PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VI MÔ SẢN PHẨM:

Một phần của tài liệu Phân tích môi trường của Braxin, trên cơ sở đó đề xuất phương thức xâm nhập cho một sản phẩm cụ thể của Việt Nam (Trang 31)

I. Nguồn lực:

1. Nhân lực:

- Con người: nhạy bén, cần cù, đội ngũ cán bộ kĩ thuật ngày càng đông đảo, người dân rất ham thích nuôi trồng thủy sản, nhiều người đã có kinh nghiệm về nuôi trồng thủy sản.

- Theo thống kê của ngành thủy sản của các tỉnh ĐBSCL, có khoảng 3.000 cơ sở sản xuất cá tra, basa giống lớn nhỏ, trong đó cơ sở sản xuất chuyên cá basa giống chiếm khoảng 40%.

- Số lượng nhà máy chế biến cá tra, cá basa đã tăng lên thành 84 nhà máy với tổng công suất đạt gần 1 triệu tấn/năm, tập trung chủ yếu tại các địa phương như An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang.

2. Tài lực:

Cục Nuôi trồng thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, Bộ NN&PTNT sẽ dành 350 tỷ đồng để phát triển 100.000 con cá tra, basa bố mẹ. Số lượng cá giống đó sẽ cung cấp và đáp ứng đủ cho ngành nuôi cá tra, cá basa tại Đồng bằng sông Cửu Long trong 3 năm 2010-2012 với khoảng 5 tỷ con giống đạt tiêu chuẩn quốc gia.

Tuy nhiên, trong 2 năm trở lại đây, các ngân hàng đã quay lưng lại với con cá tra, ba sa. Cá tra, ba sa có phát triển bền vững theo yêu cầu của chính phủ hay không sẽ phụ

thuộc rất lớn đến quyết định của các ngân hàng khi có cho doanh nghiệp thủy sản vay vốn hay không.

Theo Ban chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ cá tra, vốn vay từ ngân hàng đầu tư khâu nuôi, chế biến xuất khẩu chỉ khoảng 10.000 tỉ đồng.

3. Vật lực:

- Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có hệ thống sông rạch chằng chịt, là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp và nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản. Từ năm 1940 nghề nuôi cá nước ngọt bắt đầu phổ biến và phát triển ( trong đó , cá Tra (Pangasius hypophthalmus) và cá Basa (Pangasius bocourti) là loài nuôi trồng thủy sản được nuôi thông dụng nhất đang được phát triển với tốc độ nhanh tại các tỉnh ĐBSCL (tập trung chủ yếu ở hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp)

- Nguồn thức ăn phong phú cả nhân tạo và tự nhiên.

- Tổng sản lượng xuất khẩu cá tra, basa trong năm 2010 vào khoảng 640.000 tấn

II. Đối thủ cạnh tranh:

1. Đối thủ là các doanh nghiệp tại Brazil

Brazil là thị trường mới và tiềm năng của thuỷ sản Việt Nam nói chung và cá Tra nói riêng, được khẳng định là cầu nối cho sản phẩm thuỷ sản Việt Nam vào khu vực các nước Nam Mỹ. Tuy nhiên, Brazil lại là thị trường không ít những khó khăn. Dưới những nỗ lực của chính phủ về phát triển nghề cá và nuôi trồng thủy hải sản, Brazil có thể sản xuất 20 triệu tấn cá mỗi năm. Tại Brazil, đến 96% lượng cá sản xuất được tiêu thụ trong nước và 4% còn lại được xuất khẩu. Điều này cho thấy nguồn cung các sản phẩm cá tại Brazil khá dồi dào.

