Những khó khăn của công ty:

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng đầu tư (Trang 26 - 35)

Bên cạnh những kết qủa đạt được, công ty còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Điều này, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả những nguyên nhân chủ quan và những nguyên nhân khách quan.

Về môi trường pháp lý:

Cơ sở ra đời và hoạt động của công ty cho thuê tài chính là Nghị định 64/CP ngày 9/10/1997 của Chính phủ, từ ngày nghị định có hiệu lực đến nay dường như chỉ có ngân hàng có thông tư hướng dẫn- đó là thông tư 03/TT- NH5 ngày 9/2/1998 hướng dẫn thực hiện Nghị định 64/CP và thông tư 03/TT- NH2 ngày 14/7/1999 hướng dẫn hạch toán nghiệp vụ cho thuê tài chính còn các ngành khác hầu như không quan tâm. Chính vì vậy, hoạt động cho thuê tài chính còn nhiều vướng mắc như:

Sự thiếu đồng bộ, nhất quán trong các văn bản luật điều chỉnh hoạt động cho thuê và các văn bản khác có liên quan:

+ Về đối tượng khách hàng cho thuê tài chính( Bên thuê):

Khoản 2, điều 2 nghị định 64/CP quy định: Bên thuê là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt nam trực tiếp sử dụng tài sản thuê trong thời hạn thuê theo mục đích kinh doanh hợp pháp của mình. Như vậy, Nghị định 64/CP chỉ có các doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt nam - là các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân mới được thuê tài sản từ các công ty cho thuê. Điều này gây ra khó khăn cho các thể nhân( ví dụ như hộ gia đình phát triển kinh tế theo mô hình kinh tế trang trại hay các đơn vị hành chính sự nghiệp tham gia vào thị trường cho thuê) gây ra sự phân biệt đối xử với các thành phần kinh tế trong nền kinh tế, làm giảm mức hấp dẫn của thị trường này.

Tuy nhiên, theo luật tổ chức tín dụng được quốc hội thông qua ngày 12/12/1999, có hiệu lực từ ngày 1/10/2000, các công ty cho thuê tài chính được phép cho thuê đối với các đối tượng tư nhân hay hộ gia đình.

Điều 49: Tổ chức tín dụng được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân, dưới hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh,

cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của ngân hàng nhà nước.

Điều 61: Hoạt động cho thuê tài chính đối với tổ chức, cá nhân, được thực hiện thông qua công ty cho thuê tài chính.

Điều này thực sự đặt ra vấn đề khó xử, gây lúng túng cho các công ty cho thuê tài chính, làm hạn chế rất lớn thị trường của các công ty.

Quy định về thuế trước bạ:

Theo quy định hiện hành việc đóng thuế trước bạ phải được thực hiện trong các trường hợp khi mua mới tài sản cố định và khi sang tên đổi chủ. Như vậy, đối với tài sản cho thuê khi công ty cho thuê tài chính( Bên cho thuê) mua tài sản theo yêu cầu của doanh nghiệp( bên thuê) thì bên cho thuê đứng tên sở hữu nên bên cho thuê nộp thuế trước bạ. Theo nguyên tắc, bên cho thuê bỏ ra bao nhiêu vốn thì phải tính vào giá trị tài sản cho thuê nghĩa là số thuế trước

bạ trên sẽ được tính vào giá gốc tài sản để cho thuê. Đồng thời với nghĩa đó là bên thuê đã phải chịu thuế trước bạ lần đầu. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê bán lại tài sản với giá tượng trưng rất thấp so với giá trị hiện tại của tài sản thuê hoặc chuyển giao quyền sở hữu cho bên thuê, lúc này theo quy định hiện hành bên thuê phải nộp thuế trước bạ lần hai theo giá trị đánh giá lại. Điều này là bất hợp lý vì tính chất của cho thuê tài chính quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng, bên cho thuê chỉ sở hữu trên danh nghĩa, bên thuê là người sử dụng tài sản ngay từ đầu, ở đây không có sự mua bán thông thường. Điều này sẽ làm tăng chi phí của bên thuê khi thực hiện đi thuê tài chính do vậy làm giảm sức cạnh tranh của công ty cho thuê tài chính.

