Gìn giữ sự điều hòa giữa các yếu tố của vũ trụ.
Ông giữ một số vật thiêng: Pötao apui giữ một lưỡi gươm, Pötao ia giữ một khúc mây, Pötao angin thì có một rổ những “viên đá xôn xao” … (Max Plank đã nói rất hay về những biểu hiệu này của tín
ngưỡng trong bài Khoa học và Tôn giáo) = đấy là những biểu hiệu nhìn thấy của một “nguyên lý”. Những vật thiêng này, thể hiện cụ thể của nguyên lý đó, đảm bảo cho quyền lực của ông trong việc gìn giữ sự điều hòa nói trên.
Hằng năm Pötao đi tuần du qua các làng để cúng cầu mưa. Ông cũng cúng cầu mưa (hay cầu tạnh) khi hạn hán, lũ lụt nặng, cúng khi có dịch bệnh, tai họa …
Hằng năm cũng có một lễ cúng đặc biệt trên úi Sé, nơi cất giữ lưỡi gươm thiêng mà chỉ Pötao được nhìn thấy,
Tổ chức của hệ thống Pötao:
• Ba Pötao đúng ra là phụ trách ba khu vực trong vùng Gia Rai, hai vị ở hai sườn của Trường Sơn, một ở giữa. Không có sự gặp nhau, cũng không có tranh chấp giữa các vị.
• Pötao chỉ được chọn trong một dòng họ (thị tộc) nhất định; vợ ông cũng vậy. (Pötao apui bao giờ cũng phải là người họ Siu, vợ là người họ Röchom ….)
• Hiện nay chỉ còn một Pötao apui (lửa), nhưng cũng chẳng sao, vì một cũng là ba.
• Mỗi Pötao có một bộ máy giúp việc gồm các “chức sắc” (ministre) gọi là ania gô
• Khi Pötao đi cúng ở các làng, dân chúng góp lễ vật, nhưng để tiến hành nghi lễ và cộng đồng cùng hưởng chung sau đó. Pötao không có phần nào đặc biệt. Ông cũng đi làm rây như mọi người.
• Cách thức bầu Pötao thay thế khi có vị chết (có thể tương tự như việc tìm lạt ma ?)