phương thức TDCT của VCB trong những năm qua
Từ một ngân hàng độc quyền về hoạt động thanh toán quốc tế, VCB đã phải vươn mình để đạt được một tỷ lệ đáng kể trong cuộc cạnh tranh gay gắt với hàng loạt ngân hàng thương mại cổ phần, thương mại quốc doanh và nhất là với ngân hàng nước ngoài có đầy đủ tiềm năng và công nghệ ngân hàng phát triển cũng như bề dày kinh nghiệm hoạt động trong cơ chế thị trường
Bên cạnh đó, thực hiện chính sách kinh tế mở cửa của nhà nước, hàng loạt các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào việc xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ trong khi chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về kinh tế thị trường, chưa am hiểu về thanh toán quốc tế, hành lang pháp lý trong nước chưa hình thành hoặc chưa hoàn thiện. Hoạt động trong tình hình không mấy thuận lợi, song thanh toán quốc tế vẫn là lợi thế của Ngân hàng Ngoại thương mà Ngân
hàng ngoại thương cần phải duy trì và phát huy. Trong mấy năm qua, Ngân hàng Ngoại thương vẫn chiếm tỷ lệ hơn 30% trong tổng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu của cả nước. Để duy trì và đẩy mạnh thanh toán xuất nhập khẩu qua Ngân hàng Ngoại thương, chúng ta phải thấy được mặt mạnh và yếu , khó khăn và thuận lợi và trách nhiệm của ngân hàng trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế để không ngừng nâng cao chất lượng thanh toán thu hút khách hàng, mang lại nguồn lực đáng kể cho ngành, đất nước, động thời cũng là để tự bảo vệ lấy mình trong cơ chế thị trường đầy khó khăn .
Những mặt đã đạt được trong hoạt động thanh toán tiền hàng xuất khẩu bằng phương thức TDCT:
- Về doanh số, tỷ trọng thanh toán bằng phương thức TDCT: Có thể nói rằng VCB đã phát huy một cách có hiệu quả những tiềm năng của mình trong nghiệp vụ này như : Uy tín, kinh nghiệm , trình độ nghiệp vụ ,.. trong phương thức thanh toán này, những kết quả đạt được trong những năm qua đã khẳng định điều đó: Tỷ trọng của phương thức thanh toán TDCT tăng liên tục từ 85,6% năm 1999 tăng lên 91,9% năm 2001, Doanh số thanh toán bằng L/C chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các phương thức nếu năm 1999 chỉ đạt 2168 triệu USD thì năm 2001 tăng lên 3826 triệu USD. Chiếm tỷ trọng lớn nhất cả nước về thanh toán xuất khẩu , và doanh thu từ dịch vụ thanh toán L/C xuất khẩu đạt được trong những năm qua
Loại dịch vụ Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001
Thu từ dịch vụ thanh toán L/C 160,5 157,9 223,9
Thu từ dịch vụ nhờ thu 12,1 9,8 2,1
Thu từ dịch vụ chuyển tiền 539,4 505,1 610
đơn vị : Triệu USD
- Về mặt quan hệ đại lý ngân hàng : VCB có hệ thống các chi nhánh rộng khắp trong cả nước , các chi nhánh đều được sự bổ trợ về vốn, tín dụng và nghiệp vụ trong hoạt động thanh toán quốc tế , một số chi nhánh đã đạt được doanh
thu khá lớn trong hoạt động thanh toán xuất những năm qua như chi nhánh VCB Vũng Tàu, chi nhánh VCB TP HCM , hội sở Hà Nội … Ngoài ra VCB có quan hệ đại lý ngân hàng với nhiều nước trên thế giới( trên 1300 ngân hàng , trên 10 văn phòng đại diện ) đặc biệt là có rất nhiều Ngân hàng nước ngoài mở tài khoản tại VCB để tăng uy tín trong hoạt động thanh toán quốc tế.
- Về công tác nghiệp vụ trong quy trình thanh toán xuất khẩu bằng L/C: VCB luôn quan tâm đến trình độ nghiệp vụ chuyên môn của các thanh toán viên , chính vì vậy các thanh toán viên luôn được nâng cao kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn và đã hạn chế được tối đa các rủi ro trong xử lý chứng từ .
