Những hạn chế trong hoạt động cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Công thương Đống Đa

Một phần của tài liệu THựC TRạNG CHO VAY Đối với kinh tế nhoài quốc doanh tại ngân hàng công thương đống đa (Trang 29 - 36)

doanh tại Ngân hàng Công thương Đống Đa

4.1Những hạn chế

- Hạn chế lớn nhất là doanh số cho vay kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng rất thấp và đang có xu hướng giảm dần. Trong số cho vay kinh tế ngoài quốc doanh chủ yếu là ngắn hạn, cho vay trung, dài hạn là rất ít. Trong khi đó nhu cầu vốn cả ngắn, trung, dài hạn của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đang tăng. Để cạnh tranh được với các doanh nghiệp Nhà nước, các công ty nước ngoài và công ty liên doanh

đã và đang có thế mạnh về vốn thì kinh tế ngoài quốc doanh rất cần sự hỗ trợ vốn từ phía Ngân hàng.

- Tình trạng nợ quá hạn gia tăng ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là chủ yếu. Về nợ quá hạn đối với những khoản vay trung, dài hạn thì 100% là cảu kinh tế ngoài quốc doanh. Công tác thu nợ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh gặp nhiều khó khăn. Ngân hàng phải dùng nhiều biện pháp, mất nhiều thời giờ và công sức để thu nợ từ các đơn vị kinh tế này.

- Cơ chế bảo đảm tiền vay chưa đa dạng. Chủ yếu là bảo đảm bằng tài sản thế chấp như máy móc, thiết bị, xe cộ... Các tài sản này có giá trị thấp và giá cả không ổn định, ngoài ra khi mang thế chấp, những tài sản này phải được công chứng Nhà nước. Công chứng các giấy tờ thế chấp tài sản để đảm bảo cho mỗi khoản nợ vay là điều rất cần thiết giưã người cho vay và người đi vay. Qua khảo sát thực tế cho thấy mỗi lần đi vay, người vay phải mang công chứng cho một hợp đồng tín dụng thường là 6 tháng hoặc có giá trị đến 12 tháng. Lệ phí mỗi khoản 0,2% (nghĩa là cứ vay 10 triệu đồng phải chi phí mất 20.000 đồng). So với lợi nhuận tạo ra trong kinh doanh hiện nay là quá cao, trong thực tế không phải món vay nào Ngân hàng cũng thu nợ đúng hạn va có những món đã phải chuyển sang nợ quá hạn. Nhưng thời hạn của khoản công chứng đó đã hết hiệu lực. Khi được ra pháp lý chỉ có một mình Ngân hàng là người phải gánh chịu.

- Ngoài ra còn nhiều thủ tục khác mà Ngân hàng áp dụng để đảm bảo an toàn vốn của mình khi đem cho vay. Tuy nhiên, đối với khách hàng những thủ tục này là quá rắc rối,gây phiền hà, làm khách hàng mất nhiều công sức và thì giờ, gây ra sự chán nản, làm gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh, thậm chí bỏ lỡ cơ hội kinh doanh của họ. Tâm lý chung của người đi vay muốn vay vốn nhanh, thủ tục đơn giản, ít phiền hà, do đó có nhiều khách hàng chạy đi vay ở các dịch vụ khác có chi phí cao hơn nhưng nhanh chóng. Tuy thủ tục rườm rà nhưng vẫn xảy ra nợ quá hạn.

- Phương thức cho vay của Ngân hàng còn đơn điệu, chủ yếu là cho vay từng món. Cho vay từng món gây nhiều phiền toái cho khách hàng vì mỗi lần vay vốn khách hàng phải lập hồ sơ xin vay. Việc áp dụng phương thức này được coi là biện pháp tối ưu để đảm bảo an toàn vốn vay và tạo thế chủ động cho Ngân hàng nhưng lại không tạo điều kiện cho những khách hàng có vòng quay vốn nhanh.

- Ngân hàng Công thương Đống Đa có thế mạnh trong công tác huy động vốn, đặc biệt là nguồn tiền gửi của dân cư, nguồn này được coi là nguồn có chi phí đắt nhất. Trong khi đó, Ngân hàng mới chỉ cho vay được trên 50% (trong đó cho vay kinh tế ngoài quốc doanh chiếm khoảng 13%). Như vậy là nguồn vốn của Ngân hàng bị ứ

đọng, phải chuyển phần còn lại vào quỹ điều hoà của hệ thống Ngân hàng Công thương với lãi suất rất thấp. Ngân hàng đã lãng phí nguồn lực của mình.