Về việc mua lại tài sản theo giá tượng trưng:

Khi thực hiện một giao dịch thuê tài chính, công ty sẽ đứng tên chủ sở hữu đối với tài sản thuê và bên thuê sẽ có quyền sử dụng đối với tài sản thuê đó. Hiện nay, khi hợp đồng thuê chấm dứt, bên thuê thường phải mua lại tài sản theo giá danh nghĩa do hai bên thoả thuận( khoảng 500.000 hoặc 1000.000 đồng) mặc dù khách hàng thuê thực tế đã thanh toán hết gốc và lãi cho công ty cho thuê tài chính.

Quy định về quyền sở hữu:

Hiện nay ở nước ta mới chỉ có một số tài sản như nhà cửa, phương tiện giao thông có giấy chứng nhận đăng ký sở hữu, còn tất cả các tài sản khác chưa có cơ quan nào đứng ra nhận đăng ký sở hữu. Điều này gây khó khăn cho công ty cho thuê tài chính trong việc quản lý tài sản thuê, rất dễ xảy ra trường hợp bên thuê đem đi thế chấp hoặc đi bán tài sản, gây rủi ro cho bên thuê.

Quy định về giấy phép liên quan đến tài sản thuê:

Chưa có quy định của Bộ công an và Bộ giao thông vận tải về các loại giấy phép lưu hành khi tài sản thuê là các phương tiện vận tải. Đối với các phương tiện vận tải hàng hoá và hành khách, để xe có thể lưu hành được trên đường thì Bộ giao thông vận tải quy định phải có giấy tờ sau: Ngoài giấy tờ cần thiết như đăng ký xe, giấy phép lái xe, giấy phép lưu hành hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật còn có loại giấy phép khác như: Giấy phép vận tải hàng hoá hoặc hành khách cho từng xe hoặc giấy phép hoạt động trong thành phố.

Nhưng các loại giấy phép này chỉ cấp cho chủ sở hữu là người được kinh doanh vận tải. Như ta đã biết, công ty cho thuê tài chính là người sở hữu tài sản thuê do vậy việc cấp giấy chứng nhận đăng ký sở hữu và các giấy tờ khác có liên quan để xe có thể được lưu hành được là cấp cho chủ sở hữu( công ty cho thuê tài chính ), nhưng công ty cho thuê tài chính lại không có giấy phép kinh doanh vận tải do vậy công ty không thể đứng ra để xin giấy phép vận tải cho từng xe, còn người sử dụng có giấy phép kinh doanh vận tải lại không phải là chủ sở hữu. Do vậy, sự không đồng bộ về môi trường pháp lý gây không ít khó khăn cho hoạt động của công ty cho thuê tài chính.

Về việc cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp cho công ty cho thuê tài chính:

Theo Nghị định 64/CP của Chính phủ có quy định: “ Công ty cho thuê tài chính chịu trách nhiệm ký hợp đồng mua hàng, thanh toán tiền mua tài sản để cho thuê với bên cung ứng theo các điều kiện đã được thoả thuận trong hợp đồng mua hàng...” như vậy tài sản thuê có thể mua trong nước và cũng có thể nhập khẩu từ nước ngoài nhưng cho đến nay chưa một công ty cho thuê tài chính nào ở Việt nam được Bộ Thương mại cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp. Do vậy việc nhập khẩu máy móc thiết bị từ nước ngoài của công ty cho thuê tài chính đều phải thông qua một công ty xuất nhập khẩu khác. Điều này cũng làm tăng chi phí cho bên thuê khi đi thuê tài chính vì tất cả các chi phí liên quan đến tài sản thuê do bên thuê chịu.

Về việc thu tiền thuê bằng đồng Việt Nam(VNĐ):

Theo quy định trong Nghị định 64/CP đối với một giao dịch cho thuê tài chính khi thanh toán tiền mua máy móc thiết bị cho thuê công ty có thể sử dụng ngoại tệ nhưng khi nhận tiền thanh toán của bên thuê thì công ty bắt buộc chỉ được nhận thanh toán bằng VNĐ. Như vậy, rủi ro về mặt tỷ giá khi chuyển đổi ngoại tệ là điều khiến các công ty cho thuê tài chính lo ngại. Cũng theo quy định hiện hành, các công ty cho thuê tài chính chỉ được mua ngoại tệ khi đến hạn trả nợ. Khoảng cách về thời gian từ khi công ty cho thuê tài chính được thanh toán bằng đồng Việt nam cho đến khi họ được mua ngoại tệ để thanh toán đã phát sinh rủi ro không nhỏ khi tỷ giá thay đổi. Điều này là không công bằng so với các ngân hàng thương mại do khi cho vay bằng ngoại tệ các ngân hàng được thu nợ bằng ngoại tệ. Như vậy các ngân hàng thương mại có

lợi thế kinh doanh hơn hẳn vì vừa được kinh doanh đa dạng vưà được thu nợ bằng ngoại tệ.