- Về cở sở vật chất kỹ thuật, công nghệ ngân hàng : VCB tiến hành các thao tác nghiệp vụ dựa trên hệ thống máy tính hiện đại , với các phần mềm luôn được cập nhật để phù hợp với hệ thống truyền dữ liệu quốc tế. Hoạt động về tiếp nhận L/C, truyền tin, điện đều được thực hiện trên thống mạng.qua đó rút ngắn được khá nhiều thời gian trong việc tiếp nhận và xử lý các thông tin.
- Về công tác khách hàng : So với các Ngân hàng thương mại khác hoạt động trong nước thì VCB có lượng khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động thanh toán xuất khẩu đặc biệt là thanh toán bằng phương thức TDCT, trong những năm gần đây VCB đã đưa ra nhiều chính sách khách hàng hợp lý nhằm thu hút một số lớn khách hàng mới đến giao dich như : Công ty Lê Trực, dệt may Nam Định, Đáp Cầu, TRAMACO, …thông qua các các chính sách ưu đãi về chi phí thông báo, kiểm tra sửa đổi chứng từ, L/C.
Những mặt chưa đạt được trong hoạt động thanh toán tiền hàng xuất khẩu bằng phương thức TDCT
• Về công tác khách hàng : Khách hàng thanh toán tiền hàng xuất khẩu qua Ngân hàng Ngoại thương với số lượng khá lớn , với chủng loại hàng xuất đa dạng hơn .tuy nhiên thường với giá trị thanh toán thấp, và trong quá trình thanh toán VCB thường gặp phải một số khó khăn như :
- Nhiều tài khoản, chiết khấu chứng từ hàng xuất của một số khách hàng còn chưa được tất toán và gặp khó khăn trong việc truy đòi như : 02 bộ L/C trị giá 70.229 USD của Công ty giầy Hải Dương.
- Nhiều L/C trả chậm của một số khách hàng nước ngoài hiện đang ở tình trạng chờ báo có .Ví dụ L/C trả chậm của CuBa khoảng 20.000.000USD
- Một số khách hàng quen thuộc đã dần chuyển sang giao dịch ,thanh toán với các Ngân hàng thương mại khác như Vinafimex, Matexim ..
• Về quan hệ đại lý: Các ngân hàng đại lý, nhìn chung đều thực hiện việc thanh toán sòng phẳng, giao dịch thuận lợi, báo có kịp thời. Tuy nhiên còn một số ngân hàng có trục trặc, ngân hàng Lào mở L/C thường cho phép ta ghi nợ tài khỏan của họ khi thanh toán hoặc uỷ quyền ta đòi ngân hàng hoàn trả nhưng khi đến hạn thanh toán tài khoản tiền gửi của họ tại ta không có tiền hoặc họ chưa uỷ quyền hoàn trả nên ta phải điện nhắc dẫn đến việc thanh toán chậm. Các ngân hàng mở L/C chỉ định ngân hàng hoàn trả nhưng điều kiện đòi tiền bằng hối phiếu nên thời gian chờ báo có thường lâu hơn so với đòi tiền thanh toán ngân hàng mở L/C do gửi hối phiếu đi. Các ngân hàng tại Mỹ thời gian lâu hơn và có khi ngân hàng hoàn trả chậm điều chỉnh hối phiếu, ngân hàng mở L/C cũng chưa uỷ quyền hoàn trả nên đôi khi trả tiền bị chậm
• Vướng mắc trong quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C : Trên thực tế Ngân hàng ngoại thương đã có các văn bản hướng dẫn cụ thể về quy trình nghiệp vụ thanh toán xuất khẩu bằng các phương thức khác nhau như QD số 67/NHNT- QĐ ban hành ngày(28/03/1998)… nhưng việc áp dụng vào để thực hiện thì thực sự còn có một số điều khoản không đáp ứng được với những trường hợp cụ thể xảy ra trên thực tế , chẳng hạn như : nghiệp vụ chiết khấu chứng từ , theo yêu cầu của khách hàng thì có nhiều trường hợp ngoài sự kiểm soát của thanh toán viên, trường hợp về những bộ L/C không được khách hàng nước ngoài thanh toán, cũng như những bộ L/C trả chậm ..
