Vai trò của thẩm định đối với hoạt động đầu tư tín dụng của ngân hàng.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ ĐẦU TƯ TÍN DỤNG VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (Trang 25 - 28)

chính.

- Nguồn tạo tiền: Quá trình tạo tiền của hệ thống ngân hàng thương mại dựa trên cơ sở tiền gửi của xã hội. Song só tiền gửi sẽ được nhân lên gấp bội khi ngân hàng cho vay thông qa cơ chế thanh toán chuyển khoản giữa các ngân hàng.

2. Vai trò của thẩm định đối với hoạt động đầu tư tín dụng của ngânhàng. hàng.

Thẩm định dự án đầu tư là công việc cực kỳ cần thiết lhông thể thiếu được sau khi kết thúc giai đoạn soạn thảo dự án đầu tư. Thực tế cho thấy đã có nhiều dự án đầu tư dở dang thất bại đã gây ra những tổn thất lớn cho nền kinh tế. Do đó bất kỳ một dự án đầu tư nào mà chưa được tiến hành thẩm định thì dự án đó không đủ độ tin cậy, sức thuyết phục để bỏ vốn đầu tư. Hay nói cách khác quyết định đầu tư mà không dựa trên kết quả thẩm định sẽ dẫn tới sai lầm và gây ra những hậu quả khôn lường về mặt kinh tế- xã hội. Thẩm định dự án có những ý nghĩa khác nhau đối với mỗi chủ thể tham gia thẩm định là các coq quan quản lý nhà nước và các tổ chức tài chính tín dụng.

Đối với ngân hàng thương mại với tư cách là “ bà đỡ ” về mặt tài chính cho các dự án trên nguyên tắc phải thu được vốn và lãi trong một thời gian nhất định. Nên thường xuyên tiến hành công tác thẩm định trong quá trình đầu tư tín dụng. Quá trình đầu tư tín dụng của ngân hàng thường được tiến hành theo sơ đồ sau:

Qua sơ đồ trên có thể thấy rằng ngân hàng tiến hành thẩm định dự án ngay từ khi tiếp nhận dự án vay vốn, ngân hàng cũng đưa ra quyết định đầu tư ngay khi có kết luận từ quá trình thẩm định. Chính việc thẩm định đã giúp cho ngân hàng có được sự đánh giá đúng đắn về dự án đầu tư, từ đó có thể khẳng định thẩm định là nhân tố tơ bản ảnh hưởng tới hiệu quả của hoạt động đầu tư tín dụng của ngân hàng. Vai trò của thẩm định được thể hiện cụ thể:

Thẩm định ở đây là việc xem xét đánh giá dự án sản xuất kinh doanh mà khách hàng đề nghị được tài trợ vốn. Đầu tư tín dụng là hoạt động đầu tư phức tạp, chứa đựng nhiều rủi ro, hiệu quả của đầu tư tín dụng gắn kết chặt chẽ với hoạt động của dự án, nên chủ đầu tư có một dự án tốt,khả thi đề nghị được tài trợ vốn đồng nghĩa với việc ngân hàng đảm bảo an toàn cho đồng vốn mình bỏ ra. Thẩm định ngoài việc xem xét các nội dung các yếu tố khẳng định được tính sinh lời của dự án còn xem xét lựa chọn dự án để đầu tư. Trong cùng một thời điểm với một lượng vốn nhất định có thể có nhiều dự án xin tài trợ vốn, khi đó ngân hàng phải thực hiện phép so sánh vừa định tính vừa định lượng về độ tin cậy giữa các chủ đầu tư, về các nguồn thông tin trong các dự án, về lợi nhuận và khả năng hoàn vốn của các dự án…Thông qua việc thẩm định sẽ giúp cho ngân hàng có cơ sở quan trrọng nhất để quyết định chủ trương bỏ vốn đầ tư đúng đắn, đảm bảo hiệu quả của vốn đầu tư, ngân hàng sẽ tài trợ cho những dự án có khả năng hoàn trả cả vốn và lãi đồng thời từ chối những dự án kém hiệu quả không có khả năng hoàn trả.

2.2. Thẩm định giúp cho ngân hàng sử dụng vốn đúng mục đích đúng đối tượng

. Qúa trình thẩm định của ngân hàng được thực hiện tuần tự theo các khoản mục từ tư cách pháp lý, chỉ tiêu tài chính, kinh tế xã hội đến môi trường.Thâmư định chính là bước công việc mà ngân hàng tiến hành để kiểm tra trước, trong và sau khi tiến hành giải ngân vố nhằm đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng và tiết kiệm vốn.

