4.3.1.
4.3.1.4.3.1. HiHiHiHiệệệệuuuu chchchchỉỉỉỉnhnhnhnh mmômmôôô hhhhììììnhnhnhnh (History(History(History(History matching)matching)matching)matching)
Trong thực tế, các mô hình địa chất của các vỉa dầu khí luôn tồn tại các yếu tố không chắc chắn và một trong những biện pháp làm giảm sự không chắc chắn này là hiệu chỉnh mô hình với số liệu thực tế (History Matching).
Hiệu chỉnh mô hình với số liệu thực tế là quá trình hiệu chỉnh các đặc tính mô tả của vỉa như độ thấm, độ rỗng, thể tích đá chứa,...cho đến khi các giá trị áp suất và khai thác do mô hình tính toán phù hợp với các giá trị áp suất và khai thác đo đạc được ở thực tế, nhằm làm giảm tính không chắc chắn (làm tăng mức độ tin cậy) trong việc mô tả mô hình vỉa và cho các dự báo trong tương lai.
Số liệu thực tế gồm 2 loại: số liệu thử vỉa và số liệu khai thác. Trong đó, hiệu chỉnh mô hình với số liệu thử vỉa thường áp dụng khi xây dựng mô hình đối với các mỏ chưa đưa vào khai thác và hiệu chỉnh với số liệu khai thác áp dụng đối với các mỏ đã đưa vào khai thác.
Nguyên tắc của hiệu chỉnh mô hình là thay đổi thông số của mô hình địa chất (độ rỗng, độ thấm,...) và làm cho sai lệch giữa tính toán của mô hình với số liệu thực tế là nhỏ nhất.
Kết quả hiệu chỉnh mô hình được đánh giá theo ba mức:
• Kết quả tốt: khi giữa mô hình và thực tế có sự phù hợp tốt về giá trị và động thái của chúng.
• Kết quả có thể chấp nhận được: đây là trường hợp mà thông số tính toán theo mô hình có sự phù hợp với thực tế về giá trị nhưng ở mức thấp hơn, tuy còn những sai lệch nào đó về giá trị nhưng không lớn.
• Kết quả mô phỏng không đạt yêu cầu: khi không có sự phù hợp giữa thông số mô hình và thực tế.
Quy trình chung của quá trình hiệu chỉnh mô hình với số liệu thực tế được trình bày trong Hình 4.12.
H H
HHììììnhnhnhnh 4.124.124.124.12....Quy trình chung của quá trình hiệu chỉnh mô hình với số liệu thực tế. Đối với mỏ Xương Rồng do chưa đưa vào khai thác nên việc hiệu chỉnh mô hình của mỏ chủ yếu dựa vào các số liệu thử vỉa DST của 4 giếng khoan thăm dò/thẩm lượng: XR-1X, XR-2X, XR-3X và XR-4X. Và độ thấm là thông số ảnh hưởng nhiều nhất tới sai số của mô hình, vì:
• Cấu trúc mỏ kéo dài với tập Oligocen E dày phủ trên bề mặt móng đã hạn chế việc xác định hướng đứt gãy, khe nứt và tính chất phân bố rỗng thấm của mỏ, do đó sẽ có những sai lệch về giá trị và sự phân bố độ rỗng và độ thấm.
• Việc xác định tính chất thấm chứa của móng rất phức tạp, phương pháp Halo áp dụng với móng của mỏ vẫn còn hạn chế, trong đó độ thấm được được thiết lập như một hàm của độ rỗng. Mà khi độ rỗng có những sai lệch về giá trị và sự phân bố thì khi xác định độ thấm theo độ rỗng thì sai số độ thấm sẽ lớn hơn.
• Hơn nữa, hướng và chế độ dòng chảy trong đá móng rất phức tạp và khó xác định do hệ thống đứt gãy, khe nứt phân bố không đồng đều và mức độ bất đồng nhất của móng cao. Vì vậy, khi xác định độ thấm sẽ có khả năng sai số lớn.
• Ngoài ra, độ rỗng ít khi dùng làm thông số hiệu chỉnh mô hình vì độ rỗng liên quan tới trữ lượng ban đầu tại chỗ của mỏ nên khi thay đổi độ rỗng sẽ thay đổi trữ lượng mà giá trị trữ lượng tại chỗ là một hằng số trong suốt quá trình xây dựng mô hình khai thác. Do đó, ít khi thay đổi độ rỗng để hiệu chỉnh mô hình
Vì vậy, độ thấm là thông số cơ bản nhất cần thay đổi để hiệu chỉnh mô hình phù hợp với số liệu thực tế cho móng của mỏ Xương Rồng.
Quá trình hiệu chỉnh mô hình cho tầng móng của mỏ được tiến hành với giả thiết lưu lượng dầu khai thác trong mô hình được giữ bằng với lưu lượng dầu thu được khi thử vỉa DST và thay đổi độ thấm của vỉa tại vị trí xung quanh mỗi giếng thì mô hình sẽ tính toán ra áp suất đáy sao cho khớp với số liệu thử vỉa đo được và thu được mô hình khai thác phù hợp cuối cùng (Hình 4.13).
H H
HHììììnhnhnhnh 4.13.4.13.4.13.4.13.Sơ đồ tổng thể của quá trình hiệu chỉnh mô hình với số liệu thực tế cho móng của mỏ Xương Rồng.
Dưới đây là trình bày cụ thể quá trình hiệu chỉnh cho giếng XR-4X và các giếng còn lại tiến hành tương tự, sau đó đưa ra kết quả cuối cùng.
Gi Gi Gi
Giếếếếngngngng XR-4XXR-4XXR-4XXR-4X
Giả thiết lưu lượng do mô hình tính toán và từ số liệu thử vỉa là bằng nhau (Hình 4.14).
H H H
Hììììnhnhnhnh 4.14.4.14.4.14.4.14.Lưu lượng khai thác do mô hình và từ số liệu thử vỉa DST.
Khi chưa hiệu chỉnh: áp suất đáy giếng do mô hình tính toán lớn hơn giá trị từ thử vỉa DST (Hình 4.15).
H H H
Khi áp suất đáy do mô hình tính toán lớn hơn áp suất từ giá trị thử vỉa DST cho thấy độ thấm của mô hình tốt hơn giá trị thử vỉa, do đó cần thay đổi độ thấm xung quanh giếng khoan XR-4X (giảm độ thấm) (Hình 4.16. a, b) và chạy các trường hợp khi giảm độ thấm, thu được kết quả cuối cùng (Hình 4.17).
H H
HHììììnhnhnhnh 4.16.4.16.4.16.4.16.(a) giảm độ thấm với hệ số 0.2. (b) giảm độ thấm với hệ số 0.4.
H
K K K
Kếếếếtttt ququququảảảả ccccủủủủaaaa ccccáácccc giáá gigigiếếếếngngngng XR-1X,XR-1X,XR-1X,XR-1X, XR-2XXR-2XXR-2XXR-2X vvvvàààà XR-3XXR-3XXR-3XXR-3X (H(H(H(Hììììnhnhnhnh 4.18,4.18,4.18,4.18, 4.194.194.194.19 vvvvàààà 4.20).4.20).4.20).4.20).
H H H
Hììììnhnhnhnh 4.14.14.14.18888....Kết quả hiệu chỉnh mô hình cuối cùng của giếng XR-1X.
H H H
H H H
Hììììnhnhnhnh 4.4.4.4.20202020....Kết quả hiệu chỉnh mô hình cuối cùng của giếng XR-3X.