0
Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Số tiền 2003 so với 2002 Số tiền%Số tiền %

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA KHÁCH HÀNG TẠI SGDI (Trang 37 -42 )

2002 so với

2001 Số tiền 2003 so với 2002Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 5224 5660 +436 +8.3 4995 -665 -12 1.Ngắn hạn 1310 830 -480 -36.6 825 -1 -VNĐ 820 641 610

-Ngoại tệ 490 216 215

2.Trung dài hạn thương mại 1813 2266 +453 +25 1956 -310 -14 -VNĐ 613 806 640

Ngoại tệ 1200 1460 1316

3.Kế hoạch nhà nước 1027 1012 -15 -1.5 729 -283 -28 -VNĐ 817 800 418

-Ngoại tệ 210 212 311

4.Cho vay tài trợ uỷ thác 1074 1552 +478 +44.5 1485 -67 -4

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh SGD I – BIDV) Theo bảng số liệu tình hình hoạt động tín dụng của Sở giao dịch trong 3 năm ta nhận thấy doanh số cho vay năm 2003 đều giảm so với hai năm 2002 và năm 2001. Lý do là bởi Sở Giao dịch đóng góp vào sự phát triển của toàn hệ thống BIDV là trong năm 2002, nâng cấp Chi nhánh Gia Lâm lên thành Chi nhánh cấp 1, trực thuộc NH ĐT&PTVN, năm 2003 nâng cấp Phòng Giao dịch Tràng Tiền thành Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà Thành là chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam và Quý I/2004 sẽ tiếp tục nâng cấp phòng giao dịch 2 thành Chi nhánh Láng Hạ. Do vậy đã san bớt các nguồn vốn cũng như dư nợ cho vay cho các chi nhánh mới. Tuy nhiên đến 31/12/2003, doanh số cho vay đã đạt 4.995 tỷ- một kết quả rất khả quan. Doanh số cho vay

năm 2001 đạt 5.224 tỷ đồng, năm 2002 đạt 5.660 tỷ đồng tăng 436 tỷ đồng về số tương đối là 8.3%. Có được sự tăng trưởng như vậy là do SGD đã tiếp cận tới nhiều khách hàng mới, có tiềm năng. Số lượng khách hàng của SGD rất lớn, bên cạnh việc duy trì và ổn định hoạt động của khách hàng cũ, SGD thường xuyên thực hiện công tác tiếp thị mở tài khoản, sử dụng dịch vụ ATM. Đồng thời Sở Giao dịch cũng tích cực đẩy mạnh cho vay ngắn hạn, mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công ty TNHH, công ty cổ phần hoạt động có hiệu quả, có tài sản đảm bảo chắc chắn bên cạnh việc duy trì cho vay các doanh nghiệp Nhà nước, đa dạng hoá các loại hình cho vay, phân tán rủi ro tránh tập trung tín dụng vào một loại hình doanh nghiệp; chú trọng công tác marketing, chủ động tìm kiếm các khách hàng tốt, các dự án khả thi, thực hiện hoàn thiện hồ sơ vay vốn kịp thời, không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Kết quả có nhiều khách hàng có doanh số và dư nợ thường xuyên lớn như: PETROLIMEX, công ty dệt Hà Nội, công ty FPT, LILAMA, tổng công ty cơ khí xây dựng...

Cụ thể, đối với tín dụng ngắn hạn, năm 2001 doanh số cho vay đạt 1310 tỷ đồng, năm 2002 đạt 830 tỷ đồng giảm 840 tỷ đồng, về số tương đối la 36.6%, đến 31/12/2003 đạt số dư 825 tỷ, do Sở đặc biệt chú trọng đến công tác Marketing, phục vụ tốt khách hàng sẵn có, mở rộng tìm kiếm khách hàng mới, chú trọng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Thực hiện chính sách khách hàng trên cơ sở các chỉ tiêu phân loại đánh giá khách hàng, xây dựng và thực hiện cho vay theo hợp đồng khung, hợp đồng hạn mức tín dụng thường xuyên cả bằng VND và ngoại tệ đối với các tổng công ty, các khách hàng có quan hệ thường xuyên, giảm thiểu hồ sơ thủ tục vay vốn nhưng vẫn bảo đảm an toàn tín dụng, áp dụng nhiều hình thức cho vay linh hoạt, cải tiến và nâng cao chất lượng giao dịch.

