Đặc điểm về phương thức trả lương của Công ty

Một phần của tài liệu luận văn kế toán Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Lâm nghiệp Tam Thắng. (Trang 28)

Chính sách lương là một chính sách linh động, uyển chuyển phù hợp với hoàn cảnh xã hội, với khả năng của từng Công ty- Xí nghiệp, đối chiếu với các Công ty - Xí nghiệp khác trong cùng ngành. Chúng ta không thể và không nên áp dụng công thức lương một cách máy móc có tính chất đồng nhất cho mọi công ty, xí nghiệp. Có công ty áp dụng chế độ khoán sản phẩm thì năng xuất lao động cao, giá thành hạ. Nhưng công ty khác lại thất bại nếu áp dụng chế độ trả lương này, mà phải áp dụng chế độ trả lương theo giờ cộng với thưởng . . . Do vậy việc trả lương rất đa dạng, nhiều Công ty phối hợp nhiều phương pháp trả lương cho phù hợp với khung cảnh kinh doanh của mình. Hiện tại Công ty Lâm nghiệp Tam thắng áp dụng 3 hình thức trả lương:

+ Trả lương theo thời gian

+ Trả lương theo thời gian có liên hệ khối lượng công việc khoán được hoàn thành.

+ Trả lương theo sản phẩm.

+ Hình thức tiền lương theo thời gian

Tiền lương tính theo thời gian là tiền lương tính trả cho người lao động theo thời gian làm việc, cấp bậc công việc và thang lương của người lao động

Theo yêu cầu và khả năng quản lý, thời gian lao động của Công ty, việc tính trả lương thời gian cần tiến hành theo thời gian giản đơn hay tiền lương thời gian có thưởng.

Tìền lương thời gian giản đơn: Là hình thức tiền lương thời gian với đơn giá tiền lương thời gian cố định.

Tiền lương thời gian có thưởng: là tiền lương thời gian giản đơn kết hợp thêm tiền thưởng.

Thường được áp dụng cho lao động làm công tác văn phòng như Ban giám đốc, phòng TCHC, phòng KHKT và phòng TCKT. Theo hình thức này, cuối

tháng căn cứ vào bảng chấm công kế toán tiền lương căn cứ vào đơn giá tiền lương , ngày công thực tế và các chế độ khác để tính lương cho từng người và lên bảng thanh toán lương.

Mức lương tháng = Mức lương cơ

bản x [HS lương + Tổng hệ số các khoản phụ cấp] Mức lương tuần = Mức lương tháng x 12

52

Mức lương ngày = Mức lương tháng 22

+ Hình thức trả lương khoán

Tiền lương khoán là hình thức trả lương cho người lao động theo khối lượng và chất lượng công việc mà họ hoàn thành.

Công ty hiện nay có một lực lượng bảo vệ rừng không hưởng lương chuyên trách mà đang hưởng lương theo hình thức trả lương theo đơn giá khoán xong được trả theo thời gian.

Hình thức này được áp dụng đối với nhân viên quản lý BVR tại các đội sản xuất (mỗi đội một người). Theo hình thức này căn cứ để trả lương vẫn là thời gian làm việc thực tế như đối với lao động hưởng lương thời gian nhưng có điểm khác với trả lương theo thời gian là đơn giá tiền lương cho một ngày làm việc được xây dựng thành một mức thống nhất tương đương với đơn giá tiền lương ngày của công nhân trồng rừng bậc 3, cụ thể:

Đơn giá

Tiền lương một ngày =

Lương tối thiểu x H/S lương cn rừng b3 x PC khu vực 22

Theo công thức trên , đơn giá tiền lương một ngày làm việc của nhân viên QLBVR rừng ở đội là:

540.000 x ( 2,56 + 0,3)

22 = 70.200

+ Hình thức trả lương theo sản phẩm

Được áp dụng để trả lương cho công nhân trực tiếp sản suất. Tiền lương sản phẩm của công nhân sản suất được tính dựa vào số lượng sản phẩm hoàn thành được nghiệm thu và đơn giá lương của một đơn vị sản phẩm .

Tiền lương sản phẩm của CN sản xuất =

Đơn giá tiền lương của một đơn vị sản phẩm x

Sp hoàn thành trong kỳ

Đơn giá tiền lương của một đơn vị sản phẩm: Do phòng kế hoạch kỹ thuật lên đơn giá chi tiết sản phẩm hoàn thành. Công ty căn cứ vào hồ sơ dự toán trồng, chăm sóc, bảo vệ, phương án khai thác đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở định mức để tính đơn giá thanh toán .

