1 .Ĩ.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn theo từng dự án
1.3.2. Các chính sách kinh tế
Các chính sách kinh tế ỉà nhóm nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sử dựng vốn VĐT. Các chính sách này gồm chính sách định hướng phát triển kinh tế như: chính sách phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ; chính sách đầu tư ... Các chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô, vi mô như: Chính sách tài khoá (chủ yếu là chính sách thuế và chính sách chi tiêu của Chính Phủ), Chính sách tiền tệ (công cụ là chính sách lãi suất và mức cung ứng tiền), chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách khấu hao.v.v...
Chính sách kinh tể góp phần tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý, tạo điều kiện cho nền kinh té phát triển theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực, vốn đầu tư được sử dụng có hiệu quả cao hay thấp. Các chính sách kinh tế tác động vào lĩnh vực đầu tư góp phần tạo ra một cơ cấu đầu tư nhất định, là cơ sở đế hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý hay không hợp lý - cũng như tác động làm tăng hoặc giảm thất thoát vốn đầu tư, theo đó mà vốn đầu tư được sử dụng có hiệu quả hay không có hiệu quả.
Trong quá trình khai thác sử dụng các đối tượng đầu tư hoàn thành, các chính sách kinh tể tác động làm cho các đối tượng này phát huy tác dụng tích cực hay tiêu cực - tức là làm cho VĐT được sử đụng có hiệu quả cao hay thấp.
1 3 3 . Chất lượng công tác quảo lý đầu tư xây dựng
Quản lý đầu tư xây đựng ỉà nhân tổ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử đụng vốn đầu tư các dự án xây đựng.
Đặc điểm của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản là qua rất nhiều giai đoạn khác nhau, do đó công tác quàn lý đầu tư xây dựng cũng bao gồm nhiều giai đoạn xuyên suốt quá trình đầu tư: từ giai đoạn xem xét chủ trương đầu tư,
công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư cho đến khi kết thúc dự án bàn giao đưa vào khai thác sử dụng... và liên quan đến rất nhiều chủ thể quản lý khác nhau. Do đó quản lý đầu tư là một hoạt động phức tạp và chất ỉượng công tác quản lý ở mỗi giai đoạn đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho mỗi công trình, dự án.
Thứ nhất, ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Trước đây, trong quản lý đầu tư thường chỉ chú trọng đến quản lý trong giai đoạn thực hiện đầu tư, đặc biệt ỉà tập trung ở khâu giám sát kỹ thuật và quản lý dự án mà không chú trọng đến việc quản lý ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư: xác định chủ trương đầu tư; lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư. Việc buông lỏng quản lý ở giai đoạn này có thể gây thất thoát lãng phí rất lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
Việc xác định đúng chủ trương đầu tư là tiền đề quan trọng đảm bảo hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của dự án. Ngược lại, xác định sai chủ trươnR đầu tư sẽ dẫn tới đầu tư dự án kém hiệu quả hoặc không có hiệu quả, thậm chí còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế- xã hội của cả một vùng. Chúng ta đã có những bài học đắt giá trong việc xác định chủ trương đầu tư sai, dẫn đến thất bại nghiêm trọng của chương trình 5 triệu tấn mía đường, gây thiệt hại lãng phí rất lớn do xây dựng nhà máy xong không có đủ nguyên liệu, do đường nhập khẩu giá rẻ hơn nhiều so với giá thành sản xuất của các nhà máy mỉa đường của chúng ta.
