Số lượng đơn tiếp nhận thêm 56 85

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội (Trang 26 - 31)

2 Kết quả giải quyết 50 80 39

Rút đơn 8 7 2

Số đơn khiếu nại đúng 10 52 6

Số đơn khiếu nại có đúng và có sai 22 10 19

Số đơn khiếu nại sai 10 11 12

Trong thời gian qua cán phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Trì đã rất tích cực, chủ động trong công tác.

Những năm 2003, 2004 là thơì kỳ mà huyện cố gắng hoàn thành thật nhanh công tác giao đất nông nghiệp cho người sử dụng đất để người sử dụng đất yên tâm sản xuất. Trong quá trình thực hiện có một số sai phạm như: giao đất không đúng thẩm quyền, phân ranh địa giới chưa rõ ràng nên nhiều khiếu kiện liên quan đến đất nông nghiệp. Số lượng đơn thư tiếp nhận thêm là 85 đơn thư (2004). Số lượng đơn thư mà huyện đã giải quyết được là 80 đơn thư gồm một phần đơn thư tồn đọng từ các năm trước và một phần đơn thư tiếp nhận vào năm 2004. Đến năm 2006 số lượng đơn thư khiếu nại liên quan đến đất nông nghiệp giảm xuống rõ rệt do nhiều nguyên nhân:

- Là do người dân đã có ý thức hơn về sử dụng, đăng ký, chấp hành pháp luật đất đai, tuân thủ các quy định của công tác quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp.

- Đất nông nghiệp đến năm 2006 hầu như đã giao hết cho các hộ dân, người sử dụng. Công tác giao đất càng về sau càng hoàn thiện hơn. Có thể nói rằng giải quyết được khối lượng đơn thư về sử dụng đất nông nghiệp. Hiệu quả của công tác giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo là rất to lớn đối với công tác quản lý Nhà nươc với đất nông nghiệp.

3. Đánh giá những thành tựu và hạn chế của công tác quản lý nhà nước về đât nông nghiệp của huyện Thanh Trì

3.1. Kết quả đạt được..

Nhìn chung công tác quản lý nhà nước về đất đai của huyện đặc biệt là kể từ sau khi Văn phòng Đăng ký Đất và Nhà được thành lập đã đi vào quy củ. Hoạt động của các phòng, ban đã có sự phân chia rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức tham gia.

- Thành công đáng nói đầu tiên của huyện là công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp. Cho đến nay gần như đã hoàn thành huyện đã có thể “ khép sổ” chỉ còn lại một số trường hợp lác đác trong chiếm tỷ lệ nhỏ. Trong thời gian tới huyện Thanh Trì sẽ có biện pháp triệt để giải quyết tiến tới hoàn thành 100%. Giúp cho người sản xuất nông nghiệp an tâm canh tác, sử dụng đất và công tác quản lý cũng thuận lợi hơn trước.

- Nhờ vận động, tuyên truyền về pháp luật qua trạm thông tin phường xã, cán bộ huyện thường xuyên tới các xã để phổ biến kiến thức cần thiết cho cán bộ địa chính xã, và người dân vì vậy tinh thần trách nhiệm của quần chúng cũng tăng lên đáng kể. Trong nhiều trường hợp như: giải quyết khiếu nại sau khi được giải thích trực tiếp làm rõ khúc mắc nhiều cá nhân đã tự nhận thấy điểm sai và rút lại đơn khiếu kiện, hoặc tự hoà giải với nhau hợp tình hợp lý.

- Công tác khảo sát, đo đạc phân hạng đất đai của huyện thực hiện rất tốt. Huyện đã và đang triển khai hệ thống bản đồ hiện đại số hoá phục vụ nhanh và hiệu quả hơn cho công tác quản lý. Tạo điều kiện cho việc quản lý, lưu trữ hồ sơ địa chính, giấy tờ sổ sách, dễ dàng cung cấp thông tin, trích lục khi cần thiết…

- Huyện đã thiết lập được một bộ máycông tác quản lý Nhà nước mạnh mẽ, bước đầu giải quyết xây dựng hồ sơ sổ sách tồn đọng từ trước đến nay. Huyện đã xây dựng được hệ thống hồ sơ địa chính, cập nhập những biến động, thay đổi của đất đai trong huyện.

- Công tác kiểm kê, thống kê được thực hiện đúng thời hạn, đúng quy định của nhà nước đặt ra, thực hiện đồng bộ các nội dung ở các xã phường, thị trấn.

- Công tác thanh tra, kiểm tra của của huyện được chú trọng quan tâm đến các vướng mắc của dân chúng thụ lý hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo tinh thần chung. Xử lý một số trường hợp vi phạm của các cán bộ làm công tác quản lý nhà nước, cách chức, kỷ luật các trường hợp cố tình làm sai, Làm nghiêm minh hệ thống luật của Nhà nước.

