HGAAS 56 .7939286 .1852528 1.386305 .4226736 1.165184 k0INAA 56 .863875 .1859941 1.391852 .4911346 1.236615 Variable Obs Mean Std. Err. Std. Dev. [95% Conf. Interval] Paired t test
. ttest k0INAA== HGAAS
Hình 6.13. Kết quả kiểm định trung bình ghép cặp (t-test) giá trị hàm lượng As trong tóc giữa hai phương pháp định lượng k0 – INAA và HG - AAS.
Từ hình 6.13, ta thấy sự khác nhau này không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05), như vậy kết luận: hai phương pháp khác nhau không có ý nghĩa hay nói khác đi hai phương pháp là tương đồng trong định lượng asen trong tóc người.
Tiếp tục xét lại 6 mẫu có sự chênh lệch hàm lượng lớn: do tình cờ luận văn đã sử dụng mẫu MT74d khi khảo sát độ lặp lại của phương pháp k0 – INAA (kết quả 3 lần lặp, RSD% = 3,55%) nên khẳng định rằng giá trị định lượng của phương pháp
k0 – INAA là chuẩn xác. Các mẫu khác như MT76d, MT93d, MT94d mặc dù có sự
khác biệt nhưng nhìn chung đều xác định là có nhiễm độc asen ở mức cao và hàm lượng asen mà phương pháp k0 – INAA xác định được đều lệch dương hơn HG – AAS . Đáng nói ở đây là sự khác biệt của 2 mẫu MT103d và MT123d với sự
sai biệt khác thường, đúng ra để kiểm chứng sự sai khác này cần phải gửi mẫu đi phân tích ở phòng thí nghiệm khác để đánh giá. Tuy nhiên do không còn đủ khối lượng mẫu để có thực hiện được.
Tóm lại qua phân tích thử nghiệm 62 mẫu tóc thực tế và có đối chiếu so sánh với phương pháp HG – AAS, và vận dụng 2 phép kiểm định F – test và t – test ta có
thể khẳng định việc ứng dụng phương pháp k0 – INAA để phân tích tóc trong điều tra nghiên cứu bệnh nhiễm độc asen là phù hợp và có thểứng dụng cho các nghiên cứu thực tế vì với khả năng phân phân tích đa nguyên tố cùng lúc và không cần qui trình xử lý mẫu phức tạp.
KẾT LUẬN
Luận văn đã thực hiện được một số việc chính sau:
- Đã thực hiện khảo sát và kiểm tra nồng độ asen trong nước của trên 518 giếng nước ngầm tại huyện Tri Tôn và An Phú tỉnh An Giang.
- Đã thực hiện lấy mẫu và định lượng asen trong 518 mẫu tóc và nước tiểu của dân cư trên địa bàn nghiên cứu bằng phương pháp HG - AAS.
- Đã tiến hành phân tích định lượng asen trong hơn 62 mẫu tóc bằng phương pháp k0 – INAA trên lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt. Ngoài ra còn khảo sát tính ổn
định của phương pháp k0 – INAA trong phân tích định lượng asen trên mẫu tóc thông qua khảo sát trị Z-score và độ lặp lại của phương pháp k0 – INAA khi định lượng asen trong tóc. Qua luận văn tác giảđã nắm vững qui trình k0 – INAA trên lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt.
- Lần đầu tiên tiến hành so sánh kết quả định lượng asen trong tóc giữa hai phương pháp k0 – INAA và HG – AAS bằng cách vận dụng toán thống kê.
Như vậy luận văn đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu mà mục tiêu ban đầu đã đặt ra. Với những kết quả bước đầu có thể rút ra một số kết luận sau:
1. Mức độ ô nhiễm asen trong nước ngầm
- Tại Tri Tôn trên 95,03% mẫu nước giếng (172/181 mẫu) đạt tiêu chuẩn nước dùng trong ăn uống theo Quyết định 1329/2002/BYT – QĐ của Bộ Y tế và khuyến cáo của WHO. Trong khi đó tại huyện An Phú có đến 93,18% (314/337) mẫu nước giếng vượt trên 10 ppb, trong đó có 75,67% mẫu vượt trên 50 ppb (theo tiêu chuẩn cũ của Bộ Y tế), đặc biệt có 3,26% mẫu nước giếng vượt trên 1000 ppb. Mức độ ô nhiễm asen trong nguồn nước ngầm tại huyện An phú cho thấy còn cao hơn một số
vùng Tây Bengal và Bihar của Ấn độ và vùng Samta, Jessore của Bangladesh.
