“Tiếng lòng” của Thanh Hải qua đoạn thơ:

Một phần của tài liệu Tuyển tập đề thi tuyển sinh vào lớp 10 Chuyên Ngữ văn.Pdf (Trang 25)

+ Đó là tiếng lòng khát khao hòa nhập vào cuộc sống của nhân dân, đất nước; đem cái riêng của mình hòa vào với cái chung: Nhà thơ muốn làm con chim, nhành hoa, nốt trầm xao xuyến đem đến những âm thanh, những màu sắc, hương thơm cho cuộc đời. (Học sinh phân tích khổ “Ta làm con chim hót…”)

+ Tiếng lòng khát khao hòa nhập ấy được đẩy lên cao trở thành một lẽ sống cao đẹp, lẽ sống cống hiến và hi sinh: Nhà thơ nguyện làm một “mùa xuân nho nhỏ”, nguyện đem phần nhỏ bé nhưng đẹp đẽ nhất, tinh túy nhất cống hiến cho đất nước; nguyện sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình để hiến dâng cho cuộc đời chung. Lẽ sống ấy rất giản dị, đáng quý, đáng trân trọng. Nó càng đáng quý hơn vì nó bền bỉ qua thời gian, bất chấp những thử thách, thăng trầm trong cuộc đời. “Dù là tuổi hai mươi” hay là “khi tóc bạc” đều nguyện sống với tâm niệm của mình- “lặng lẽ dâng cho đời”. Những câu thơ ngắn nhưng là cả một sự trải nghiệm của cuộc đời nhà thơ: tuổi trẻ đi theo

cách mạng, phục vụ đất nước. Cho đến thời điểm viết bài thơ, tác giả đang ở trên giường bệnh. Vậy mà, ông vẫn tha thiết được góp phần của mình vào cái chung. Tiếng lòng ấy càng khiến ta xúc động. (Học sinh phân tích khổ “Một mùa xuân nho nhỏ..”)

+ Tiếng lòng yêu quê hương, đất nước lắng vào câu ca xứ Huế: Tác giả xin cất lên câu Nam ai, Nam bình của quê hương xứ Huế để hát về “nước non ngàn dặm”, hát lên khát vọng và tình yêu. Lời thơ thể hiện ân tình sâu nặng, sự gắn bó với vẻ đẹp tâm hồn của quê hương xứ sở, gắn bó với đất nước. Đồng thời tác giả cũng thể hiện niềm tin yêu vào cuộc đời (đặt trong hoàn cảnh sáng tác bài thơ).(Học sinh phân tích khổ kết)

Một phần của tài liệu Tuyển tập đề thi tuyển sinh vào lớp 10 Chuyên Ngữ văn.Pdf (Trang 25)