Về phương thức cho thuê:

Theo quy định hoạt động công ty cho thuê tài chính ở nước ta hiện nay chỉ dưới phương thức cho thuê tài chính với sự tham gia của 3 bên. Nhưng trong điều kiện nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp có cơ sở vật chất, kỹ thuật tốt, sản xuất kinh doanh có lãi nhưng thiếu vốn lưu động. Nếu vay vốn lưu động từ ngân hàng chi phí trả lãi rất cao. Các doanh nghiệp muốn tận dụng nguồn vốn của chính họ bằng hình thức bán và tái thuê. Như vậy, quy định hiện hành không những hạn chế doanh nghiệp để có thể có được nguồn vốn lưu động của chính mình mà còn hạn chế khả năng mở rộng hoạt động của chính công ty, không đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người thuê. Đây cũng là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp VN chưa quan tâm nhiều đến hình thức tài trợ này.

Về thuế giá trị gia tăng:

Theo thông tư số 49/2001/TT - BTC ngày 6/5/2001 hướng dẫn thực hiện Luật thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động cho thuê.

Đối với tài sản nhập khẩu, bên cho thuê là đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu. Đối với tài sản mua trong nước, bên cho thuê gián tiếp nộp thuế giá trị gia tăng thông qua việc thanh toán tài sản mua. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thuế giá trị gia tăng của tài sản thuê tài chính do bên cho thuê đã nộp được bên đi thuê trả dần trên cơ sở hợp đồng thuê tài chính.

Đây là một bất lợi lớn đối với hoạt động cho thuê tài chính, làm giảm mức hấp dẫn đối với các DN. Bởi vì, khi doanh nghiệp dùng vốn tự có hoặc vay vốn của các tổ chức tín dụng để mua máy móc thiết bị phục vụ trực tiếp cho sản xuất kinh doanh của đơn vị thì khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào ngay trong kỳ sản xuất kinh doanh. Nếu như họ thuê tài chính thì chỉ khấu trừ dần theo tiền thuê mỗi kỳ mà họ phải trả tiền thuê, mà kỳ hạn thuê thường là từ 1 - 5 năm. Như vậy, họ sẽ phải chịu một khoản phí do lãi suất tính trên thuế giá trị

gia tăng chưa được khấu trừ. Vừa qua, cục thuế đã cho phép các công ty đi thuê được khấu trừ vào thuế giá trị gia tăng hàng tháng. Tuy vậy, người thuê vẫn phàn nàn với lý do nếu đi vay ngân hàng mua tài sản thì được khấu trừ ngay.

Về thuế thu nhập doanh nghiệp và thu sử dụng ngân sách:

Qua nghiên cứu hoạt động cho thuê tài chính ở các nước trên thế giới, ta biết rằng thông thường khi công ty cho thuê tài chính đi vào hoạt động sẽ được hưởng những ưu đãi của Chính phủ như giảm thuế nhập khẩu đối với các tài sản thuê là máy móc thiết bị nhập khẩu.

Nhưng ở nước ta, các công ty cho thuê tài chính chưa được hưởng bất kỳ sự ưu đãi nào về thuế. Các công ty cho thuê tài chính phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất 32%, sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp còn phải nộp thu sử dụng vốn NSNN với mức là 6%/năm.

Ví dụ sau đây có thể cho biết rõ hơn với mức thuế như trên thì hoạt động của công ty sẽ rất khó khăn.