2. Tình hình bệnh nhiễm độc asen liên quan đến hiện trạng ô nhiễm asen trong nguồn nước.
- Dân cư ở An Phú có sử dụng nước ngầm bị ô nhiễm asen có nồng độ asen trong nước tiểu vượt mức bình thường cao gấp 2,408 lần so với người dân sống ở
- Dân cư ở An Phú có nồng độ asen trong tóc vượt mức bình thường cao gấp 56,247 lần so với dân cư sống tại Tri Tôn (p < 0,01).
- Dân cư tại An Phú có sử dụng nước giếng với nồng độ asen trên 10 ppb có nồng độ asen trong tóc vượt mức bình thường cao gấp 7,105 lần so với người sử
dụng nước giếng với hàm lượng asen trong nước thấp hơn 10 ppb (p < 0,01).
3. Triển vọng áp dụng phương pháp k0 – INAA đồng hành với HG – AAS trong nghiên cứu bệnh nhiễm độc asen trên đối tượng dân cư có sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm asen:
- Qua kết quả phân tích asen trên mẫu tóc chuẩn quốc tế CRM–GBW – 09101, cho thấy Z – score của phương pháp k0 – INAA < 1 và độ lệch tương đối
RSD% < 7,89%. Như vậy khẳng định phương pháp k0 – INAA rất ổn định khi định lượng asen trong tóc người.
- Kết quả phân tích thử nghiệm 62 mẫu tóc sử dụng đồng thời hai phương pháp
định lượng asen trong tóc là k0 – INAA và HG – AAS và qua thực hiện phép kiểm
định F – test và t – test cho thấy hai phương pháp định lượng asen khá tương đồng. Tuy nhiên trong phạm vi luận văn còn có một mặt hạn chế như:
- Chưa đi sâu nghiên cứu kỹ tất cả các nguồn gốc ô nhiễm asen ảnh hưởng đến sức khoẻ con người mà chỉ mới tập trung chính vào con đường thấm nhiễm asen vào cơ thể do sử dụng nguồn nước đểăn uống trực tiếp, vì qua khảo sát cho thấy chỉ
có 20,77% đối tượng nghiên cứu ở An Phú sử dụng nước ngầm để ăn uống, nhưng kết quảđịnh lượng asen trong tóc và nước tiểu cho thấy gần 50% đối tượng nghiên cứu ở An Phú bị nhiễm asen trên mức giới hạn bình thường. Phải chăng sự thấm nhiễm asen lên dân cưở huyện An Phú còn thông qua con đường gián tiếp khác như ăn những thực phẩm có tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm asen, ví dụ: rau quả được tưới bằng nguồn nước ngầm, hoặc ăn các loài giáp xác sống trong môi trường nước bị nước ngầm xâm nhiễm …
KIẾN NGHỊ
Qua kết quả thu được từ luận văn, đồng thời với những hạn chế gặp phải, tác giả xin có một số kiến nghị sau:
1. Nên có những giải pháp cụ thể kịp thời cung cấp nguồn nước sạch cho dân cư sống trên địa bàn huyện An Phú, đồng thời tuyên truyền vận động dân cư
hạn chế sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm asen.
2. Nên mở rộng điều tra nghiên cứu bệnh nhiễm độc asen cho các tỉnh khác ở
khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long như: Long An, Đồng Tháp, Kiên Giang, Tiền Giang và Bến Tre, còn trên địa bàn tỉnh An Giang cũng nên triển khai nghiên cứu thêm cho các huyện Phú Tân, Tân Châu, Chợ Mới .. vì các vùng này đã được xác định là có nhiều giếng ngầm bị ô nhiễm asen[10], [14]. 3. Có thể triển khai áp dụng phương pháp k0 – INAA đồng hành cùng phương
pháp HG – AAS trong nghiên cứu bệnh nhiễm độc asen và các kim loại độc khác như Se, Hg, Sb …, và nên định lượng thêm hàm lượng kim loại độc trong móng của người để có thể xác định chính xác mức độ nhiễm độc. Trong đó sử dụng phương pháp k0 – INAA cho phân tích các mẫu môi trường và sinh học dạng rắn, vì qui trình xử lý mẫu đơn giản, không cần phá mẫu vì vậy an toàn cho người phân tích, trong khi đó phương pháp HG – AAS sử dụng nhiều axít rất độc trong quá trình xử lý mẫu nên sử dụng cho phân tích các mẫu môi trường và sinh học ở dạng lỏng.