Những trục trặc về máy móc, thiết bị truyền dữ liệu, xử lý thông tin, những thất lạc về chứng từ ..
• Về khó khăn trong xử lý L/C xuất khẩu: L/C được mở bằng thư hoặc xác nhận bằng thư gần như tới 90% sai mẫu chữ ký hoậc không có chữ ký đăng ký nên phải điện yêu cầu xác nhận bằng Telex có mã. Những ngân hàng có quan hệ đại lý, việc xác nhận mẫu chữ ký không khó khăn lắm, song những ngân hàng có quan hệ đại lý phải xác nhận qua một ngân hàng thứ 3, có khi ngân hàng thứ 3 đồng ý xác nhận, có khi họ không đồng ý lại phải qua một ngân hàng khác. Có những L/C hoặc sửa đổi L/C phải sau hàng tháng mới thông báo được, khách hàng trong nước cần L/C, họ lỡ chuyến hàng , thậm chí có L/C không thông báo được phải trả lại cho ngân hàng mở, tốn kém tiền điện phí, không thu lại được của bên mở, cũng như bên người hưởng. Điện những khi bị chập, hoặc Telex những khi bị ngắt quãng, thậm chí có điện nhập sai số (ví dụ từ VCB HCM chuyển tiếp: nơi phát ghi ngày giao hàng 31.8.1999 nơi nhận ghi 1.8.1999) dẫn đến việc thông báo L/C cho khách hàng bị kéo dài. Những L/C không thông báo được cho khách hàng với lý do không đủ điều kiện để thông báo hoặc người hưởng lợi không nhận L/C, VCB đòi lại phí và điện phí giao dịch, hầu như ngân hàng mở L/C không trả. Việc kiểm tra chứng từ hiện nay có quan điểm trái nhau: có khách hàng muốn VCB không được bắt lỗi họ như vậy là gây khó dễ cho họ; có khách hàng cho rằng VCB phải kiểm tra và phải ngăn chặn mọi sai sót, phát hiện mọi bất hợp lệ trước khi gửi đi nước ngoài. Điều này làm cho cán bộ VCB cũng không biết giải thích thế nào vì UCP 500 cũng chỉ qui định ngân hàng kiểm tra một cách hợp lý chứng từ nhưng không chỉ ra hợp lý như thế nào. Nếu xảy ra tranh chấp ngân hàng sẽ gặp khó khăn. Vì chiết khấu chứng từ, qui trình nghiệp vụ qui định " khi chứng từ phù hợp, ngân hàng mở L/C có uy tín khách hàng có tín nhiệm, cam kết hoàn trả..." những qui định này rát trừu tượng không có chỉ tiêu cụ thể. Nếu các bộ chứng từ chiết khấu đều thu được tiền thì không có vấn đề gì, nếu như không thu được tiền vì lý do nào đó, trách nhiệm lại thuộc về phòng sở tại.
Việc đòi tiền ngân hàng hoàn trả khác ngân hàng mở L/C, nếu chứng từ phù hợp việc đòi tiền thuận lợi song trên thực tế chứng từ hàng xuất có tới 70- 80% chứng từ có sai sót phải chờ ngân hàng mở chấp nhận hàng mới được đòi tiền ngân hàng hoàn trả. Việc đòi tiền ngân hàng hoàn trả trong trường hợp này dễ bị chậm, tốn kém tiền điện phí, ngoài ra chứng từ có sai sót, ngân hàng mở còn trừ phí sai sót. Có những bộ chứng từ trị gía nhỏ thanh toán xong không đủ trả các chi phí.
Về kiến thức vận tải và bảo hiểm đặc biệt là vận tải còn quá ít nên lỗi trên vận tải đơn thường xảy ra nhiều hơn .
Quan hệ giữa ngân hàng với ngân hàng liên quan đến nhiều phòng, nhiều nghiệp vụ khách hàng muốn thanh toán chứng từ hàng xuát tại VCB nhưng họ không vay được tại VCB mà vay ở các ngân hàng khác bắt buộc họ phải trình chứng từ tại ngân hàng họ vay .