Tính lương cho từng công nhân căn cứ vào khối lượng công việc (sản phẩm) hoàn thành và đơn giá khoán tại công việc mà người công nhân đó làm. Sau đó dựa vào số công của từng công nhân trong từng tổ để tính lương tháng cho từng người.

Ví dụ : Đơn giá ngày công của công nhân trồng rừng (Khâu phát cải tạo) được tính bằng mức lương tối thiểu nhân với (hệ số lương cấp bậc công việc (bậc 3) + phụ cấp khu vực ) chia cho 26 ngày công .

Đơn giá ngày công = 540.000* (2,56+0,3) /26 = 59.400 đ/c Với Định mức phát cải tạo là 35 công /ha

Đơn giá nhân công cho 1 ha phát cải tạo = 35 x 59.400 = 2.079.000 đ

+ Các hình thức đãi ngộ khác ngoài lương. * Chế độ tiền thưởng .

Ngoài chế độ tiền lương các Doanh nghiệp còn tiến hành xây dựng chế độ tiền thưởng cho cá nhân có thành tích trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiền thưởng thực chất là khoản tiền bổ xung nhằm quán triệt đầy đủ hơn nguyên tắc phân phối theo lao động. Trong cơ cấu thu nhập của người lao động thì tiền lương có tính ổn định thường xuyên còn tiền thưởng chỉ là phần thêm và phụ thuộc vào chỉ tiêu thưởng, kết quả sản xuất kinh doanh,chế độ tiền thưởng chỉ coi như là biện pháp quản lý khuyến khích sản xuất kinh doanh,không đơn thuần là sự phân phối lại lợi nhuận của Doanh nghiệp. Để bảo đảm tính khách quan tích cực trong việc thực hiện chế độ tiền thưởng,cần nâng cao năng lực tham gia của ban chấp hành Công đoàn cơ sở ngay từ khi xây dựng cơ chế tiền thưởng tại Doanh nghiệp.

* Nguyên tắc thực hiện chế độ tiền thưởng - Đối tượng xét thưởng

+ Lao động có thời gian làm việc từ một năm trở lên

+ Lao động có đóng góp lớn vào kết quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp

- Mức thưởng

+ Căn cứ vào hiệu quả đóng góp của người lao động đối với Doanh nghiệp thể hiện qua năng xuất chất lượng công việc .

+ Căn cứ vào thời gian làm việc tại Doanh nghiệp, người có công tác thậm niên lâu năm thì thưởng nhiều hơn .

+ Căn cứ vào việc chấp hành nội quy kỷ luật của Doanh nghiệp. - Các loại tiền thưởng.

+ Tiền thưởng thi đua (lấy từ quỹ khen thưởng)và tiền thưởng trong sản xuất lao động như nâng cao chất lượng sản phẩm được thưởng, tiết kiệm vật tư, , thưởng phát minh sáng kiến.

+ Tiền thưởng trong sản xuất kinh doanh (thưởng thường xuyên). Đây là khoản tiền thưởng có tính chất lượng, thực chất là một phần quỹ lương được trích ra để trả cho người lao động dưới hình thức tiền thưởng theo một tiêu chí nhất định.

*- Chế độ phụ cấp.

- Phụ cấp lưu động: Phụ cấp lưu động nhằm bù đắp cho những người làm việc một số nghề hoặc công việc phải thường xuyên thay đổi nơi ở, nơi làm việc ,điều kiện sinh hoạt không ổn định, khó khăn.

- Phụ cấp trách nhiệm: Nhằm bù đắp cho những người trực tiếp sản xuất hoặc làm công tác chuyên môn nghiệp vụ vừa kiêm công tác quản lý, không thuộc chức vụ lãnh đạo bổ nhiệm hoặc những người làm công việc đòi hỏi trách nhiệm cao chưa được xác định trong mức lương.

- Phụ cấp thu hút: Áp dụng đối với công nhân viên chức đến làm việc ở vùng kinh tế mới,cơ sở kinh tế ở vùng sâu, vùng xa, các hải đảo có điều kiện sinh hoạt khó khăn.

- Phụ cấp đắt đỏ: Áp dụng với những nơi có chỉ số giá sinh hoạt (lương thực ,thực phẩm, dịch vụ) cao hơn chỉ số sinh hoạt bình quân chung của cả nước từ 19% trở lên.

- Phụ cấp khu vực: Áp dụng đối với những nơi xa xôi hẻo lánh, có điều kiện khó khăn, khí hậu khắc nghiệt. .

* Chế độ làm việc thêm giờ .