- Công tác xử lý nợ quá hạn gặp nhiều khó khăn. Công cụ chủ yếu mà Ngân hàng áp dụng là lãi suất phạt nợ quá hạn. Những năm trước đây biện pháp phạt lãi suất đạt kết quả tốt nhưng thời gian qua nợ quá hạn có chiều hướng gia tăng, lãi quá hạn càng khó thu hồi. Điều này cho thấy biện pháp phạt nợ quá hạn không còn tác dụng răn đe đối với người vay cố ý chây ì trả nợ nhưng lại có ảnh hưởng đến tình hình tài chính và lọi nhuận của khách hàng làm ăn chân chính bị nợ quá hạn do tình hình sản xuất kinh doanh gặp khó khăn. Cạnh tranh theo cơ chế thị trường để mua được, bán được cho nên nựo nần phải thu, phải trả dây dưa không dứt điểm. Doanh nghiệp càng lớn, công nợ càng nhiều làm cho nợ Ngân hàng quá hạn kéo dài năm này qua năm khác, trong đó có nguyên nhân lãi suất phạt nợ quá hạn quá cao, vượt xa mức sinh lãi từ đồng vốn, đẫn đến tình trạng lấy vốn trả lãi càng ngày càng thêm thâm thủng dần.

Thêm vào đó vì mối quan hệ lâu dài giữa cán bộ tín dụng quản lý và khách hàng vay vốn nên thường xảy ra hiện tượng cả nể, thiếu kiên quyết trong khi thu nợ. - Ngân hàng chưa chú trọng tới yếu tố cạnh tranh trong kinh doanh. Việc tạo ra sự khác biệt giữa sản phẩm của mình so với các Ngân hàng khác hầu như ít được quan tâm. Vì vậy, chưa thực sự tạo sự hấp dẫn riêng biệt đối với khách hàng.

- Ngoài ra, Ngân hàng chưa có nhiều phương tiện hiện đại phục vụ cho nghiệp vụ tín dụng được an toàn và chính xác.

4.2. Nguyên nhân

Sở dĩ trong công tác cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh của Ngân hàng Công thương Đống Đa còn gặp nhiều khó khăn và tồn tại do một số nguyên nhân cơ bản sau:

a. Phía Ngân hàng

Việc cho vay kinh tế ngoài quốc doanh của Ngân hàng có hiệu quả chưa cao trước hết là do những yếu tố từ phía Ngân hàng.

- Chính sách tín dụng chưa phù hợp

Trong chính sách tín dụng gồmchính sách hạn mức, chính sách lãi suất, cơ chế đảm bảo và chính sách kỳ hạn.

Thứ nhất, về lãi suất cho vay của Ngân hàng chưa linh hoạt, chỉ áp dụng một mức lãi suất chung cho tất cả các thành phần kinh tế, cho tất cả các loại khách hàng. Trong khi đó, hoạt động của các thành phần này có phương thức khác nhau, kết quả

kinh doanh cũng khác nhau nên việc sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ cũng khác nhau. Vì vậy nên chăng có những chính sách ưu đãi để các thành phần kinh tế thuộc khu vực ngoài quốc doanh đến được với Ngân hàng nhiều hơn.

Thứ hai, kỳ hạn nợ chưa tương xứng với thời gian quay vòng vốn của các doanh nghiệp. Việc xác định kỳ hạn nợ phù hợp với khoản thu của doanh nghiệp là rất quan trọng, đảm bảo cho nguồn vốn của Ngân hàng thu lại đúng lúc, giảm tỷ lệ nợ quá hạn. Nhưng việc định kỳ hạn nợ của Ngân hàng Công thương Đống Đa đôi khi chưa phù họp dẫn đến trường hợp:

Kỳ hạn trả nợ ngắn hơn thời gian quay vòng vốn, khi đến hạn doanh nghiệp vẫn chưa thu hồi được vốn kinh doanh, do đó món vay đó được chuyển sang nợ quá hạn.

Hoặc trường hợp kỳ hạn nợ lớn hơn thời gian quay vòng vốn của khách hàng nên một số khách hàng khi thu được tiền hàng nhưng không muốn trả nợ Ngân hàng mà dùng tiền đó để tái đầu tư chu kỳ sau hoặc đầu tư vào việc khac làm ảnh hưởng tới công tác thu nợ.