4. Kết hợp điều tra tổng thể tình hình ô nhiễm asen từ các nguồn gốc khác như: rau quả, động vật, đất… vì có thể dân cư không uống trực tiếp nguồn nước bị
ô nhiễm nhưng lại sử dụng nguồn nước ngầm bị ô nhiễm cho mục đích tưới tiêu làm cho các loại rau quả, đất và động vật sẽ bị ô nhiễm asen.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
1. Trịnh Hồng Lân, Phan Long Hồ và cộng sự (2006), “Thực trạng môi trường lao
động tại một bệnh viện lớn tuyến trung ương tại khu vực phía Nam”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 10, số 4, trang 167 – 172.
2. Trịnh Hồng Lân, Phan Long Hồ và cộng sự (2008), “Thực trạng môi trường tại tàu chứa dầu ngoài khơi vùng biển phía Nam Việt Nam”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 12, số 4, trang 246 – 250.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
1. Đỗ Văn Ái, Mai Trọng Nhuận, Nguyễn Khắc Vinh (12/2000), “Một Số đặc
điểm phân bố asen trong tự nhiên và vấn đề ô nhiễm As trong môi trường ở
Việt Nam”, http://www.idm.gov.vn/Nguon_luc/Xuat_ban/Anpham/Arsen/a5.htm
2. Lê Huy Bá (2006), Độc học môi trường, tập 2, NXB Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
3. Hoàng Văn Bính (2007), Độc chất học công nghiệp và dự phòng nhiễm độc,
NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
4. Bộ Y tế (2007), “Hướng dẫn chẩn đoán giám sát và dự phòng nhiễm độc arsenic do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm arsenic”, ban hành kèm theo Quyết định số 2356/QĐ-BYT ngày 02 tháng 7 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Hà Nội 5. Phạm Việt Cường và nhóm biên soạn (2006), Phân tích số liệu bằng phần mềm
STATA, Bộ môn Thống kê Y học, trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội. 6. Hồ Mạnh Dũng (2003), Nghiên cứu phát triển phương pháp k-zero trong phân
tích kích hoạt neutron lò phản ứng hạt nhân cho xác định đa nguyên tố, Luận án Tiến sĩ Vật lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP. Hồ Chí Minh.
7. Hồ Mạnh Dũng, Mai Văn Nhơn (2001), “Nghiên cứu áp dụng phương pháp k-zero của kỹ thuật kích hoạt neutron (NAA) trên lò phản ứng Đà Lạt để phân tích tóc trong điều tra ô nhiễm môi trường”, Báo cáo hội nghị khoa học toàn quốc ứng dụng vật lý vào phát triển sản xuất và đời sống lần thứ I, phần I, trang 13 – 19.
8. Hồ Mạnh Dũng và nhóm thực hiện đề tài (2005), Xác định các nguyên tố độc và vết trong tóc người và trầm tích bằng kỹ thuật phân tích kích hoạt neutron lò phản ứng dựa trên phương pháp k – zero”, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học công nghệ cấp cơ sở năm 2003 – 2004, mã số: CS/03/01-09, Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt.
9. Trương Thị Hồng Loan (2005), Các phương pháp thống kê đánh giá số liệu thực nghiệm, Giáo trình, Trường Đại học KHTN TP. HCM.
10. Nguyễn Xuân Mai, Vũ Trọng Thiện, Đặng Ngọc Chánh và cs (2006), “Khảo sát ô nhiễm asen trong nước ngầm tại 4 tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (Long An,
Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang)”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh,
tập 10 số 4, trang 127 – 134.
11. Nguyễn Đỗ Nguyên (2005), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong y khoa,
Giáo trình, Khoa Y tế Công cộng, Trường đại học Y Dược TP. HCM.
12. Huỳnh Trúc Phương, Mai Văn Nhơn (2007), “Áp dụng phương pháp chuẩn hóa
k0-INAA phân tích hàm lượng nguyên tố Sm và La trong mẫu bụi có tính đến việc hiệu chỉnh trùng phùng thực”, Tạp chí phát triển KH&CN, Tập 10, số 06. 13. Nguyễn Thị Ái Thu (2004), Nghiên cứu nhằm bảo đảm và kiểm tra chất lượng
cho kỹ thuật phân tích kích hoạt neutron trên lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt,
Luận văn Thạc sĩ Vật lý, Trường Đại học Đà Lạt.
14. Lê Thế Thự, Vũ Trọng Thiện, Đặng Ngọc Chánh và cs (2006), “Điều tra ô nhiễm arsen trong nước ngầm ở 3 tỉnh miền Tây Nam Bộ (Long An, Tiền Giang, Bến Tre)”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 10 số 4, trang 116 – 121.
15. Lê Trung và nhóm biên soạn (2002), Thường qui kỹ thuật, y học lao động, vệ sinh môi trường, sức khoẻ trường học, NXB Y học. Hà Nội.
