0
Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Chuẩn kiến thức, kĩ năng

Một phần của tài liệu CHUẨN KIẾN THỨC - KỸ NĂNG HÓA 8 (Trang 34 -38 )

C. Hướng dẫn thực hiện

A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng

Kiến thức

Biết được:

- Khái niệm về dung môi, chất tan, dung dịch, dung dịch bão hoà, dung dịch chưa bão hoà. - Biện pháp làm quá trình hoà tan một số chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn.

Kĩ năng

- Hoà tan nhanh được một số chất rắn cụ thể (đường, muối ăn, thuốc tím...) trong nước.

- Phân biệt được hỗn hợp với dung dịch, chất tan với dung môi, dung dịch bão hoà với dung dịch chưa bão hoà trong một số hiện tượng của đời sống hàng ngày.

B. Trọng tâm

- Khái niệm về dung dịch

- Biện pháp hòa tan chất rắn trong chất lỏng

C. Hướng dẫn thực hiện

- Từ một số dung dịch cụ thể: nước đường, nước muối...và một số chất lỏng: dầu ăn, xăng, nước...tiến hành các thí nghiệm để giúp HS rút ra nhận xét về chất tan, dung môi, dung dịch...

- Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan. - Ở nhiệt độ xác định:

+ Dung dịch chưa bão hoà là dung dịch có thể hoà tan thêm chất tan. + Dung dịch bão hoà là dung dịch không thể hoà tan thêm chất tan. - Làm lại các thí nghiệm trên với các thao tác:

+ nghiền nhỏ đường hoặc muối + đun nóng dung dịch

+ khuấy dung dịch

Qua đó giúp HS rút ra nhận xét về biện pháp để sự hòa tan tốt hơn:

- Muốn chất rắn tan nhanh trong nước, cần thực hiện 1, 2 hay 3 biện pháp sau: + Khuấy dung dịch; Đun nóng dung dịch; Nghiền nhỏ chất rắn.

- Luyện tập: + Nhận biết: chất tan, dung môi

+ Nhận biết: dung dịch bão hòa và dung dịch chưa bão hòa + Câu hỏi sử dụng biện pháp để hòa tan nhanh hơn

Bài 41: ĐỘ TAN CỦA MỘT CHẤT TRONG NƯỚC A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng

Kiến thức

Biết được:

- Khái niệm về độ tan theo khối lượng hoặc thể tích.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của chất rắn, chất khí: nhiệt độ, áp suất

Kĩ năng

- Tra bảng tính tan để xác định được chất tan, chất không tan, chất ít tan trong nước. - Thực hiện thí nghiệm đơn giản thử tính tan của một vài chất rắn, lỏng, khí cụ thể.

- Tính được độ tan của một vài chất rắn ở những nhiệt độ xác định dựa theo các số liệu thực nghiệm.

B. Trọng tâm

- Độ tan của một chất trong nước

C. Hướng dẫn thực hiện

- Tiến hành thí nghiệm hòa tan CaCO3 và NaCl trong nước (TN trang 139 SGK) và hòa tan vôi tôi trong nước để giúp HS nhận xét: có chất tan trong nước, có chất không tan trong nước, khả năng tan của các chất trong nước là khác nhau ⇒ các chất có độ tan khác nhau.

- Độ tan (S) của một chất trong nước là số gam chất đó tan được trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hoà ở một nhiệt độ xác định. - Làm thêm một số thí nghiệm hòa tan kèm theo đun nóng để HS thấy yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của các chất.

- Nói chung độ tan của chất rắn sẽ tăng nếu tăng nhiệt độ. Độ tan của chất khí sẽ tăng nếu giảm nhiệt độ và tăng áp suất. - Luyện tập: + Bài toán xác định độ tan của chất tan hoặc từ độ tan tính khối lượng chất tan trong dung dịch

Bài 42: NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng

Kiến thức

Biết được:

- Khái niệm về nồng độ phần trăm (C%) và nồng độ moℓ (CM). - Công thức tính C%, CM của dung dịch

Kĩ năng

- Xác định chất tan, dung môi, dung dịch trong một số trường hợp cụ thể.

- Vận dụng được công thức để tính C%, CM của một số dung dịch hoặc các đại lượng có liên quan.

- Biết cách tính nồng độ % và nồng độ mol của dung dịch

C. Hướng dẫn thực hiện

- Giới thiệu khái niệm và biểu thức tính nồng độ %, nồng độ mol của dung dịch và áp dụng

- Nồng độ phần trăm cho biết số gam chất tan có trong 100gam dung dịch: C% = ct

dd

m

m

× 100%

- Nồng độ moℓ cho biết số moℓ chất tan trong một lít dung dịch: CM =

n

V

(moℓ/ℓ)

- Luyện tập: + Tính nồng độ khi biết lượng chất và khối lượng chất hòa tan trong lượng và khối lượng dung môi + Tính lượng chất và khối lượng chất hòa tan trong lượng và khối lượng dung môi khi biết nồng độ

Bài 43: PHA CHẾ DUNG DỊCH A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng

Kiến thức

Biết được:

Các bước tính toán, tiến hành pha chế dung dịch, pha loãng dung dịch theo nồng độ cho trước.

Kĩ năng

Tính toán được lượng chất cần lấy để pha chế được một dung dịch cụ thể có nồng độ cho trước.

B. Trọng tâm

- Biết cách pha chế hoặc pha loãng một dung dịch theo nồng độ cho trước

C. Hướng dẫn thực hiện

- Cách pha chế một dung dịch theo nồng độ cho trước. Thí dụ

• Hãy tính toán cách pha chế 50 gam dung dịch CuSO4 có nồng độ 10%. + Tìm khối lượng chất tan

+ Tính khối luượng dung môi (nước)

• Hãy tính toán cách pha chế 50ml dung dịch CuSO4 có nồng độ 1M. + Tính số moℓ chất tan có trong thể tích cần pha chế.

+ Tính khối lượng của số moℓ chất tan trong thể tích dung dịch cần pha chế. - Cách pha loãng một dung dịch theo nồng độ cho trước. Thí dụ.

• Hãy tính toán cách pha loãng dung dịch MgSO4 2M thành 100ml dung dịch MgSO4 0,4M: + Tìm số moℓ chất tan có trong 100ml dd MgSO4 0,4M: 0,04 moℓ.

+ Tìm thể tích dung dịch MgSO4 2M trong đó có chứa 0,04 moℓ. MgSO4: 20ml.

• Hãy tính toán cách pha loãng dung dịch NaCℓ 10% thành 150 gam dung dịch NaCℓ 2,5%: + Tìm khối lượng NaCℓ có trong 150g dd NaCℓ 2,5%: 3,75 gam.

+ Tìm khối lượng dd NaCℓ ban đầu có chứa 3,75g NaCℓ: 37,5 gam. + Tìm khối lượng nước cần dùng để pha chế: 150 – 37,5 = 112,5gam.

- Luyện tập: + Tính nồng độ khi biết lượng chất và khối lượng chất hòa tan trong lượng và khối lượng dung môi + Tính lượng chất và khối lượng chất hòa tan trong lượng và khối lượng dung môi khi biết nồng độ

Bài 48 (Bài thực hành 7): PHA CHẾ DUNG DỊCH THEO NỒNG ĐỘ CHO TRƯỚC

A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng

Kiến thức

Biết được:

Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm sau: • Pha chế dung dịch (đường, natri clorua) có nồng độ xác định.

• Pha loãng hai dung dịch trên để thu được dung dịch có nồng độ xác định.

Kĩ năng

- Tính toán được lượng hoá chất cần dùng.

- Cân, đo được lượng dung môi, dung dịch, chất tan để pha chế được một khối lượng hoặc thể tích dung dịch cần thiết. - Viết tường trình thí nghiệm.

B. Trọng tâm

- Biết cách pha chế hoặc pha loãng một dung dịch theo nồng độ cho trước

C. Hướng dẫn thực hiện

Hướng dẫn HS các thao tác của từng TN như:

+ Rót chất lỏng vào ống nghiệm + Cân một khối lượng chất rắn

+ Lắc ống nghiệm

+ Khuấy dung dịch bằng đũa thủy tinh

Hướng dẫn HS tính toán và thực hành pha chế

Thực hành 1. Tính toán và thực hành pha chế 50 gam dung dịch đường có nồng độ 15%. - Tính khối lượng đường

- Tính khối lượng nước - Thực hành pha chế

Thực hành 2. Tính toán và thực hành pha chế 100ml dung dịch natri clorua có nồng độ 0,2M. - Tính số mol NaCl ⇒ khối lượng NaCl

- Thực hành pha chế với một lượng nước rồi thêm đến 100 ml

Thực hành 3. Tính toán và thực hành pha chế 50 gam dung dịch đường có nồng độ 5% từ dung dịch có nồng độ 15% trên - Tính khối lượng đường trong dung dịch 5%

- Tính khối lượng dung dịch đường 15% chứa lượng đường trên - Tính khối lượng nước cần

- Thực hành với lượng đường và lượng nước trên

Thực hành 4. Tính toán và thực hành pha chế 50 ml dung dịch NaCl có nồng độ 0,1M từ dung dịch natri clorua có nồng độ 0,2M trên - Tính số mol NaCl trong 50 ml dung dịch cuối

- Tính thể tích dung dịch 0,2 M cần để có số mol NaCl trên - Thực hành pha chế với một lượng nước rồi thêm đến 50 ml

Một phần của tài liệu CHUẨN KIẾN THỨC - KỸ NĂNG HÓA 8 (Trang 34 -38 )

×