Giả sử công ty dư nợ là 55 tỷ( sử dụng hết vốn điều lệ) lãi suất cho thuê 0,85%/tháng( khó thực hiện theo mặt bằng lãi suất cho vay trung và dài hạn hiện nay). Khi đó, kết quả kinh doanh của công ty như sau:

+ Tiền lãi sẽ thu: 55000 x 0,85% = 467,5 triệu + Chi phí quản lý: 55000 x 0,20% = 110,0 triệu

+ Thu nhập: 467,5 - 110 = 357,5 triệu

+ Thuế thu nhập: 357,5 x 0,32% = 114,4 triệu + Lãi sau thuế: 357,5 - 114,4 = 243,1 triệu + Chi phí sử dụng vốn: 55000 x 0,5% = 275,0 triệu

+ Lỗ một tháng: 243,1- 275 = 31,90 triệu

Những hạn chế từ phía doanh nghiệp đi thuê:

Nghiệp vụ cho thuê tài chính còn rất mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt nam, lâu nay họ chỉ quen với hình thức đi vay ngân hàng, họ thiếu thông tin về nghiệp vụ này nên chưa hiểu biết hết về các tiện ích mà hoạt động cho thuê tài chính mang lại đối với các doanh nghiệp.

Khả năng kinh doanh, trình độ quản lý và hạch toán:

Kế toán của hầu hết các doanh nghiệp còn yếu dẫn đến tình trạng kinh doanh kém hiệu quả. Không chỉ có các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nhiều doanh nghiệp nhà nước, nhiều công ty lớn cũng hoạt động cầm chừng, sản xuất ra sản phẩm nhưng không tìm được thị trường do sản phẩm không đủ tính cạnh tranh. Khả năng quản lý, sử dụng tài sản kém. Trong tổng số 3528 doanh nghiệp nhà nước:

- DN thực sự hoạt động có hiệu quả: 1301 chiếm 37%

- DN hoạt động chưa hiệu quả và khó khăn tạm thời: 1634(46,6%) - DN hoạt động không có hiệu quả: 588 chiếm 16,6%

Rõ ràng, hiệu quả hoạt động của hệ thống doanh nghiệp Việt nam là quá thấp. Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tình trạng này còn tồi tệ hơn. Chính vì vậy, tìm ra được các dự án tài trợ có triển vọng nhằm nâng cao uy tín vai trò của công ty là hết sức khó, nhiều khi phải hoạt động dàn trải quy mô.

Những khó khăn từ phía Công ty cho thuê tài chính:

Khó khăn về nhân sự và tổ chức:

Theo như giới thiệu ở trên, Công ty cho thuê tài chính- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển VN hiện có 17 cán bộ công nhân viên. Đây thực sự là con số ít ỏi so với nhu cầu thực tế của công ty. Do đó, mỗi cán bộ phải đảm đương rất nhiều việc, đặc biệt là ở phòng kinh doanh, mỗi cán bộ phải vừa thẩm định, vừa quản lý tài sản thuê, lại kiêm cả chức năng tiếp thị, quảng cáo. Thêm vào đó, hầu hết các cán bộ công nhân viên đều được điều từ các phòng ban của

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, một số mới được nhận vào, họ đều chưa được đào tạo một cách chính quy về nghiệp vụ cho thuê tài chính. Điều này không khỏi ảnh hưởng đến khả năng kinh doanh của công ty.

Hiện nay, Công ty có 3 phòng ban: Phòng kinh doanh, Phòng kế toán và Phòng tổng hợp. So với cơ cấu này chưa thực sự đầy đủ để đáp ứng yêu cầu hoạt động của công ty. Điều này bắt nguồn chủ yếu từ sự thiếu thốn về mặt nhân sự, gây ra những khó khăn trong việc phân công, thực hiện các nhiệm vụ của công ty hiện nay và trong tương lai.

Thị trường và khả năng cạnh tranh của công ty:

Về khả năng tài trợ thiết bị: Nếu so sánh khả năng tài trợ cho vay trung và dài hạn của ngân hàng và cho thuê tài chính thì thấy khả năng tài trợ của cho thuê tài chính hạn chế hơn cho vay trung và dài hạn ở chỗ: Hiện nay, ngân hàng thương mại vẫn chủ trương mở rộng mở rộng cho vay trung và dài hạn, đối với các doanh nghiệp nhà nước không cần thế chấp, mặc dù điều kiện tham gia vốn tự có là 50% đối với công trình mới, 15% đối với công trình mở rộng

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng đầu tư (Trang 26 - 35)