Đối với tín dụng trung và dài hạn thương mại, Sở giao dịch đã triển khai tích cực công tác tín dụng đầu tư, chủ động tìm kiếm các dự án khả thi, tiếp xúc

và làm việc với các doanh nghiệp nhanh chóng làm hoàn thiện hồ sơ để có thể ký hợp đồng tín dụng. Doanh số cho vay trong năm 2001 đạt 1813 tỷ đồng, năm 2002 đạt 2266 tỷ đồng tăng 453 tỷ đồng, về số tương đối là 25%,năm 2003 đạt 1.956 tỷ VND, đưa số dư tín dụng trung và dài hạn thương mại chiếm gần 40% tổng dư nợ. Bám sát các dự án trọng điểm lớn như: Dự án đầu tư nhà máy Xi măng Thái Nguyên của Tổng Công ty Xây dựng Công nghiệp Việt Nam, Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả của Tổng Công ty Than Việt Nam. Giải ngân các hợp đồng trung, dài hạn đã ký dự án Thuỷ điện Cần Đơn của Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà, dự án nâng cấp một phần năng lực nhà máy đóng tàu Hạ Long, dự án đầu tư cẩu thép của Constrexim Holdings, dự án đồng tài trợ của Lilama Hà Nội, dự án đóng tàu Hải Phòng của Lilama... Vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào đào tạo nâng cao năng lực, đầu tư thiết bị thi công, sản xuất vật liệu xây dựng, đầu tư cơ sở hạ tầng, các công trình thuỷ điện, chế tạo thiết bị của một số Tổng Công ty và doang nghiệp làm ăn có hiệu quả, tín nhiệm, các doanh nghiệp liên doanh nước ngoài có khả năng trả nợ và có đủ tài sản đảm bảo.

Có được những kết quả như trên là nhờ:

- Trong thời gian qua Sở giao dịch đã chú trọng hoàn thiện cả về phương pháp luận và thực tiễn quy trình nghiệp vụ, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.

- Sở giao dịch luôn chăm lo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng: mở nhiều lớp bồi dưỡng kiến thức, cử đi học,…Bên cạnh đó Sở còn xây dựng được cơ chế hoạt động cho công tác thẩm định tín dụng theo kiểu phân cấp từ cán bộ thẩm định, trưởng phòng kinh doanh đến Giám đốc Sở nên đảm bảo luồng thông tin được thông suốt và kết quả thẩm định được sàng lọc cẩn thận.

2.3.2.Tình hình nợ quá hạn.

Tình hình và tỷ trọng nợ quá hạn so với tổng dư nợ tại SGDI-NHĐT&PT Việt Nam.

Đơn vị: Tỷ đồng

Nợ quá hạn

Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003

Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Tổng số 18 0.35 63 1.1 185 3.7 -Ngắn hạn 1.7 0.13 3.5 0.42 4 0.49 -TDHTM 4 0.22 5 0.22 7 0.36 -KHNN 8 0.8 36 3.6 68 8 -ODA 4.3 1.1 18.5 4.3 106 23

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh SGD I – Trong biểu trên, tỷ trọng nợ quá hạn so với tổng dư nợ năm 2001 rất thấp(0.35%), năm 2002 (1.1%) và năm 2003 là 3.7%

Nợ quá hạn tín dụng TDHTM chiếm tỷ trọng thấp nhất so với các khoản nợ quá hạn khác: năm 2001(0.13%), năm 2002(0.42%), năm

2003(0.49%).Trong khi đó nguồn ODA chiếm tỷ trọng cao nhất : năm 2001(1.1%), năm 2002(4.3%), năm 2003(23%).

