3. Kết quả kinh doanh của Samsung Electronics
3.2 Giá trị thương hiệu Samsung
Samsung là một trong những công ty thành công nhất năm 2011, giá trị thương hiệu tăng 40%. Trong một thị trường toàn cầu cạnh tranh khốc liệt, Samsung Electronics đã hình thành ra một hệ sinh thái liên kết những thiết bị nội trợ, những thiết bị công nghệ với nhau tạo ra một ưu thế vượt trội trước những đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, Samsung
còn là nhà tài trợ cho Thế vận hội London 2012 và Lễ rước đuốc nhằm làm gia tăng sự nhận diện thương hiệu. Tuy nhiên, những hoạt động này mang tính quy mô, chi phí cao và tốn nhiều thời gian. Lựa chọn chiến thuật social media mang lại hiệu quả lớn trong khi phi phí bỏ ra thấp hơn nhiều.
“Có hơn 71% người tiêu dùng mua hàng dựa trên những tham khảo từ social media”. Blog.hubspot.com “Twitter là kênh online ảnh hướng đến quyết định bán #1 đối với các sản phẩm điện tử”. Masable.com “79% người tiêu dùng thích Facebook của công ty do nó có giảm giá và khuyến mãi”.
Forbes.com
Dù đôi khi có những ảnh hưởng tiêu cực, nhưng thật sự social media là một chiến lược thích hợp trong thời đại bùng nổ thông tin và truyền thông kỹ thuật số ngày nay. Các mạng xã hội và diễn đàn online trờ thành mảnh đất màu mở cho các hoạt động marketing. Kết quả Samsung chiếm vị trí thứ 9 trong danh sách 100 thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới (theo website interbrand.com) cho thấy một phần đóng góp của chiến lược social media đối với sự phát triển chung cho cả tập đoàn.
Hai năm liên tiêp 2012, 1013 Sam Sung được bình chọn là nhãn hàng ưa thích nhất trong 1.000 thương hiệu được yêu thích tại Châu Á. Kết quả cuộc thăm dò cho thấy, năm nay mức độ được ưa thích của Samsung thậm chí còn tăng cao hơn năm ngoái, năm đầu tiên mà hãng này chiếm vị trí quán quân của Asia’s Top 1000 Brands.
Hình 12: Giá trị thuơng hiệu của Samsung Electronics qua các năm (đơn vị: triệu USD)