng hiện tại của SMT cũng không thể kéo dài vì nó làm giảm khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp và rủi ro tài chính tăng lên. Do vậy công ty cũng cần có biện pháp để cho tỷ số này không giảm quá nhiều trong thời gian tới.

Tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn đo lường khả năng mà các tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi thành tiền để hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn. Mặt khác, trong toàn bộ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, khả năng chuyển hóa thành tiền của các bộ phần là khác nhau. Nhìn chung, trong các tài sản ngắn hạn thì khả năng chuyển hóa thành tiền của hàng tồn kho là kém nhất. Do vậy để đánh giá khả năng thanh toán một cách khắ khe hơn ta sử dụng tỷ số thanh toán nhanh.

2 Tỷ số thanh toán nhanh

Tỷ số thanh toán nhanh phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng việc bán một phần tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp (bao gồm tiền, phải thu – không cần bán hàng tồn kho)

Tỷ số này được tính như sau

Tỷ số thanh toán nhanh=(Tài sản ngắn hạn – Dự trữ)/Nợ ngắn hạn

Bảng 4.2. Tỷ số thanh toán nhanh của KST và SMT trong các năm 2011 và 2012

Đơn vị: lần

KST SMT

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2011 Năm 2012

1,836 2,119 1,561 1,696

Giống như tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn, trong các năm 2011 và 2012, hai công ty KST và SMT đều có tỷ số thanh toán nhanh lớn hơn 1, đều đang ở trạng thái an toàn,tỷ số thanh toán nhanh của KST lớn hơn của SMT trong cả hai năm 2011 và 201. Mặc dù ở tỷ số này cả hai công ty cùng có xu hướng năm 2012 tăng

so với năm 2011 mà mức tăng mạnh hơn thuộc về KST, tăng 0,283 (từ 1,836 lên 2,119), con số này của SMT là 0,135 (từ 1,561 lên 1,696) nhưng lại thể hiện ở hai xu hướng khác nhau: so với năm 2011,tài sản ngắn hạn của KST năm 2012 xấp xỉ nhau (xấp xỉ 85,5 tỉ) trong khi hàng tồn kho và nợ ngắn hạn đều giảm đáng kể ( hàng tồn kho giảm hơn 2 tỉ (từ 12.668 xuống 10.614) và nợ ngắn hạn giảm hơn 4 tỉ(từ 12.668 xuống 10.614)) trong khi tại SMT, tỷ số thanh toán nhanh tăng lên là do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn lớn hơn tốc độ tăng của hàng tồn kho và của nợ ngắn hạn với các mức tương ứng là xấp xỉ 12 tỉ (từ 29.938 lên 41.972), 1 tỉ (từ 10.287 lên 11.827) và 5 tỉ (từ 12.587 lên 17.774 tỉ). Tuy có khả năng thanh toán nhanh thấp hơn nhưng ở trạng thái an toàn, sự tăng mạnh trong từng chỉ tiêu của SMT cũng cho thấy hướng đi của công ty này là tốt hơn KST.

Trong nhiều trường hợp, tuy doanh nghiệp có tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn và tỷ số thanh toán nhanh đều cao nhưng vẫn không có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn do các khoản phải thu chưa thu hồi được, hàng tồn kho chưa chuyển hóa được thành tiền. Bởi vậy, muốn biết khả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp tại thời điểm phân tích, chúng ta còn phải sử dụng chỉ tiêu tỷ số thanh toán tức thời.

3 Tỷ số thanh toán tức thời

Tỷ số thanh toán tức thời được tính như sau:

Tỷ số thanh toán tức thời = Tiền/Nợ đến hạn

Chỉ tiêu này cho chúng ta biết khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn (gồm nợ ngắn hạn và nợ trung dài hạn đến hạn thanh toán vào thời điểm đó) bằng việc sử dụng số tiền sẵn có của doanh nghiệp (không cần thu hồi nợ và bán hàng tồn kho)

Bảng 4.3. Tỷ số thanh toán tức thời của KST và SMT trong các năm 2011 và 2012

Đơn vị: lần

KST SMT

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2011 Năm 2012

0,320 0,344 0,279 0,241

Từ bảng số liệu tính toán trên ta thấy,:

Tỷ số thanh toán tức thời của hai công ty đều ở mức thấp (nhỏ hơn 0,5) và sang năm 2012 thì tỷ số này của KST được cải thiện đôi chút (từ 0,320 lên 0,344) do tốc độ giảm của tiền nhỏ hơn tốc độ giảm của nợ ngắn hạn (tiền giảm từ 12.714 xuống 12.148, nợ ngắn hạn giảm từ 39.708 xuống 35.285) trong khi của SMT lại giảm đi (từ 0,279 xuống 0,241) do tốc độ tăng của tiền nhỏ hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn ( tiền tăng từ 3.510 lên 4.283, nợ ngắn hạn tăng từ 12.587 lên 17.774). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điều này cho thấy cả hai công ty đều không có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn bằng số tiền sẵn có mà không sử dụng việc bán hàng tồn kho và thu nợ)

. Do đó trong thời gian tới cả 2 công ty nên tăng mức dự trữ bằng tiền và các khoản tương đương đến một mức phù hợp để đảm bảo khả năng thanh toán tức thời. Tuy nhiên do đặc điểm ngành của 2 công ty là cung cấp các thiết bị điện tử công nghệ phần cứng nên chủ yếu tài sản ngắn hạn là các khoản phải thu, do đó mà mức dự trữ này còn phải phụ thuộc vào từng thời kì.

3 Nhóm tỷ số phản ánh khả năng cân đối vốn

Phân tích khả năng cân đối vốn của doanh nghiệp nhằm đánh giá mức độ rủi ro tài chính mà doanh nghiệp phải gánh chịu. Nhìn chung một hệ số nợ cao trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp (hay doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính cao) thường phản ánh mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp cao và ngược lại.

Để phân tích khả năng cân đối vốn của 2 doanh nghiệp KST và SMT chúng ta sử dụng các chỉ tiêu sau

1 Hệ số nợ

Hệ số nợ cho biết trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn vốn từ bên ngoài (từ các chủ nợ) là bao nhiêu phần trăm và nếu so sánh với tổng tài sản thì hệ số này phản ánh mức độ tài trợ cho số tài sản hiện có của doanh nghiệp từ nguồn vốn bên ngoài.

Hệ số nợ = Tổng nợ/Tổng nguồn vốn (tổng tài sản)

Bảng 4.4. Hệ số nợ của KST và SMT trong các năm 2011 và 2012.

KST SMT

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2011 Năm 2012

40,46% 37,02% 27,88% 31,99%

Hệ số trung bình ngành là 34,45% Từ bảng số liệu tính toán được ta thấy:

Hệ số nợ của KST cao hơn nhiều so với SMT, trong năm 2012 mặc dù hệ số nợ của KST giảm (từ 40,46% xuống 37,02%) nhưng vẫn ở trên mức trung bình ngành còn của SMT lại tăng (từ 27,88% lên 31,99%) nhưng vẫn ở dưới mức trung bình ngành, cho thấy KST hiện đang có rủi ro tài chính cao hơn SMT và cũng cao hơn mức trung bình ngành. Tuy hướng đi ngược nhau của 2 công ty thể hiện tính khả quan khi đang thực hiện thay đổi cơ cấu để tiến tới hệ số nợ trung bình ngành nhưng hướng đi của SMT tốt hơn : tốc độ tăng của nợ cao hơn tốc độ tăng của

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần KASATI (KST)và Công ty cổ phần Vật liệu Điện và Viễn thông Sam Cường (SMT) (Trang 30)