2. Quy trỡnh thanh toỏn thẻ tại ĐVCNT
2.3. Những yếu tố chi phối tới hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân hàng TMCP nhà Hà Nội.
TMCP nhà Hà Nội.
2.3.1. Tâm lý ưa chuộng tiền mặt trong nền kinh tế
Hình thức thanh toán thẻ chưa trở thành phổ biến trong hoạt động thanh toán của nền kinh tế, chưa trở thành nhu cầu thiết yếu của đại bộ phận dân cư. Do vậy, dù thanh toán thẻ đã bước đầu phát triển nhưng tác động chưa lớn đến tỷ trọng sử dụng tiền mặt so với nhu cầu thanh toán trong nền kinh tế, chưa làm giảm đáng kể lượng tiền mặt trong lưu thông. Quan niệm của nhiều người vẫn coi dịch vụ thẻ nói riêng và dịch vụ NHBL nói chung là dành cho những người có nhiều tiền.
Do nhu cầu người Việt Nam rất khác so với các nước phát triển trên thế giới. Các nước này, người dân dùng ATM để chuyển khoản và thanh toán hoá đơn mua hàng hoá cho những dịch vụ có tính định kỳ; chỉ rút lượng tiền mặt rất nhỏ. Nhưng ở Việt Nam thì khác, trong khi mục tiêu chính của NHNN và các NHTM nhằm hạn chế lượng tiền mặt trong lưu thông thì người dân lại dùng thẻ ATM rút tiền mặt là chính. Hơn nữa, trị giá của tiền Việt Nam nhỏ nên với những mua sắm lớn (hàng triệu hay chục triệu đồng) người dân cần rút rất nhiều. Đây là khó khăn lớn cho NH khi đáp ứng nhu cầu này.
Việc chi trả lương theo hình thức truyền thống đã đi sâu vào tập quán tiêu dùng, muốn thay đổi cần phải có thời gian. NHNT nói riêng và NHTM nói chung đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi tư duy đó để dịch vụ trả lương qua tài khoản trở nên phổ biến trong đời sống hàng ngày của mỗi người.
-Thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ Việt Nam chưa hoàn chỉnh, thói quen dùng tiền mặt lớn, kìm hãm sự phát triển của phương thức thanh toán tiến tiến như thẻ, Internet, Phone… Điều này xuất phát từ thói quen sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế Việt Nam và cũng xuất phát từ thực tế là việc sử dụng thẻ ở Việt Nam còn nhiều bất tiện do số ĐVCNT mới chỉ tập trung ở các
thành phố lớn, với các loại hình kinh doanh chủ yếu là nhà hàng, khách sạn, cửa hàng lớn… nên còn xa lạ đối với phần đông người Việt Nam. Các cơ sở cung ứng hàng hoá, dịch vụ cũng có ý muốn thu tiền mặt vừa nhanh gọn lại tránh được sự kiểm soát của Nhà nước. Vì vậy, thanh toán bằng tiền mặt vẫn chiếm đến 30% trong bán buôn và 95% trong bán lẻ ở nước ta.
2.3.2. Cơ sở kỹ thuật và công nghệ
-Công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu, vấn đề bảo dưỡng sửa chữa những loại máy móc sử dụng thẻ vẫn phải mời nhà cung cấp nước ngoài giúp đỡ khắc phục, do đó không sửa chữa kịp thời sẽ làm gián đoạn việc phát hành và thanh toán thẻ, gây tổn hại về thời gian, tiền bạc cho cả khách hàng, ĐVCNT và ngân hàng. Điều đó dẫn đến sự suy giảm uy tín của ngân hàng. Những khó khăn về công nghệ chủ yếu do thiếu kinh phí đầu tư và kinh nghiệm trình độ quản lý còn yếu. Do đó, các NH cần phải xác định một khoản chi phí hợp lý nhất để phát triển hoạt động phát hành và thanh toán thẻ, khắc phục những khó khăn trước mắt và lâu dài.
