b. Trách nhiệm của trưởng hoặc phó phòng kinh doanh
1.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY
CHÍNH ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY
Với cơ chế vận hành nền kinh tế khác nhau sẽ tạo nên một môi trường kinh doanh khác nhau cho các doanh nghiệp. Trong những năm nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế bao cấp trên thị trường không tồn tại sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Bởi khi đó nhà nước nắm quyền kiểm soát toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp từ việc sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, phân phối ra sao. Với chính sách phân phối bình quân các doanh nghiệp dù sản xuất có hiệu quả hay không hiệu quả, sản phẩm có chất lượng tốt hay xấu đều như nhau nên các doanh nghiệp hoàn toàn không có động lực cạnh tranh với nhau. Mặt khác, trình độ công nghệ của nước ta khi đó rất lạc hậu với các máy móc, thiết bị cũ kỹ. Hai yếu tố đó đã tạo nên một hệ thống sản xuất trì trệ, năng suất lao động thấp, nền kinh tế hoạt động kém hiệu quả.
Cùng với quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường là những bước chuyển mình to lớn của nền kinh tế. Một nền kinh tế đòi hỏi các chủ thể tham gia phải tuân thủ các quy luật vốn có của nó. Đó là các quy luật về giá cả, cạnh tranh, cung cầu. Khi đó, các doanh nghiệp không thể dựa vào sự bao cấp của nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nữa mà để tồn tại đòi hỏi các doanh nghiệp chỉ có cách là nâng cao năng lực sản xuất, tìm hiểu thị trường để có thể cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao, giá cả hợp lýý với thị hiếu của người tiêu dùng. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay cạnh tranh về giá cả không còn phù hợp nữa mà để chiến thắng trong cạnh tranh doanh nghiệp phải chiến thắng bằng chính chất lượng sản phẩm của mình.Vì vậy, vấn đề căn bản nhất là phải nâng cao chất lượng sản phẩm nhiều
doanh nghiệp đã coi trọng đầu tư, đổi mới công nghệ do đó đã duy trì mở rộng thị trường, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Theo thống kê năm 1998, nước ta có khoảng 23708 doanh nghiệp. Trong đó đa số các doanh nghiệp thuộc loại vừa và nhỏ, số doanh nghiệp có quy mô tài sản cố định lớn hơn 10 tỷ VNĐ chỉ chiếm 17% tổng số các doanh nghiệp, loại doanh nghiệp có quy mô tài sản cố định từ 1 tỷ đến 10 tỷ chiếm 58%, còn lại 25% có quy mô nhỏ hơn 1 tỷ. Hơn nữa tỷ lệ máy móc, thiết bị chỉ chiếm khoảng 26% giá trị tài sản cố định, nhà xưởng, vật kiến trúc chiếm 36%, phần còn lại (38%) là các tài sản cố định khác không sử dụng được vào sản xuất. Các máy móc, thiết bị hầu hết thuộc loại lạc hậu cũ kỹ, giá trị còn lại thấp. Tỷ lệ hao mòn máy móc thiết bị bình quân chung trên cả nước là 59,3% trong khi đó mức quy định khấu hao của nước ta còn thấp dẫn đến tốc độ đổi mới máy móc, thiết bị chậm.
Trình độ công nghệ sử dụng ở nước ta như sau: Công nghệ hiện đại chiếm 10%, công nghệ trung bình chiếm 38%, công nghệ lạc hậu chiếm 52%. Sự yếu kém về trình độ công nghệ của Việt Nam còn được thể hiện ở các điểm như: Đóng góp của công nghệ trong giá trị gia tăng của sản phẩm chế biến thấp (chỉ từ 10-12%), mức tiêu hao nguyên liệu và nhiên liệu cao gấp 1,2 đến 3 lần độ trung bình của thế giới, hệ số đổi mới thiết bị chỉ đạt khoảng 7%/năm (bằng 0,5 lần so với mức tối thiểu của thế giới).
Từ thực trạng trên ta có thể thấy để có thể đạt được mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp có trình độ thuộc hàng trung bình trên thế giới thì các doanh nghiệp cần phải có một nguồn vốn tài trợ rất lớn. Trong khi, hiện nay các doanh nghiệp của nước ta có thể huy động được các nguồn vốn sau: