Nhận xét, đánh giá hiệu quả

Một phần của tài liệu Phương pháp giải các dạng toán trong chương trình sinh học 11 (Trang 61)

IX. Bài tập về thu tinh kép

4.Nhận xét, đánh giá hiệu quả

DUNG TRONG PHẦN SINH 11

4.1. Phân tích định lượng

Qua kết quả thực nghiệm đã được xử lí, tôi rút ra một số nhận xét sau:

- Thực nghiệm cho thấy kết quả điểm số trung bình (X) của các lớp TN cao hơn lớp ĐC, tỉ lệ học sinh khá giỏi ở các lớp TN cao hơn lớp ĐC còn tỉ lệ học sinh yếu kém thì ngược lại. Điều đó khẳng định khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh ở lớp TN tốt hơn lớp ĐC.

Như vậy, việc sử dụng kiến thức phương pháp giải bài tập để dạy một số nội dung trong phần sinh học 11 đã đem lại hiệu quả thiết thực, giúp học sinh không chỉ lĩnh hội và vận dụng tốt

kiến thức cũ đã học mà còn rèn luyện được một số kĩ năng như kĩ năng quan sát, phân tích, phân tích các thông tin liên quan, kĩ năng trình bày, kỹ năng làm việc độc lập với SGK,... Giúp học sinh khắc sâu kiến thức, phát huy được năng lực sáng tạo, tìm tòi trong học tập, tăng cường hứng thú học tập của các em.

4.2. Phân tích định tính

Thông qua việc lên lớp, dự giờ, trao đổi với giáo viên bộ môn và học sinh, qua việc phân tích chất lượng lĩnh hội của học sinh ở những bài kiểm tra, tôi nhận thấy việc vận dụng kiến thức phương pháp giải bài tập giảng dạy một số nội dung trong phần sinh học 11 đã có tác dụng vừa giúp học sinh ôn lại được kiến thức cũ vừa tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong học tập bộ môn hơn những tiết dạy bình thường. Cụ thể:

- Ở các lớp TN số học sinh tham gia phát biểu xây dựng bài nhiều hơn so với các lớp ĐC. Không khí lớp học sôi nổi, tâm thế học tập tự tin. Đa số học sinh được lôi cuốn vào nội dung bài học, các em không còn thụ động mà chủ động thực hiện các hoạt động do giáo viên đưa ra.

- Các hoạt động đã kích thích được tính tích cực suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo của học sinh. Các em không chỉ tiếp thu được những nội dung kiến thức cơ bản mà còn có khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát và vận dụng kiến thức một cách hợp lí. Đây là yếu tố giúp bài học ở lớp TN có kết quả tốt hơn nhiều so với lớp ĐC.

PHẦN IV. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Quá trình thực nghiệm trong thực tế giảng dạy tôi đã thu được kết quả rất khả quan. Mặc dù áp dụng trên diện rộng với rất nhiều đối tượng khác nhau. Vì vậy tôi nhận thấy sáng kiến này của tôi có tính khả thi cao nếu được triển khai áp dụng.

Thực hiện mục đích sáng kiến, đối chiếu với các nhiệm vụ đặt ra, tôi đã thu được những kết quả sau: 1. Góp phần làm rõ hơn cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng kiến thức phương pháp giải các dạng toán sinh học 11

2. Hệ thống hóa các dạng bài tập trong sinh học 11 và đưa ra phương pháp giải các dạng đó 3. Sưu tập và tự tạo các bài tập liên quan đến chương trình Sinh hoc 11

4. Kết quả thực nghiệm bước đầu đánh giá được hiệu quả của việc vận dụng phương pháp các dạng toán trong dạy học sinh học 11. Các dạng bài tập thiết kế đã phát huy được tính tích cực tìm tòi, sáng tạo của học sinh, rèn luyện được một số kỹ năng cho học sinh như kỹ năng suy luận, kỹ năng quan sát phân tích tổng hợp, tư duy logic, kỹ năng quản lý thời gian, đã khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học của sáng kiến.Vì vậy khi làm bài kiểm tra ở lớp, thi học sinh giỏi, thi Casio và các kỳ thi khác học sinh làm bài tốt.

2. Phạm vi áp dụng của đề tài:

- Đề tài đã được áp dụng với đối tượng là học sinh khối 11,12- ban cơ bản, tự nhiên

- Sáng kiến này là tài liệu tham khảo tốt cho giáo viên tham gia giảng dạy chính khóa, dạy khối, dạy ôn thi đại học, cao đẳng,... đặc biết thiết thực cho giáo viên giảng dạy học sinh giỏi, Casio và tài liệu quý cho học sinh tự học.

3. Kiến nghị

Trên cơ sở những kết quả thu được và qua thực trạng trong dạy học sinh học nói chung, Sinh học 11 nói riêng, tôi có một số kiến nghị sau:

- Ban giám hiệu, bộ phận thiết bị cần bổ sung một số tài liệu về phương pháp giải các bài tập sinh học 11

- Vì thời lượng học chinh khoá không đủ để các em có thể tiếp cận với công thức, cách giải bài tập nên đề nghị ban giam hiệu nhà trường triển khai cho các em học một số buổi đại trà để phụ đạo thêm cho các em.

- Giáo viên phải xác định rõ hơn mục tiêu của việc dạy học không chỉ dạy tri thức mà còn phải chú trọng cả khâu rèn luyện kỹ năng cho học sinh - khâu mà lâu nay chúng ta còn có phần xem nhẹ. - Trong khuôn khổ sáng kiến, tôi chỉ mới nghiên cứu“Phương pháp giải các dạng toán trong sinh học 11”. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề tài này, có thể triển khai hướng nghiên cứu với các nội dung Sinh học khác:

+ Phương pháp giảng dạy các bài tập lý thuyết

+ Cần tạo thêm nhiều dạng bài tập mới để phát huy tư duy logic của học sinh, khắc sâu lý thuyết đã học.

+Cần có nhiều đề tài liên quan đến sinh học 11 vì phần này có ít tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh đặc biệt là phần bài tập

Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc giúp học sinh giải bài tập sinh học 11. Do đó tôi rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các bạn đồng nghiệp, đặc biệt là ban lãnh đạo trường, cũng như lãnh đạo của ngành, đồng nghiệp để tôi sẽ đạt được những thành công hơn nữa trong sự nghiệp dạy học bộ môn sinh học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục & Đào tạo – Sinh học 11. Nhà xuất bản Giáo dục, 2002. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Đề thi tuyển sinh vào Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp môn Sinh học. Nhà xuất bản Giáo dục, 1994. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Hướng dẫn giải đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp môn Sinh học, tập 1,2. Nhà xuất bản Giáo dục, 1994.

4. Đinh Quang Báo – Lý luận dạy học Sinh học đại cương. Nhà xuất bản Giáo dục, 2002.

5. Nguyễn Minh Công – Di truyền học tập I,II. Nhà xuất bản Giáo dục, 2001. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Nguyễn Xuân Hồng – Một số vấn đề cơ bản của sinh học đại cương. Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1984.

7. Đỗ Mạnh Hùng – Lý thuyết và Bài tập Sinh học – Nhà xuất bản Giáo dục, 2001.

8. Đặng Hữu Lanh – Bài tập Sinh học 11 – Nhà xuất bản Giáo dục, 2002. 9. Lê Đình Lương, Phan Cù Nhân – Cơ sở di truyền học. Nhà xuất bản Giáo dục, 1994.

10. Phan Khắc Nghệ - Trần Mạnh Hùng - Bồi dưỡng học sinh giỏi sinh học 10,11,12 - Nhà xuất bản Giáo dục, 2013.

11. Vũ Văn Vụ - Tài liệu chuyên sinh học THPT - Nhà xuất bản Giáo dục, 2013.

12. Vũ Văn Vụ - Bồi dưỡng học sinh giỏi sinh học THPT - Nhà xuất bản Giáo dục, 2013 13. Sách olimpic, mạng Internet,...

Một phần của tài liệu Phương pháp giải các dạng toán trong chương trình sinh học 11 (Trang 61)