Bên cạnh đó, Thương vụ Việt Nam tại Brazil cảnh báo, thời gian gần đây, chính phủ bang Santa Catarina (phía nam Brazil) và Hiệp hội Thủy sản Santa Catarina tỏ ra không bằng lòng khi cá tra Việt Nam cạnh tranh gay gắt về giá với cá rô phi tại Brazil. Các nhà sản xuất cá rô phi Brazil cho biết, mùi vị thịt cá tra Việt Nam khá tương đồng với mùi vị cá rô phi. Trong khi giá cá tra của Việt Nam bán tại Brazil thấp hơn do chi phí sản xuất thấp đẩy các nhà sản xuất cá rô phi Brazil rơi vào thế bất lợi. Theo chuyên gia, ngay cả khi sản lượng cá rô phi tại các vùng nuôi lớn của Brazil gia tăng thì giá đến tay người tiêu dùng cũng không có mức ấy.

Trong quý 1/2011, doanh thu cá da trơn tại Wall Mart - chuỗi siêu thị hàng đầu tại Bahia - vùng nuôi cá rô phi hàng đầu Brazil đã tăng 400%. Doanh thu cá rô phi cũng tăng nhưng mức tăng thấp hơn so với cá da trơn Việt Nam. Điều đó gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp và các hộ cá nhân nuôi trồng thủy sản tại bang này.

Nhằm tránh rủi ro trong quan hệ thương mại Việt Nam-Brazil, Thương vụ Việt Nam đề nghị các doanh nghiệp cá tra Việt Nam cần thận trọng hơn nữa khi xuất khẩu vào thị trường này. Để hoạt

động xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Brazil thuận lợi hơn, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam nên duy trì việc không bán hàng dưới 100% khối lượng tịnh và tuyệt đối không bán sản phẩm thiếu khối lượng tịnh để hạ giá. Như vậy, Chính phủ bang Santa Catarina và Hiệp hội Thủy sản Santa Catarina sẽ không có bằng chứng để khiếu nại doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá thị trường.

2. Đối thủ đến từ các nước khác kinh doanh tại Brazil

Các nhà cung cấp cá da trơn tại Brazil gồm có Mỹ, Bỉ, Hà Lan,… nhưng Việt Nam là đối tác quan trọng của Brazil với tỉ lệ doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa cao nhất, nhiều công ty nằm trong danh sách topmembers nhập khẩu cá da trơn của Brazil. Với lợi thế đó, Việt Nam có thể tự tin tiếp tục bước vào thị trường đầy tiềm năng này.

3. Nhà cung cấp

Theo thống kê của Vasep, nếu cuối năm 2010, cả nước có trên 200 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cá tra, cá basa thì đến tháng 3/2011, con số này chỉ còn lại có 144 doanh nghiệp. Lý do sụt giảm này được giải thích do việc khan hiếm nguyên liệu chế biến, chi phí đầu tư cao gấp 1.5 lần năm trước nên nhiều nông dân không dám gầy nuôi lại ao mới mặc dù giá thành xuất khẩu cá tra đã lên trên 3.4 USD/kg. Đây là điều kiện lý tưởng cho những doanh nghiệp dám đầu tư vào thị trường đấy tiềm năng này.

Cũng theo Vasep, hiện diện tích nuôi cá tra tại các nước trong khu vực Châu Á đang tăng đáng kể như Bangladesh, Philippines, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia. Hiện các nước này đều có những chiến lược đầu tư lâu dài cho việc phát triển cá tra tiêu thụ nội địa và xuất khẩu với sự ủng hộ mạnh về tài chính của chính phủ. Điều đó dẫn đến việc chắc chắn những nước trên sẽ là những đối thủ cạnh tranh đối với cá tra Việt Nam trong tương lai không xa.

4. Khách hàng:

6 tháng đầu năm 2010, Brazil đã nhập khẩu 5.814 tấn cá tra, với giá trị 11,96 triệu USD, với sự tham gia của ba doanh nghiệp Việt Nam.

Được người tiêu thụ Brasil ưa chuộng với chất lượng tốt và giá thành rẻ, điều này khiến cho: “ Nhiều công ty thủy sản trong nước đã không bán được cá tồn kho, cổ phiếu bị xuống giá và hơn 5.000 lao động trong ngành đánh bắt cá đã bị mất việc làm. Tất cả vì con cá basa của Việt Nam đã bán quá rẻ" - ông Fernando Ferreira - Chủ tịch Conep nói trên website của Hiệp hội. Ông Ferreira cho rằng cá basa Việt nam đã bán phá giá 35% và yêu cầu Chính phủ không cho nhập khẩu loại cá này nữa. Vì vậy mà Brazil đưa cá tra, cá basa Việt Nam vào danh mục đặt biệt và đòi áp thuế 35% với cá basa Việt Nam.

Tuy nhiên trong thời gian gần đây tại thị trường này có những chuyển biến khả quan hơn: Brazil vừa có quyết định cho phép 60 doanh nghiệp Việt Nam được xuất khẩu thủy sản sang Brazil, mở ra một cơ hội mới cho các mặt hàng thủy sản Việt Nam, nhất là cá tra, basa thâm nhập từng bước

vào Brazil. Hiện một số doanh nghiệp của Brazil đã đến Cơ quan Thương vụ của Brazil đề xuất tìm đối tác từ Việt Nam để nhập khẩu trực tiếp khoảng 2.000-3.000 tấn cá tra, ba sa phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong cả nước. Cho đến nay, các doanh nghiệp của Brazil vẫn nhập thủy sản Việt Nam thông qua các doanh nghiệp nước thứ 3. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Sản phẩm thay thế

Hầu như cá tra, cá basa Việt Nam ít phải chịu áp lực nào từ các sản phẩm thay thế vì:

Một là: giá cả cá sản phẩm như thịt bò, thịt heo, tôm,… tăng giá do khủng hoảng và lạm phát làm cho việc tiêu thụ các sản phẩm này giảm trong thời gian gần đây.

Hai là: các mặt hàng như thịt gà, bò, lợn đang phải chịu những rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu vào thị trường các nước mà chính các sản phẩm này Việt Nam không có nhiều lợi thế cạnh tranh nên cá là mặt hàng được tiêu thụ chủ yếu.

Ba là: Cá basa Việt Nam nuôi tại châu thổ sông Mekong tương đối ít xương và có mùi vị dễ chịu, phù hợp với khẩu vị của người phương Tây và Mỹ Latinh nên được dùng làm sản phẩm thay thế cho các loại cá thịt trắng khác như: cá tuyết, cá beo, … doanh số cá tuyết (cod) đã giảm 17% trong suốt năm ngoái, cá hồi và cá ngừ giảm 4%, cá hồi hồ (trout) giảm 11% và cá bơn giảm 13%.

Nguồn tham khảo:

http://ngoaivuhagiang.gov.vn/home/nc48/tintuc-564/Nong-nghiep-brazil-tren-duong-phat- trien.html

www.vneconomic.com

http://www.saga.vn/Chuoigiatri/nghiencuuvaphattrien/6431.saga http://y5cafe.wordpress.com/2011/01/19/tim-hieu-thi-truong-ca-phe-braxin-phan-1/ http://www.vinanet.com.vn/tin-thi-truong-hang-hoa-viet- nam.gplist.288.gpopen.190495.gpside.1.gpnewtitle.gia-ca-phe-brazil-duoc-ho-tro-boi-nhu-cau- tang.asmx http://www.vietrade.gov.vn/ca-phe/1707-thi-truong-ca-phe-brazil-qua-mot-so-du-bao-phan- 3.html http://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%ADa http://www.thesaigontimes.vn/Home/thegioi/hoso/55766/Brazil-%E2%80%93-%E2%80%9Cvua %E2%80%9D-thuc-pham-cua-the-ky-21.html http://vfinance.vn/m33/sm36/n49511/kinh_te_the_gioi/chau_my/mercosur_de_ra_chinh_sach_c hung_ve_thuong_mai_va_dau_tu.htm

Một phần của tài liệu Phân tích môi trường của Braxin, trên cơ sở đó đề xuất phương thức xâm nhập cho một sản phẩm cụ thể của Việt Nam (Trang 31)