CHƯƠNG III THIẾT KẾ NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN

Một phần của tài liệu Đồ án môn học nhà máy thủy điện trường Đại học xây dựng (Trang 30)

III.1. Chọn loại và kết cấu NMTĐ

− Với cột nước Hmax = 38.16 (m), vậy ta chọn kiểu nhà máy sau đập.

III.2. Nhà máy thủy điện

III.2.1. Phần dưới nước của NMTĐ

1. Cửa lấy nước

− Kích thước cửa lấy nước cần chọn để đảm bảo v = ( 1÷2) m/s. Dạng trần CLN có dạng chảy bao elip và phải nằm dưới MNC ít nhất là 1m (và lớn hơn 3v2/2g) để tránh không khí lọt vào đường dẫn.

− Kích thước phần dưới nước nhà máy

− Phần dưới nước của NMTĐ có kích thước phụ thuộc vào buồng tuabin, ống hút,

đường ống dẫn vào Tuabin và cửa vẳntớc tuabin (nếu có). Ngoài ra nó phải đủ diện tích để bố trí các thiết bị cho vận hành và bão dưỡng các thiết bị khác nhau trong NMTĐ

− Cao trình đặt tua bin : ∇TB= 374.5 (m)

− Cao trình MNHL max tra trên đồ thị quan hệ Zhl=f(Q)

∇HLmax= f(QTĐ max+ Qlũ)=f(246.21+1250)=f(1496.21) = 387.4 (m) ;

− Chiều dày tấm đáy trên nền đá lấy = 0.5 ÷ 2(m).chọn 1.5m

− Chiều rộng B của khối tổ máy cũng là khoảng cách giữa 2 tổ máy và phụ thuộc

vào buồng tuabin.với buồng bê tông td đa giác.

− Chiều dày L phụ thuộc vào chiều dài ống hút và khoảng cách từ van trước

tuabin đến trục tổ máy. Chiều dày tối thiểu giữa 2 buồng tuabin kế cận phải đảm bảo điều kiện bền do áp lực nước gây ra khi 1 buồng tuabin không có nước, không nhỏ hơn 2m. Khoảng cách giữa 2 trục tổ máy là 11.5 m

III.2.2. Phần trên khô của NMTĐ

1. Sàn gian máy.

− Sàn gian máy là nơi bố trí máy phát điện, các tủ điều khiển, hệ thống nồi dầu áp lực phục vụ vận hành NMTĐ.

− Cao trình sàn gian máy phụ thuộc vào cao trình đặt TB, chiều cao khối tổ máy và MNHLmax.

+ Chọn cao trình sàn gian máy là +384.5

− Chiều dài sàn gian máy được xác định nhờ việc chọn trong tổ hợp của chiều dài

khoang tổ máy phần dưới nước và chiều dài khoang tổ máy phần trên khô. LSGM = 11.5m

− Chiều rộng gian máy phụ thuộc nhịp của cần trục cầu, ở đây L = 16(m), đủ bố trí các thiết bị và tổ máy.

2. Sàn lắp máy

− Chiều rộng lắp máy phụ thuộc nhịp của cần trục cầu, ở đây L = 16(m), đủ bố trí các thiết bị và tổ máy.

− Là nơi dùng để lắp ráp và sửa chữa các thiết bị của nhà máy thuỷ điện. Bố trí sàn lắp máy ở đầu hồi NMTĐ nơi có đường giao thông đi vào

− Cao trình sàn lắp máy cao hơn cao trình SGM. Cao trình SLM= +388.4

− Để lợi dụng cầu trục của gian máy, lấy chiều rộng sàn lắp máy bằng chiều rộng gian máy. Chiều dài sàn lắp máy LSLM=(1÷1,2)LSGM = 13.0 (m)

3. Các phòng phục vụ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Các phòng phục vụ của nhà máy thuỷ điện được bố trí trong và ngoài nhà máy

ở các cao trình khác nhau, được chia làm 3 nhóm chính:

− Nhóm 1: Gồm các phòng sản xuất, đảm bảo sự trực tiếp sự làm việc bình

thường của nhà máy: phòng khí nén, phòng cấp nước kỹ thuật, phòng ắc qui, phòng cung cấp điện tự dùng, phòng thí ngiệm điện cao áp...

− Nhóm 2: gồm các phòng thao tác phục vụ: phòng điều khiển, phòng thiết bị

phân phối điện năng, phòng phân phối điện tự dùng, phòng thông tin liên lạc...

− Nhóm 3: gồm các phòng ít liên quan đến hoạt động trực tiếp của nhà máy, đó là

các phòng quản lý hành chính.

− Diện tích các phòng được lấy theo yêu cầu sử dụng và theo các quy định của qui phạm.

III.2.3. Hệ thống cột, cửa sổ, cửa ra vào và cầu thang.

− Bước cột lấy bằng ½ chiều dài của gian máy, giữa sàn lắp máy và gian máy có

khe lún. Cột được làm bằng bê tông cốt thép, kích thước 0,8x1,2(m), bước cột L = 5.75 m.

− Hệ thống cửa sổ được bố trí thành hai dãy ở phần tường ở cả bên trên lẫn bên dưới dầm cầu trục.

− Giữa các phòng và các tầng được thông với nhau bởi cửa ra vào và cầu thang.

− Tường nhà máy được xây bằng gạch dày 22(cm), chủ yếu để bao che chứ

không có tác dụng chịu lực.

III.2.4. Hệ thống thông gió, chiếu sáng.

− Ngoài phần thông gió, chiếu sáng tự nhiên do hệ thống cửa sổ ở nhà máy thuỷ điện, ta cần phải bố trí hệ thống thông gió, chiếu sáng nhân tạo để đảm bảo sự hoạt động bình thường và an toàn cho nhà máy thuỷ điện.

− Phần thông gió, chiếu sáng nhân tạo cần được tính toán theo quy định của quy phạm. Trong phạm vi đồ án này không trình bày.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1, Hoàng Đình Dũng, Vũ Hữu Hải, Phạm Hồng Nhật, Vũ Văn Nghĩa, Hoàng

Văn Tần. Nhà máy của Trạm thủy điện. NXB Giáo dục – 1996.

2, Lê Phu. Hướng đồ án thiết kế Nhà máy thủy điện. Đại học Bách khoa

TP.HCM – 1998.

3, Hoàng Đình Dũng, Vũ Hữu Hải, Hoàng Văn Tần, Nguyễn Thượng Bằng.

Máy thủy lực – tuabin nước và máy bơm. NXB Xây dựng – 2001.

4, Hoàng Văn Tần, Phạm Hồng Nhật. Hướng dẫn đồ án NMTĐ. NXB Xây

dựng – 2004.

5, Kixelep P.G (chủ biên),Lưu Công Đào,Nguyễn Tài (dịch). Sổ tay tính toán

thủy lực. NXB Nông nghiệp – Hà Nội – 1972. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6, Lê Phu. Tuốc bin nước. Đại học Xây dựng – Hà nội -1972.

7, Thomas C.Elliott Kao Chen, Robert C.Swanekamp. Standard Handbook of

powerplant Engineering. New york – 1998.

8, Karelin V. IA, Kriptrenko. Trạm Thủy điện. NXB Năng lượng nguyên tử -

Một phần của tài liệu Đồ án môn học nhà máy thủy điện trường Đại học xây dựng (Trang 30)