Nam:
Các di tích lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam
Qua quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước nhiều nơi ở đây để lại nhiều di tích nổi tiếng có thể khai thác phát triển:
Cụm Việt Trì: Đền Hùng- Châu Phong Mê Linh;
Đền thờ vua Hùng ở Phú Thọ
Cụm Ninh Bình: Hoa Lư, Tam Điệp;
Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng
Cổng chùa Bàn Long ở Cố đô Hoa Lư
Cụm Quảng Ninh- Hải Phòng: Vân Đồn, Yên Tử, Côn Sơn, sông Bạch Đằng;
Suối Côn Sơn
Cụm Lạng Sơn- Cao Bằng: Chi Lăng, Pắc Pó, Thất Khê,….
Cụm Tuyên Quang- Bắc Thái: Các an toàn khu Sơn Dương, Tân Trào, Quan Chu, Chiêm Hóa, Bắc Sơn.
Cây Đa Tân Trào Chiêm Hóa – Tuyên Quang
Các di sản văn hóa- nghệ thuật, lễ hội truyền thống của cộng đồng người Việt và nhiều dân tộc khác.
Với sự đa dạng về dân tộc, tôn giáo, tập quán
sống đã làm nên nét đa dạng của văn hóa và thu hút du lịch. Chủ yếu ở Hà Nội và vùng phụ cận thuộc Hà Tây, Hà Bắc, Vĩnh Phú, trung tâm của nền văn minh Lúa Nước, văn hóa Đông Sơn.
Các địa bàn có nhiều ảnh hưởng văn hóa các dân tộc:
Tày- Nùng: Cao Bằng, Lạng Sơn; H’mông: Hà Giang, Lào Cai;
Thái: Lai Châu- Sơn La;
3.Tham quan nghiên cứu các làng nghề truyền thống của dân tộc:
Vùng Bắc Bộ là một trong những vùng có nhiều làng nghề truyền thống ( trên 800 làng nghề), trong số đó có nhiều làng nghề nổi tiếng không chỉ trong nước mà cả ở thế giới. Dưới đây là một số làng nghề tiêu biểu:
Làng nghề nón Chuông xã Phương Trung, Thanh Oai, Hà Nội.
Làng Chuông là điểm đến hấp dẫn không chỉ bởi sản phẩm nón, mà còn bởi nét đẹp văn hóa của một làng nghề truyền thống có lịch sử lâu đời.
Tuy nhiên, sản xuất nón nơi đây chủ yếu còn mang tính tự phát, vì vậy, đã có chủ trương, phải xây
dựng làng Chuông có thương hiệu, đồng thời xúc tiến quy hoạch điểm công nghiệp, tạo điều kiện cho các hộ sản xuất trong làng có đủ mặt bằng sản xuất và địa điểm giới thiệu sản phẩm.
Làng nghề truyền thống vàng bạc Châu Khê: thuộc xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
Châu Khê có nghề vàng bạc nổi tiếng, lại có nghề vàng mã cũng được bán rộng rãi ở nhiều nơi trước đây.
Làng nghề truyền thống gỗ Đồng Kỵ: xã Đồng Quang, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh.
Làng này được mệnh danh là “ làng giám đốc”,bình quân cứ năm, sáu hộ có một giám đốc, phó giám đốc. Nhiều hộ lại có tới hai, ba giám đốc, phó giám đốc.
Trong đó, công ty đồ gỗ mỹ nghệ Hưng Long của ông Vũ Quý là doanh nghiệp qui mô nhất Đồng Kỵ với tổng tài sản lên đến gần 40 tỉ đồng, doanh thu 3-5 tỉ đồng mỗi năm.
SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC TRƯNG
Làng nghề Chiếu gỗ Nhị Khê: xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây, nay thuộc Hà Nội.
Hiện nay, làng có gần 500 hộ, với khoảng 1.850 nhân khẩu, không có hộ nào là không theo nghề này.
Làng tranh Đông Hồ: nay thuộc thôn Đông Khê, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Làng tranh Đông Hồ nằm bên bờ nam sông
Đuống có hơn 240 hộ dân, bình yên như bao làng quê Việt khác. Bây giờ số gia đình chuyên làm về tranh Đông Hồ còn lại không nhiều, khiến cho
những gì còn lưu lại càng trở nên quý giá.
Có một gia đình tiêu biểu còn gìn giữ giá trị này, đó là gia đình ông Nguyễn Đăng Chế đã có 20 đời làm nghề, lâu đời nhất của làng. Cả đại gia đình ông 3 thế hệ đều tâm huyết với tranh Đông Hồ.
Làng nghề mộc An Tường: thuộc xã An Tường, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.
Làng nghề An Tường có khoảng 700 hộ làm mộc với 1400 lao động, trong đó có gần mười công ty TNHH.
Công cụ làm mộc đã được cơ khí hoá, điện khí
hoá một bước nên sản phẩm làm ra phong phú về chủng loại và mẫu mã, thu nhập bình quân người lao động hiện nay là 500.000 đ/người, tháng.
Làng nghề mộc An Tường
Nghề tạc tượng Vũ Thăng: thôn Võ Lăng, Dân Hòa, Thanh Oai, Hà Nội.
Nghề tạc tượng ở Việt Nam có rất lâu, từ thời Lý-
Trần (thế kỷ XI-XIII), đã có những sản phẩm công trình được ông cha ta chạm khắc tinh xảo, đó là
đình chùa, tượng gỗ, đồ thờ, đặc biệt là những pho tượng Phật, được các nghệ nhân miêu tả rất công phu, sống động.