Thứ ba, tài sản thế chấp chủ yếu là bất động sản, và những động sản khác như phương tiện đi lại, máy móc thiết bị nên tính lỏng kém, khó chuyển thành tiền mặt khi cần thiết do thị trường bất động sản va thị trường hàng hoá của nước ta chưa phát triển đầy đủ. Ngân hàng đã coi tài sản thế chấp như một “bảo bối” khi món vay không được hoàn trả đúng hạn. Trong khi đó tài sản thế chấp cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Mặt khác, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập không có tài sản thế chấp với đầy đủ giấy tờ hợp pháp, hợp lệ về quyền sở hữu vì chưa có cơ quan chính thức cấp thư xác nhận quyền sở hữu. Đây là một nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế trong mối quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

- Công tác kiểm tra, giám sát gặp nhiều khó khăn. Việc kiểm tra, giám sát thực tế vốn vay của khách hàng qua các số liệu điều tra nhiều khi khong đúng với tình hình thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Biên bản kiểm tra của cán bộ tín dụng đối với khách hàng đều cho biết khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, có đủ vật tư đảm bảo tiền vay, nhưng thực tế không phải như vậy. Chỉ khi khách hàng không trả được nợ thì toàn bộ sự thất mưói được bộc lộ. Cho nên giám sát vốn vay trong thời hạn cho khách hàng đã được thủ tục hoá dẫn đến thông tin sai lệch, không đánh giá được một cách đúng đắn tình hình tài chính của khách hàng. Đây là một trong những lý do làm phát sinh các khoản nợ quá hạn và nhất là các khoản nợ khó đòi.

- Ngân hàng thiếu thông tin tín dụng dẫn đến những quyết định sai lầm trong khâu thẩm định. Một số khách hàng có trình độ lừa đảo tinh vi mà cán bộ tín dụng không nhận biết được, đây chính là nguyên nhân của tình trạng thủ tục nhiêu khê mà nợ quá hạn vẫn gia tăng.

- Ngân hàng còn thiếu tính tự chủ trong hoạt động kinh doanh, phụ thuộc quá nhiều vào sự chỉ đạo từ phía ngân hàng Công thương Việt nam. Ngân hàng chưa thực sự mạnh dạn khi thực hiện cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh vì e ngại mất vốn. Chính sự thiếu chủ động và rụt rè trong việc đưa ra các quyết định cho vay cũng là một lý do dẫn đến sự giảm sút về doanh số cho vay những năm qua. Ngân hàng chưa đặt niềm tin vào khách hàng của mình, điều này tạo tâm lý “mặc cảm” đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, họ không giám đến vay vốn Ngân hàng mà đi những nơi khác ngoài tầm kiểm soát của Ngân hàng. Việc Ngân hàng tuân thủ đúng nguyên tắc trong điều kiện cho vay, trong khi doanh nghiệp ngoài quốc doanh có nhu cầu vay vốn nhưng không có đủ điều kiện vay, do đó trong số đề nghị vay vốn của họ chỉ có một số rất ít được Ngân hàng chấp nhận. Ngân hàng tuân thủ đúng nguyên tắc cho vay theo quy định Nhà nước là hoàn toàn đúng, tuy nhiên trong từng trường hợp cụ thể Ngân hàng nên chủ động xử lý linh hoạt để đáp đúng mức nhu cầu của khách hàng.

Tuy đã áp dụng một số cách tiếp cận với các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả nhưng Ngân hàng chưa chủ động tìm tòi, đến tận nơi để “chào hàng”. Chủ yếu vẫn là khách hàng có nhu cầu thì tự tìm đến Ngân hàng.

- Quy trình tín dụng còn nhiều sơ hở nên bị kẻ xấu lợi dụng trốn nợ, làm ăn phi pháp... Các bước cho vay chưa được thực hiện đồng bộ, thống nhất gây nên tình trạng khó kiểm soát khách hàng dẫn đến nhiều tiêu cực.

- Đội ngũ cán bộ Ngân hàng phần lớn đã được đào tạo một cách cơ bản và có nhiều đóng góp trong quá trình đổi mới Ngân hàng, góp phần vào sự phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, với việc phát triển nhanh chóng của công nghệ Ngân hàng và đòi hỏi ngày càng cao của hoạt động tiền tệ trong cơ chế thị trường thì lực lượng cán bộ, đặc biệt là cán bộ làm công tác tín dụng đã không chuyển biến kịp thời để có thể thích ứng với điều kiện mới. Mỗi khi cán bộ tín dụng không thực hiện tốt công việc của mình, không đưa ra những quyết định kịp thời, chính xác thì hoạt động cho vay gặp khó khăn là điều không thể tránh khỏi.