2.3. Thẩm định giúp ngân hàng đánh giá mức độ phù hợp của dự án với quy hoạch chung của ngành,vùng ,đất nước.

Ngân hàng thương mại là cơ quan kinh tế của nhà nước, một trong các chức năng của ngân hàng là giúp cho nhà nước thực hiện được các mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế nhất định trong từng thời kỳ. Do đó ngân hàng nắm bắt được chiến lược, quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế của vùng, ngành , qua việc thẩm định ngân hàng đã xem xét tính phù hợp của

dự án với quy hoạch phát triển, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho dự án nếu như dự án nằm trong quy hoạch ngược lại ngân hàng sẽ phải thận trọng hơn đối với việc đầu tư cho dự án.Đặc biệt khi mục tiêu của ngân hàng không phải là lợi nhuận mà là lợi ích kinh tế xã hộithì ngân hàng sẽ đặc biệt ưu tiên đối với các dự án thuộc vào quy hoạch, kế hoạch bởi những dự án này sẽ góp phần thực hiện mục tiêu của ngân hàng cũng như của vùng.

2.4. Thẩm định giúp ngân hàng xác định được hiệu quả của dự án.

Đầu tư tín dụng là việc bỏ vốn cho các chủ đầu tư vay để thực hiện dự án của mình do đó nó gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án. Ngân hàng khi đã đầu tư vốn thì nguồn để ngân hàng thu lại số vốn mà mình đã đầu tư chính là bản thân dự án.Khi dự án hoạt động có hiệu quả cao tạo ra nhiều lợi nhuận thì chủ doanh nghiệp sẽ dùng số lợi nhuận đó để trả nợ vay cho ngân hàng. Ngược lại nếu như hiệu quả của dự án là không rõ ràng thì khả năng trả nợ ngân hàng của chủ doanh nghiệp là rất bấp bênh. Do đó quá trình thẩm định bằng việc tính toán lại các chỉ tiêu hiệu quả của dự án sẽ là cơ sở tương đối vững chắc để xác định khả năng hoàn vốn, trả nợ của dự án và chủ đầu tư. Nếu như dự án được đánh giá là có hiệu quả cao vững chắc thì ngân hàng sẽ an tâm khi đầu tư vốn ngược lại sẽ phải xem xét kỹ lưỡng trước khi quyết định đầu tư.

2.5. Thẩm định giúp ngân hàng hạn chế được rủi ro.

Trong kinh doanh rủi ro là điều không thể tránh khỏi đặc biệt là đối với ngân hàng. Do đó hạn chế rủi ro là điều quan trọng và là vấn đề quan tâm hàng đầu của các ngân hàng. Một trong những biện pháp tốt nhất là cẩn trọng trước khi quyết định đầu tư, hạn chế tối đa việc tài trợ cho những dự án không khả thi. Rủi ro trong đầu tư của ngân hàng không những chỉ liên quan đến bản thân dự án mà còn liên quan đến cả chủ đầu tư, nhiều người đã cố tình không hoàn trả nợ mặc dù dự án xin tài trợ vốn có hiệu quả. Để khắc phục điều này ngân hàng đã tiến hành thẩm định trên các phương diện:Năng lực tài chính của doanh nghiệp, uy tín của chủ đầu tư và tính hiệu quả của dự án. Mặt khác thông qua thẩm định ngân hàng sẽ phát hiện bổ sung thêm các giải pháp cho chủ đầu tư nhằm nâng cao tính khả thi cho việc triển khai thực hiện dự án, hạn chế và giảm bớt các rủi ro.

2.6.Thẩm định giúp ngân hàng đánh giá đúng tính hợp pháp hợp lý của các tài sản thế chấp.

Khi cho vay vốn ngân hàng thường yêu cầu doanh nghiệp thế chấp tài sản để đảm bảo khoản tiền cho vay của mình được an toàn. Tuy nhiên trên thực tế nhiều doanh nghiệp đưa tài sản ra thế chấp có giá trị thực thấp hơn nhiều so với giá trị ghi trong hồ sơ vay, hoặc cùng một thời gian doanh nghiệp dùng tài sản đó làm tài sản thế chấp ở nhiều ngân hàng khác nhau. Nếu như có rủi ro xảy ra, doanh nghiệp không trả được nợ đưa tài sản thế chấp đó ra giải quyết sẽ gặp nhiều khó khăn. Nên trong quá trình thẩm định ngân hàng tiến hành kiểm tra xem xét đánh giá lại tài sản thế chấp nhằm xác định tính hợp lý, hợp lệ của tài sản tránh những tranh chấp có thể xảy ra khi xử lý tài sản.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ ĐẦU TƯ TÍN DỤNG VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (Trang 25 - 28)