Những người làm việc ngoài thời gian làm việc theo hợp động được hưởng tiền lương làm thêm giờ. Cách tính như sau:

Tiền lương làm thêm giờ =

Tiền lương cấp bậc

Phần II

Thực TRạNG Kế TOáN TIềN LƯƠNG Và

CáC KHOảN TRíCH THEO LƯƠNG tại công ty lâm nghiệp Tam thắng

2.1-Tổ chức hạch toán ban đầu về lao động tiền lương.

*Hạch toán số lượng lao động.

Để quản lý lao động về mặt số lượng, doanh nghiệp lập sổ danh sách lao động. Sổ này do phòng lao động tiền lương lập ( lập chung cho toàn doanh nghiệp và lập riêng cho từng bộ phận) nhằm nắm chắc tình hình phân bổ, sử dụng lao động hiện có trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn căn cứ vào sổ lao động( mở riêng cho từng người lao động ) để quản lý nhân sự cả về số lượng và chất lượng lao động, về biến động và chấp hành chế độ đối với lao động.

*Hạch toán thời gian lao động.

Muốn quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, cần phải tổ chức hạch toán việc sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động. Chứng từ sử dụng để hạch toán thời gian lao động là bảng chấm công. Bảng chấm công được lập riêng cho từng bộ phận, tổ, đội lao động sản xuất, trong đó nghi rõ ngày làm việc, nghỉ của mỗi người lao động.Bảng chấm công do tổ trưởng (hoặc trưởng các phòng, ban ) trực tiếp nghi và để nơi công khai để CNVC giám sát thời gian lao động của từng người. Cuối tháng, bảng chấm công được dựng để tổng hợp thời gian lao động và tính lương cho từng bộ phận, tổ, đội sản xuất.

*Hạch toán kết quả lao động.

Để hạch toán kết quả lao động, kế toán sử dụng các loại chứng từ ban đầu khác nhau, tuỳ theo loại hình và đặc điểm sản xuất ở từng doanh nghiệp.Mặc dầu sử dụng các mẫu chứng từ khác nhau nhưng các chứng từ này đều bao gồm các nội dung cần thiết như tân công nhân, tân công việc hoặc sản phẩm, thời gian lao động, số lượng sản phẩm hoàn thành nhiệm thu, kỳ hạn và chất lượng công việc hoàn thành. Đó chính là các báo cáo về kết quả như “ Phiếu giao, nhận sản phẩm, phiếu khoán, hợp đồng giao khoán, phiếu báo làm thêm giờ, bảng kê sản lượng từng người” Cuối cùng chuyển về phòng kế toán doanh nghiệp để làm căn cứ tính lương, tính thưởng.

*Hạch toán tiền lương cho người lao động.

Trên cơ sở các chứng từ hạch toán kết quả lao động do các đội gửi đến hàng ngày (hoặc định kỳ) , nhân viên hạch toán phân xưởng ghi kết quả lao động của từng người, từng bộ phận vào sổ và cộng sổ, lập báo cáo kết quả lao động gửi cho các bộ phận quản lý liên quan. Từ đây kế toán tiền lương sẽ hạch toán tiền lương cho người lao động.

2.2-Chứng từ sử dụng và trình tự luân chuyển chứng từ. * Chứng từ sử dụng.

Các chứng từ ban đầu hạch toán tiền lương thuộc chỉ tiêu lao động tiền lương gồm các biểu mẫu sau:

Mẫu số 01a - LĐTL - Bảng chấm công

Mẫu số 01b- LĐTL - Bảng chấm công làm thêm giờ Mẫu số 02 - LĐTL - Bảng thanh toán TL

Mẫu số 03 - LĐTL - Bảng thanh toán tiền thưởng Mẫu số 04 - LĐTL - Giấy đi đường

Mẫu số 06 - LĐTL - Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ Mẫu số 08 - LĐTL - Hợp đồng giao khoán

Mẫu số 09 - LĐTL - Biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán Mẫu số 10 - LĐTL - Bảng kê trích nộp các khoản theo lương

Mẫu số 11 - LĐTL - Bảng phân bổ tiền lương và BHXH

* Trình tự luân chuyển chứng từ.

Các đơn vị lập bảng chấm công, gửi về phòng tổ chức lao động để theo dõi hạch toán lao động, sau đó chuyển cho phòng kế toán để lập bảng thanh toán lương, bảng thanh toán bảo hiểm xã hội, trình kế toán trưởng, Giám đốc Công ty ký duyệt. Sau đó kế toán thanh toán viết phiếu chi lương, lập bảng tổng hợp phân bổ "Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội".

Một phần của tài liệu luận văn kế toán Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Lâm nghiệp Tam Thắng. (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w