cùng kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp”. Người viết: sau thất bại trong cuộc tiến công lên Việt Bắc, giặc Pháp quay về tập trung lực lượng, tiến hành bình định các vùng chiếm đóng, đánh phá quyết liệt phong trào du kích, đồng thời ra sức vơ vét sức người, sức của ở các vùng tạm chiếm, nhằm kéo dài cuộc chiến tranh, “chúng tiếp được viện binh bằng máy bay. Quân ta bắn rơi mấy chiếc, xét ra không phải máy bay của Pháp, mà của một nước ngoài”.
- Hồ Chí Minh phác họa trong tưởng tượng một quang cảnh: trong trận này, Pháp huy động “từng đàn, từng lũ máy
bay… tủa ra như ong”, “chúng dội bom xuống như mưa. Tốp máy bay này về thì tốp khác tới, chúng thay nhau ném bom… tiếng nổ long trời chuyển đất, khói lên nghi ngút như mây. Và theo kế hoạch của giặc, thì trận ấy phải là một trận khủng khiếp nhất”. Kết quả của trận đánh Người dự báo: “Quân địch bị ta vây kín. Chúng không thể chi viện được nhau, bị tiêu diệt gần hết”. Quân ta toàn thắng trong “trận cuối cùng” của cuộc kháng chiến.
- Đồng chí Tổng bí thư Trường Chinh: “Thế giới quan của chủ nghĩa Mác – Lênin và
những kinh nghiện đấu tranh lâu năm đã làm cho Người có khả năng đoán trước thời cuộc, mau lẹ nhận ra những bước ngoặt của lịch sử và đề ra khẩu hiệu thích hợp nhằm xoay chuyển tình hình”.
Quyết định quyết đoán của Bộ chính trị còn là một cơ sở vững chắc nữa. Ngày 20/11/1953, ngay sau khi địch nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, chúng ta đã nhận định rằng: dưới sự uy hiếp của chủ lực ta, quân khi địch nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, chúng ta đã nhận định rằng: dưới sự uy hiếp của chủ lực ta, quân địch có khả năng rút khỏi Điện Biên Phủ, đồng thời cũng có khả năng tăng cường phòng thủ ở đó, tổ chức Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm; và nếu khả năng thứ 2 biến thành hiện thực thì đó là một cơ hội tốt để quân ta tiêu diệt sinh lực chúng.
4. Công tác chuẩn bị mở chiến dịch Điện Biên Phủ của ta.