Quản lý trong việc lập, thẩm định và phê duyệt dự án ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thể hiện trên các nội dung:
* Xem xét sự cần thiết phải đầu tư: Trên cơ sở phân tích thực trạng và dự báo nhu cầu tương lai để xác định sự cần thiết phải đầu tư là nhân tổ ảnh
hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Đối với nhiều dự án đầu tư cơ sở hạ tầng được bố trí từ nguồn vốn ngân sách - nếu không quản lý tốt ở
khâu này sẽ dẫn tới tình trạng đầu tư dàn trải, cào bằng do cơ chế “xin- cho” về vốn. Nhiều công trình đầu tư không phải do nhu cầu bức xúc mà do “ xin” được vốn, đặc biệt là các nguồn vốn cấp trên hồ trợ có mục tiêu, nên đầu tư cho các mục tiêu đã cho mà không tính đến hiệu quả sử dụng vốn, gây ỉãng phí ỉớn về vốn.
* Sự phù hợp của dự án với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch xây dựng: Nếu dự án phù hợp với quy hoạch thì đảm bảo hiệu quả kinh tế- xã hội lâu đài của dự án. Ngược lại, sẽ dẫn tới dự án đầu tư kém hiệu quả, gây lãng phí vốn đầu tư.
* Lựa chọn địa điểm đầu tư: Lựa chọn địa diem đầu tư có ý nghĩa đặc biệt quan trong đối với dự án đầu tư XDCB phục vụ sản xuất kinh doanh. Bổ trí địa điểm đầu tư gần vùng nguyên liệu và tiệu thụ sản phẩm, phù hợp với điều kiện tài nguyên, khí hậu sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ngược lại, lựa chọn địa điểm sai sẽ làm tăng chi phí vận chuyển nguyên liệu, chi phí vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ..., giảm hiệu quả tài chính của dự án. Trên thực tế đã có nhiều trường hợp do lựa chọn sai địa điểm đầu tư khiến dự án đầu tư hoạt động thua lỗ triền miên phải đóng cửa, gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng do không thu hồi được vốn.
* Xác định quy mô dự án: quy mô dự án phù hợp với nhu cầu sử dụng sẽ đảm bảo hhiệu quả kinh tể của dự án. Ngược lại, nếu quy mô dự án không phù hợp sẽ dẫn đến tăng chi phí, lãng phí vổn đầu tư (trong trường hợp quy mô lớn hom so với nhu cầu) hoặc sản lượng thiết kế không đáp ứng nhu cầu sử dụng. Cả hai trường hợp này đều dẫn tới tình trạng đầu tư kém hiệu quả.
* Xác định tổng mức đầu tư, phân kỳ đầu tư và dự kiến nguồn vốn đầu tư: Đây là các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế của dự án. Tổng mửc đầu tư là giới hạn chi phí tối đa của dự án, nếu không tính đúng, tính đủ thì sẽ dẫn tới hoặc là sẽ thất thoát, lãng phí vốn - do xác định TMĐT
cao hơn thực tể. Trải lại, nếu tính không đủ phải bổ sung TMĐT nhiều !ần, không dự kiến phân kỳ đầu tư và bổ trí vổn kịp thời, dẫn đến kéo dài thời gian đầu tư ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vổn.
Thứ hai, Quản lý trong giai đoạn thực hiện dự án: Các nhân tổ ảnh hường trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ở giai đoạn này là chẩt lượng quản lý việc lập, thẩm tra và phê duyệt thiết kế - dự toán công trình; chất lượng công tác lựa chọn nhà thầu và chất lượng công tác giám sát kỹ thuật, quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Khảo sát không đầy đủ các yếu tố về kinh tế, xã hội, về điều kiện địa chất thuỷ văn liên quan tới công trình... thiết kế công trình không căn cứ vào kết quả khảo sát, không đảm bảo yêu cầu vể quy chuẩn quy phạm xây dựng, không có giải pháp kiến trúc và tính toán kết cấu hợp lý sẽ dẫn tới thất thoát, lãng phí trong đầu tư, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Nhiều công trình tính kết cấu quá chắc chấn để đảm bảo độ an toàn công trình và tiền thiết kế phí cao dẫn tới lãng phí không cần thiết và dễ xảy ra tiêu cực: rút ruột công trình khi thi công.