-Hoạt động kinh doanh thẻ đòi hỏi những trang thiết bị kỹ thuật cao và hiện đại cùng với một đội ngũ nhân viên có đủ khả năng quản lý và vận hành hệ thống theo các tiêu chuẩn quốc tế. Việt Nam hiện chưa có một hoạt động đào tạo chuyên nghiệp về thẻ nào nên mặc dù hiện tại một số NH vẫn cho nhân viên tham gia các khoá học do các tổ chức thẻ quốc tế tổ chức nhưng việc cập nhập thông tin, kiến thức thường xuyên cũng có phần hạn chế. Nhiều trục trặc, rắc rối đã xẩy ra do thiếu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên.
2.3.3. Công tác quảng bá tới người sử dụng còn hạn chế
-Công tác marketing, tuyên truyền, quảng cáo cho thẻ lại chưa thực sự tới được người dân. Chưa có một sản phẩm thẻ của ngân hàng nào đáp ứng được nhu cầu của đa số dân chúng: hạn mức vừa phải, phạm vi sử dụng rộng rãi, đặc biệt là ở trong nước… Thẻ là một sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới nên
rất cần có những hoạt động hỗ trợ, tuyên truyền, quảng cáo, trong khi đó hoạt động này của NH còn hạn chế, chưa mạnh dạn bỏ chi phí ra để tiếp thị sản phẩm thẻ, nghiên cứu tìm ra những loại thẻ phù hợp với thị trường Việt Nam hơn.
2.3.4. Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện
-Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện đã gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh thẻ. Quy chế chính thức về phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ (do NHNN ban hành kèm theo Quyết định số 317/1999/QĐ-NHNN1 vào tháng 11/1999) quy định việc phát hành thẻ phải có bảo đảm tín dụng như đối với tín dụng trung và dài hạn trong khi đó tín dụng thẻ có tính chất khác với hai loại tín dụng trên. Thêm vào đó, điều kiện cho vay đối với khách hàng sử dụng thẻ như vậy là khá ngặt nghèo, các cá nhân muốn sử dụng thẻ buộc phải thế chấp, ký quỹ với tỷ lệ cao. Điều này làm hạn chế việc mở rộng phát hành và thanh toán thẻ ở các NHTMVN nói chung và NH Nhà HN nói riêng. Ngoài ra, trong tình hình chung là số tội phạm liên quan đến thẻ ngày càng tăng thì ở Bộ Luật Hình sự lại chưa có một quy định nào về khung hình phạt cho những vi phạm trong lĩnh vực này.
2.3.5. Rủi ro trong kinh doanh
-Đầu tư cố định lớn (mạng lưới, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, chi phí đào tạo) trong khi thu nhập từng món còn đơn lẻ. Đặc trưng cơ bản nhất của hoạt động bán lẻ chính là tính chất “bán lẻ” của nó. Bên cạnh công nghệ tiên tiến, mạng lưới (chi nhánh, điểm giao dịch và đội ngũ cán bộ) là hết sức quan trọng. So với hoạt động bán buôn để đạt cùng doanh số, dịch vụ ngân hàng bán lẻ đòi hỏi số lượng món giao dịch lớn hơn rất nhiều. Đi theo đó là các chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, chi phí quản lý phát sinh lớn. Tuy nhiên, lợi ích của việc thâm nhập này là việc quảng bá thương hiệu của ngân hàng và tăng lợi nhuận bằng cách thu hút số lượng giao dịch lớn
2.3.6. Môi trường cạnh tranh
-Số lượng các NHTMQD, NHTMCP tham gia vào thị trường kinh doanh thẻ ngày một nhiều. Thị phần thanh toán thẻ của NH liên tục bị chia sẻ bởi sự gia nhập mới của các NHTM khác. Thêm vào đó, Việt Nam sẽ trở thành thành viên chính thức của các tổ chức thương mại thế giới (WTO, AFTA...) Việc cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh thẻ sẽ ngày càng khốc liệt hơn. Song đó là những tất yếu khách quan mà NH sẽ gặp phải trong quá trình hội nhập.