16. Trần Võ Trung (2005), Ứng dụng phương pháp phân tích kích hoạt neutron để lập bản đồ phân bố asen ở vùng Đông Nam Bộ, Luận văn tốt nghiệp, Trường
Đại học KHTN TP. HCM.
17. Viện Y học Lao động & Vệ sinh Môi trường (2003), Ảnh hưởng của ô nhiễm asen trong nước ngầm tới sức khoẻ cộng đồng dân cư, Đề tài hợp tác với Unicef.
18. Phạm Hùng Việt, Trần Hồng Côn, Nguyễn Thị Chuyền, Michael Berg, Walter Giger, Roland Schertenleb, “Bước đầu khảo sát nhằm đánh giá hàm lượng arsen trong nước ngầm và nước cấp khu vực Hà Nội”,
19. Cao Đông Vũ (2002), Nghiên cứu ứng dụng phương pháp phân tích kích hoạt neutron tức thời – PGNAA dùng lò phản ứng cho bài toán kiểm tra chất lượng trong quy trình sản xuất xi măng, Luận văn Thạc sĩ Vật lý Kỹ thuật, Trường
Đại học Đà Lạt.
20. Cao Đông Vũ, Hồ Mạnh Dũng, Trương Ý, N.T. Bình (2005), “Xác định nguyên tố vết trong mẫu bụi khí thu góp trong năm 2004 ở hai vùng Đạtẻh – Lâm Đồng và TP. HCM bằng kỹ thuật k0-NAA trên lò phản ứng Đà Lạt”, Hội nghị KH&CN Hạt nhân lần VI, Đà Lạt.
TIẾNG ANH
21. Andreae, M. O. (1980), “Arsenic in Rain and the Atmospheric Mass Balance of Arsenic”, Journal of Geophysical Research, Vol. 85, No. C8, p4512–4518. 22. E.Browne, R.B. Firestone (1999), Table of Radioactive Isotopes, John Wiley &
Sons Ltd, New York, USA.
23. Z. F. Chai, Q. F. Qian,X. Q. Feng, P. Q. Zhang, N. Q. Liu, W. Y. Feng, M. X. Kuang, H. Y. Wang, Y. Z. Zhang (2004), “Study of occupational health impact of atmospheric pollution on exposed workers at an iron and steel complex by using neutron activation analysis of scalp hair”, Journal of Radioanalytical and
Nuclear Chemistry, Vol. 259, No. 1, p. 153-156.
24. Dipankar Chakraborti et al (2003), “Arsenic Groundwater Contamination in Middle Ganga Plain, Bihar, India: A Future Danger?”, Environmental Health
Perspectives, Vol. 111, No. 9, P. 1194 – 1201.
25. Ho Manh Dung and Mai Van Nhon (2006), “Application of k0-NAA Technique on Dalat Research Reactor for Human Hair Analysis in Environment Pollution Study”, Communications in Physics, Vol 16, No. 3, page 184 – 188.
26. Érico Marlon de Moraes Flores, Ana Paula F. Saidelles, et al (2001), “Hair sample decomposition using polypropylene vials for determination of arsenic by hydride generation atomic absorption spectrometry”, J. Anal. At. Spectrom, 16, p. 1419 – 1423.
27. M. Â. de B. C. Menezes, C. de V. S. Sabino, A. M. Amaral, E. C. Pereira Maia (2000), “k0 – NAA applied to certified reference materials and hair samples: Evaluation of exposure level in galvanising industry”, Journal of
Radioanalytical and Nuclear Chemistry, Vol. 245, No. 1, p.173-178.
28. Pedro Carlos Domingos Lemos (2006), Development and Aplication of Neutron
Activation Analysis (NAA) method for determination of some toxic and essencial elements in human scalp hair samples collected from some groups of population living in Angola, Thesis Doctor of Philosophy in Nuclear Physics,
Vietnam Atomic Energy Commission.
29. Pedro Carlos Domingos Lemos (2006), “Analysis of Angola human hair sample by the k0 – NAA Technique on the Dalat Research Reactor”, Nuclear
Science Technology, Vol. 4, No.1, p. 69 – 74.
30. Y. S. RYABUKHIN (1978), IAEA/RL/50, IAEA, Vienna.
31. C.Vandecasteele and C.B. Block (1993), Modern methods for trace element
determination, John Wiley & Sons Ltd, Baffins Lane, Chichester, West Sussex
PO19 1UD, England.
32. World health Organization (2001), Arsenic and Arsenic compounds, 2nd edition,