Nói chung tỷ lệ nợ quá hạn vẫn còn khá cao, chứng tỏ công tác phân tích tài chính của khách hàng trước khi cho vay chưa chính xác. Đứng về phương diện nội dung phân tích tài chính của khách hàng thì vẫn còn những tồn tại có thể là do những nguyên nhân sau:

Từ phía khách hàng:

Khách hàng không trung thực trong việc cung cấp các thông tin về mình cho ngân hàng, cụ thể là các báo cáo tài chính không trung thực: số liệu bỏ sót hoặc đã được điều chỉnh cho tốt đẹp hơn....hoặc là không qua kiểm toán, trong khi ngân hàng không thể kiểm tra, đối chiếu với sổ sách kế toán

mà chỉ dựa trên tính logic của các số liệu, dựa trên thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng mà những thông tin này không thể đầy đủ được.

Nhưng cũng có trường hợp khách hàng cung cấp số liệu chính xác nhưng do nguyên nhân bất khả kháng làm ăn thua lỗ đã không trả được nợ cho ngân hàng.

Từ phía Sở giao dịch:

Đề cương đánh giá toàn diện tình hình doanh nghiệp còn chưa cụ thể, chi tiết gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong quá trình phân tích tài chính của khách hàng.

Do tính cạnh tranh giữa các ngân hàng cao nên dẫn tới việc nới lỏng các quy định, tiêu chuẩn cho vay để thu hút khách hàng và tăng doanh số cho vay, điều này có nghĩa là làm tăng thêm rủi ro cho Sở giao dịch.

Sở giao dịch đã không có cơ chế cung cấp chi phí cho cán bộ trong việc thu thập thông tin ví dụ như đi thực tế thì tự bỏ tiền,…

Những nguyên nhân khách quan:

Do tính chất dự đoán của phương pháp phân tích tài chính: các báo cáo tài chính chỉ cho biết những gì xảy ra trong quá khứ trong khi đó ngân hàng cần quan tâm tình hình tài chính tương lai của khách hàng. Ví dụ như khách hàng có khả năng sinh lời cao ở năm trước không có nghĩa là các năm sau nữa cũng cao vậy. Cho nên việc đánh giá tài chính của khách hàng cũng chỉ mang tính chất tương đối.

Do hệ thống kế toán của nước ta chưa hoàn thiện dẫn đến trên các báo cáo tài chính nhiều chỉ tiêu ngân hàng cần quan tâm nhưng lại chưa phản ánh, đồng thời có các tài khoản phản ánh không chính xác tính chất của các nghiệp vụ phát sinh, ví dụ như ngân hàng có các khoản rất lâu

không thu hồi được, gần như chắc chắn không thu hồi được nhưng vẫn phản ánh trong tài khoản nợ phải trả...

Do hiện tại ở Việt Nam chưa có số liệu trung bình ngành để làm cơ sở cho việc so sánh trong phân tích dự đoán tài chính của doanh nghiệp nên ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn.

Môi trường thông tin ở nước ta còn nhiều bất cập, không được quản lý quy củ gây nhiễu cho hoạt động ngân hàng

Môi trường pháp luật chưa nghiêm minh, các quy định không rõ ràng, các văn bản chồng chéo lên nhau gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của khách hàng cũng như của ngân hàng.

Tóm lại, qua phân tích có thể thấy nội dung phân tích tài chính của khách hàng đã được Sở giao dịch quan tâm chú trọng bởi nó coa ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định tài trợ của ngân hàng. Bên cạnh những kết quả đạt được thì phương pháp phân tích tài chính của khách hàng tại Sở cũng còn một số hạn chế xuất phát từ cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Phần tiếp theo bài viết sẽ đề cập đến một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương pháp này tại Sở giao dịch I-NHĐT&PT Việt Nam.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA KHÁCH HÀNG TẠI SGDI (Trang 37 -42 )

×