- Đội ngũ cán bộ nhiệt tình, tham học hỏi luôn tiếp nhận những cái mơí để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước. Hệ thống cơ quan quản lý có sự phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau. Làm việc hiệu quả, chất lượng…

3.2. Tồn tại

Thành tựu đạt được của công tác quản lý Nhà nước của huyện là rất lớn tuy nhiên vẫn có nhiều tồn tại trong công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng.

- Văn bản, quy định của huyện còn ít, thậm chí còn thiếu, còn chậm ban hành, gây khó khăn cho người làm quản lý, cho các xã của huyện.

- Công tác quy hoạch có nhiều điểm còn chậm sửa đổi, không phù hợp, thực hiện quy hoạch chậm, nhiều khu quy hoạch thực hiện ì ạch lãng phí, mất tiền của.

- Công tác quản lý, lưu trữ hồ sơ còn thô sơ, tuy có sự áp dụng khoa học kỹ thuật vào thành lập bản đồ số nhưng chưa hoàn thành, hệ thống hồ sơ trước kia để lại mục nát, cũ kỹ không thích hợp, khó lưu trữ, tra cứu

- Một số hộ sử dụng đất còn chưa chấp hành đúng luật: không xin phép khi chuyển mục đích sử dụng đất, không đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Công tác cấp giấy chứng nhận còn tồn đọng lại một số trường hợp những trường hợp này rất khó giải quyết do nhiều lý do khác nhau.

- Việc sử dụng đất manh mún, lặt vặt không tập trung, bừa bãi hiệu quả không cao, không áp dụng được khoa học công nghệ vào sản xuất.

- Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có tiến triển nhưng vẫn chưa thật sự đi sát thực tế, không phù hợp với điều kiện chung của huyện. Các xã, quy hoạch các xã lôn xộn không ăn khớp nhau, không thống nhất với chủ trương chung của huyện.

- Cán bộ còn chậm đổi mới, không tham gia tích cực vào các hoạt động, chậm giải quyết các đơn thư.

- Khiếu kiện còn xảy ra nhiều, khiếu kiện vượt cấp là một vấn đề lớn, trong những năm tới cần đẩy mạnh công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo..

3.3 Nguyên nhân

- Bản thân công tác quản lý Nhà nước về đất đai là một công việc phức tạp đòi hỏi nhiều hiểu biết về pháp luật nói chung và chuyên môn nói riêng. Riêng đối với huyện Thanh Trì công tác quản lý lại càng khó hơn vì huyện bị chia tách nhiều lần với 3 lần thay đổi địa giới hành chính, lực lượng cán bộ huyện thường xuyên chu chuyển, không ổn định. Nghuyên nhân này ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý đất đai của huyện.

- Huyện Thanh Trì nằm ngay trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhiều điều kiện để phát triển các ngành kinh tế, giao lưu văn hoá xã hội. Quá trình đô thị hoá của huyện chính vì vậy cũng xảy ra nhanh chóng, đô thị hoá xảy ra hầu hết các xã trong huyện. Cơ cấu đất đai thay đổi liên tục, cán bộ địa chính phải luôn cập nhập thông tin để hoàn thành công tác. Mất nhiều thời gian để điều tra, chỉnh sửa, thống kê tình hình đất đai của huyện,

- Bộ máy của huyện tuy đã có sự phân chia, quy định nguyên tắc làm việc, mối quan hệ giữa các bộ phận nhưng trong một số trường hợp thực hiện, vẫn còn xảy ra tình trạng chồng chéo nhau, chậm trễ, phối hợp không ăn khớp giữa bộ phận này và bộ phận khác. Gây ra sự trì trệ không đáng có.

- Độ ngũ cán bộ huyện nhiệt tình năng nổ nhưng vẫn có nhiều sai sót ví như: Không nâng cao tinh thần tự giác, đùn đẩy chậm thi hành công tác, đội ngũ cán bộ mỏng chưa đủ đáp ứng cho nhu cầu quản lý, cán bộ địa chính xã không được đào tạo chuyên môn nhiều hiệu quả làm việc kém,

- Người dân huyên Thanh Trì có tinh thần chịu khó nhưng hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, nhiều trường hợp còn gây khó dễ cho cán bộ, không hợp tác, chống đối. Dẫn đến nhiều trường hợp không giải quyết được triệt để, nhanh chóng, khiếu kiện kéo dài,

- Chưa có hệ thống bản đồ số, bản đồ giấy tỷ lệ không phù hợp cho công tác quản lý, sau nhiều lần thay đổi hệ thống sổ sách cũ kỹ, khó tra cứu chậm thông tin.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w