Hơn nữa, Ngân hàng chưa thực hiện chế độ thưởng phạt nghiêm minh đối với các cán bộ tín dụng. Mức lương còn chưa thực sự thoả đáng đối với cán bộ tín dụng, chưa quy định rõ món vay thuộc về trách nhiệm của ai nên đôi khi có hiện tượng cán bộ lỏng lẻo trong khi xét cũng như giám sát dự án vay vốn.

b. Phía doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Hiện nay, hoạt động cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn như sự giảm sút của doanh số cho vay và có những biểu hiện không tốt vì nợ quá hạn, nợ khó đòi có xu hướng gia tăng, chưa kể đến những mất mát của Ngân hàng do con nợ chạy trốn, các doanh nghiệp phá sản... Nhưng hoạt động tín dụng bắt đầu từ sản xuất kinh doanh, gắn bó với việc chu chuyển đồng vốn và quá trình sản xuất, lưu thong hàng hoá phục vụ đời sống. Có “cầu” thì mới có “cung”, cầu đúng đắn, chính đáng thì cung mới đảm bảo và phát huy tác dụng. Cỗu không chính đáng mà cung đáp ứngt hì phản tác dụng. Như vậy là cho vay của Ngân hàng có hiệu quả hay không là bắt nguồn từ phía người sử dụng vốn vay, đặc biệt là từ kết quả kinh doanh của họ. Sản xuất, lưu thông lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố: nguồn cung cấp nguyên, nhiên vật liệ, công nghệ, thị trường tiêu thụ, công tác chỉ đạo và quản lý sản xuất. Đâu dễ đơn vị sản xuất kinh doanh nào làm ăn suôn sẻ, có đơn vị có lãi, có đơn vị bị lỗ, thậm chí qua thử tách khắc nghiệt của cơ chế thị trường có doanh nghiệp phá sản. Có lẽ vì thế mà rủi ro trong cho vay là điều khó tránh khỏi. Vì vậy, nếu sản xuất, tiêu thu của doanh nghiệp bị ách tắc đương nhiên kéo theo vốn vay bị trì trệ dẫn đến nợ quá hạn. Nếu quá trình quản lý của doanh nghiệp bị lỏng lẻo, dùng vốn sai mục đích, công nợ của doanh nghiệp không thu hồi được cũng dẫn đến tình trạng trì trệ của vốn vay. Vì vậy để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay kinh tế ngoài quốc doanh trước hết bản thân các doanh nghiệp cần chấn chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đặc biệt quan trọng là chế độ tài chính của doanh nghiệp.

Hiện nay, kinh tế ngoài quốc doanh có quy mô quá nhỏ bé, vốn ít, hiệu quả sử dụng vốn thấp, công nghệ lạc hậu, chắp vá. Thêm vào đó là trình độ quản lý của các chủ doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn thấp, chưa có kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh trong cơ chế thị trường, trình độ hiểu biết pháp luật, đặc biệt là luật pháp quốc tế còn hạn chế. Hoạt động kinh doanh nặng về tính tự phát, Nhà nước khó quản lý. Trong khu vực quận Đống Đa, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chủ yếu kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, số đơn vị sản xuất không nhiều nên số doanh nghiệp đủ điều kiện để vay vốn trung, dài hạn là rất ít. Hơn nữa, tài sản thuộc sở hữu của họ chủ yếu là nhà xưởng, xí nghiệp, đát, phương tiện vận chuyển, máy móc... với giá trị thấp hơn nhiều so giá trị vốn cần vay nên không đủ điều kiện vay vốn. Do vậy, việc cho vay kinh tế ngoài quốc doanh còn gặp nhiều khó khăn.

- Ngoài ra, để được vay vốn Ngân hàng một cách nhanh chóng, nhiều khách hàng khi đi vay đã cung cấp cho Ngân hàng những thông tin không chính xác, mang tính chất “thổi phồng” về tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của mình. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn tới khâu thẩm định, đưa

Ngân hàng đến những quyết định cho vay mạo hiểm, tạo tâm lý mất tin tưởng về khách hàng của mình.

- Trong những năm gần đây, để thích ứng với cơ chế thị trường đã có hàng

Một phần của tài liệu THựC TRạNG CHO VAY Đối với kinh tế nhoài quốc doanh tại ngân hàng công thương đống đa (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w