Trên cơ sở thiết kế công trình, việc lập và quản lý tổng dự toán, đự toán công trình là khâu có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Bóc tách khối lượng xây đựng chính xác và áp dụng đúng định mức, đơn giá sẽ tính đúng, tính đủ giá trị dự toán công trình làm cơ sở lựa chọn nhà thầu, kỷ kết hợp đồng và nghiệm thu thanh, quyết toán. Ngược lại, nếu bóc tách khối lượng và áp đụng định mức, đơn giá không phù hợp dễ xảy ra thất thoát, lãng phí, làm giảm hiệu quả sử đụng vốn đầu tư.
Ở giai đoạn lựa chọn nhà thầu, nếu lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm thì dự án đầu tư đúng tiến độ và tiết kiệm, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
Quản lý đự án và giám sát chất lượng công trình là nhân tổ có vai trò hểt sức quan trọng để đảm bảo chất lượng công trình theo đúng thiết kế, thời gian thi công đúng tiến độ và đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
Thử ba: Quản lý trong giai đoạn nghiệm thu, thanh quyết toán công trình:
Tăng cường tiến độ giải ngân thanh toán và lập hồ sơ quyết toán kịp thời, đúng chế độ chính sách quy định sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ đầu tư, tính đúng tính đủ giá trị công trình, đem lại hiệu quả cao cho dự án.
1.3.4. Tổ chức khai thác,.sử dụng các đối tưọìig đầu tư hoàn thành Tổ chức khai thác, sử dụng các đổi tượng đầu tư hoàn thành sẽ tạo ra
ì
một khối lượng cung ứng hàng hoá dịch vụ nhất định. So sánh khối lượng hàng hoá dịch vụ này với nhu cầu hàng hoá dịch của nền kinh tể sẽ xác định lợi ích kinh tể của VĐT.
Tổ chức khai thác, sử dụng các đối tượng đầu tư hoàn thành có kết quả tốt hay không lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
Thử nhất: do tác động của việc chọn mố hình chiến lược CNH, tác động của việc sử dụng các chính sách kinh tế và tác động của các tổ chức quản lý quá trình đầu tư xây dựng. Các nhân tổ này tuỳ thuộc vào mức độ đúng đắn, phù hợp của chúng, mà cỏ tác động ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến các đối tượng của quá trình đầu tư hoàn thành.
Thứ hai: Các nhân tố thuộc bản thân của quá trình tổ chức, khai thác, sử dụng các đối tượng đầu tư hoàn thành như: công tác tổ chức điều hành, công tác nghiên cứu triển khai, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, công tác tiếp thị, chiếm lĩnh và m ở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, công tác cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm...
Nhóm nhân tố tổ chức khai thác sử dụng các đổi tượng đầu tư hoàn thành - với vị trí riêng của nó - có vai trò quan trọng trong sự tác động độc lập và theo mối liên hệ tác động lẫn nhau giữa chúng có thế tác động tổng hợp đển hiệu quả sử dụng VĐT.
1.3.5. Vai trò của các chủ thể tham gia quản lý đầu tư xây dựng Trong các nhân tổ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước thì con người tham gia quản lý đầu tư có ý nghĩa quyết định, nó chi phối toàn bộ các nhân tố khác và sự tác động tiêu cực hay tích cực của nó sẽ quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
Đặc điểm của việc quản lý vổn đầu tư xây dựng từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước là: nguồn vổn đầu tư thường không thuộc quyền sở hữu của chủ đầu tư và việc quản lý liên quan đến rất nhiều chủ thể. Do đó, việc quản lý là rất phức tạp và đòi hỏi năng lực, trách nhiệm của mồi chủ thể quản lý phải phù hợp với mỗi khâu của quá trình quản lý - trong đó trách nhiệm của mỗi chủ thể quản lý có ý nghĩa quyết định. Nếu người quyết định đầu tư và chủ đầu tư có tinh thần trách nhiệm không cao sẽ dễ gây ra thất thoát, lãng phí trong quản lý sử dụng vốn đầu tư. Năng iực quản lý của chủ đầu tư, tư vấn giám sát và năng lực của nhà thầu xây dựng không đáp ứng yêu cầu của dự án sẽ khiến thời gian đầu tư bị kéo dài và dễ xảy ra iãng phí trong đầu tư xây dựng, làm giảm hiệu quả đầu tư. Việc phân định trách nhiệm của các chủ thể tham gia quản lý đầu tư xây dựng cỏ rõ ràng hay không và xây dựng chế tài xử lý vi phạm trong quản lý cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đến hiệu quả sử dụng vổn đầu tu.