Ngày nay, những làng nghề tạc tượng gỗ vẫn được duy trì và ngày càng phát triển.
Nghề dệt thổ cẩm của người Thái ( Sơn La ) Đến Sơn La du khách sẽ có dịp được thưởng thức những đặc sản nổi tiếng vùng sơn cước như cơm lam, rượu cần, múa xoè... và không thể không nhắc tới những bộ váy áo thổ cẩm được các cô gái Thái xinh đẹp dệt thủ công... Phụ nữ Thái ở Sơn La rất khéo tay trong việc dệt thổ cẩm. Đến nơi nào ở Sơn La bạn cũng dễ dàng tìm thấy một chiếc khung cửi dệt vải thổ cẩm.
Nghề dệt thổ cẩm của người Thái Sơn La đã có từ rất lâu đời. Trước đây, khi kinh tế chưa phát triển, sản phẩm thổ cẩm được làm ra chủ yếu để phục vụ nhu cầu trong gia đình, làm của hồi môn khi con gái về nhà chồng.
Ngày nay, sản phẩm thổ cẩm đã có mặt trên thị trường, thậm chí còn được người tiêu dùng ở các thành phố lớn yêu thích.
Dệt thổ cẩm người Thái
Làng mộc Thái Yên: thuộc Đức Thọ, Hà Tĩnh
Nghề mộc Thái Yên ít nhất đã tồn tại 300 năm. Đến
cuối thế kỷ XIX, nghề đã phát triển mạnh và rất thịnh vượng trong những năm đầu thế kỷ XX.
Nghề mộc Thái Yên là một trong 10 làng nghề truyền thống đã được tỉnh Hà Tĩnh xếp vào danh sách khôi phục và phát triển. Theo đó, một cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp tập trung trên diện tích 3,5 ha đã
được xây dựng xong, với tổng nguồn vốn đầu tư 1,7 tỷ đồng.
SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC TRƯNG
Nghề rèn, phố lò rèn ở Hà Nội: số 1 phố Lò Rèn, phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Hiện nay,sản phẩm của nghề rèn thủ công Hà Nội vẫn luôn đáp ứng được nhu cầu thị trường Hà Nội và một số vùng lân cận.
Trong nhịp độ phát triển kỹ thuật hiện đại, phố Lò Rèn hôm nay còn nhiều nhà vẫn giữ được nghề truyền thống.
Trên một đoạn đường phố Lò Rèn, chỉ dài 128 mét là phố nhỏ thôi mà có đến 20 số nhà là
những bễ lò rèn của người quê gốc Hoè Thị!
Đó là sắc thái làng nghề thật đặc biệt của Thăng Long trải mấy trăm năm vẫn còn đến hôm nay. Và, nó đâu chỉ là giá trị kinh tế kỹ nghệ, mà nó là những giá trị văn hoá lịch sử của Thăng Long - Hà Nội.
Làng nghề sơn son thếp vàng và sơn mài Hạ Thái: thuộc xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây, nay thuộc Hà Nội
Làng nghề này có 200 năm lịch sử. Bên cạnh việc kế thừa kinh nghiệm truyền thống ông cha để lại, sự cần cù, chịu khó học hỏi, sáng tạo của người thợ hôm nay đã đem lại cho làng nghề bước phát triển mới.
SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC TRƯNG
Sản phẩm làng nghề sơn son thếp vàng và sơn mài Hạ Thái
Gốm sứ mỹ nghệ truyền thống Bát Tràng:
Được làm thủ công bằng bàn tay, khối óc của những nghệ nhân- từ tạo hình, tạo dáng, đến nét vẽ điêu khắc hoa văn, các loại men gia truyền từ men đàn, men rạn, men ngà, men lam, men búp dong… được nung ở nhiệt độ cao, gốm Bát Tràng không bị ngấm nước, men không bị thời gian bào mòn.
SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC TRƯNG
Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm: nay thuộc xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Ra đời từ thế kỉ 15, đây là làng nghề nổi tiếng chất lượng nhất cả nước. Theo thông tin được
biết thì 1 nửa đại gia nghề kim hoàn - vàng bạc và dân số phố Hàng Bạc - Hà Nội, có gốc ở Làng
nghề này.
Ngày nay ông Nguyễn Kim Lâu đã được coi là
ông tổ nghề chạm bạc ở Việt Nam, bởi bất cứ nơi đâu có nghề chạm bạc thì ở đó đều có bóng dáng của người thợ chạm bạc Đồng Xâm.
Làng lụa Hà Đông ( hay làng lụa Vạn Phúc ) thuộc thành phố Hà Ðông, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km.
Làng lụa được biết đến như là một làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng từ xa xưa, có nhiều mẫu hoa văn và lâu đời bậc nhất Việt Nam, lụa được may quốc phục dưới các đời vua nhà Nguyễn.
Phong cảnh ở đây vẫn giữ được nét cổ kính quê ngày xưa như: hình ảnh chiếc giếng làng với những bông hoa sen, cạnh cây đa cổ thụ, buổi chiều vẫn họp chợ trước đình. Trong nhiều gia đình:khung dệt cổ xen lẫn với khung dệt hiện đại.
Hạt nhân du lịch của vùng du lịch Bắc Bộ là thủ đô Hà Nội cùng với Hải Phòng và Quảng Ninh tạo nên tam giác động lực tăng trưởng.