KÉT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua nghiên cứu, phân tích một sổ nội dung lý luận cơ bản về đầu tư XDCB và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước, ỉuận văn rút ra một sổ kết luận sau:
1. Hoạt động đầu tư cơ bản bằng cách tiến hành xây dựng để tạo ra các tài sản cố định được gọi là đầu tư xây dựng cơ bản. Đầu tư XDCB đóng vai trò quan trọng đến tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Nó tác động mạnh đển tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp quy luật và chiến lược phát triển kT-XH của quốc gia trong từng thời kỳ, nó gắn liền với việc nâng cao cơ sờ vật chất của nền kinh tế và năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
2. Đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động diễn ra trong thời gian dài và cần một lượng vốn lớn. Do đó để đảm bảo nhu cầu vốn cho đầu tư XDCB phải huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Các nguồn lực trong nước gồm: vổn ngân sách, vốn vay tín dụng ưu đãi, vốn tự có của các doanh nghiệp và vốn huy động đóng góp của nhân dân. v ố n ngoài nước bao gồm: vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vổn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO) và vốn đầu tư trục tiếp nước ngoài (FDI)... Trong đó phải xác định nội lực trong nước là quyết định và nguồn ỉực nước ngoài là quan trọng; xu hướng sử dụng vốn đầu tư cho XDCB là giảm dần tỷ trọng vốn ngân sách cấp phát, nâng cao tỷ trọng vốn vay tín dụng ưu đài cho các công trình có khả năng thu hồi vổn, khuyến khích đầu tư một số lĩnh vực theo hình thức BOT. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, nguồn vốn đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo, có chức năng định hướng đầu tư của cả nền kinh té.
3. Do nguồn lực khan hiếm, nhu cầu đầu tư luôn cao hơn khả năng đầu tư của nền kinh tế nên đòi hỏi vốn đầu tư phải được sử dụng có hiệu quả. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nói chung, đặc biệt nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước là vấn đề được cả hệ thống chính trị quan tâm, đặc biệt trong điều kiện hiện nay ở nước ta,
thất thoát lãng phí trong lĩnh vực đầu tư XDCB là vấn đề nóng bỏng của xã hội.
4. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nói chung và hiệu quả sử dụng vốn XDCB từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước cần xây dựng một hệ
thống các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn một cách khoa học, đồng thời xác định các nhóm nhân tố ảnh hưởng đển hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
Với những cơ sở lý ỉuận cơ bản được trình bày có hệ thống trên đây sẽ giúp cho việc đánh giá khoa học, khách quan thực trạng hoạt động đầu tư XDCB và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ nguồn vốn Ngân sách địa phương tình Bắc Giang, từ đó tìm ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vổn đầu tư XDCB (sẽ được trình bày ở các chương sau).
THỤC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ s ủ DỤNG VÓN ĐẦU TƯ XÂY DựNG
CO BẢN TÙ NGUỒN VÓN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TỈNH BẮC GIANG TH Ờ I KỲ 2001-2007
2.1. TÔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ -XẰ HỘI CỦA TỈNH BẮC GIANG
2.1.1. Điều kiên tư nhiên• •
Bắc Giang là một tỉnh miền núi mới được tái ỉập theo Nghị quyết kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá IX và hoạt động theo đom vị hành chính mới từ