2.3.2.1 Về tăng trưởng quy mô vốn tiền gửi huy động
Tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân là cơ sở để tạo lập nguồn vốn kinh doanh ổn định và vững chắc nhằm đáp ứng nhu cầu vốn.
Phòng giao dịch Mỹ Đình luôn tích cực khai thác mọi nguồn vốn trong dân cư và sử dụng lãi suất linh hoạt, coi huy động vốn là nghiệp vụ hàng đầu để đứng vững. Sự tồn tại là phát triển đa dạng hóa hình thức huy động kết hợp với đòn bẩy lãi suất phù hợp, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo tiếp thị. Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng đặc biệt là áp dụng ứng dụng tin học vào giao dịch được nhanh chóng và thuận lợi, đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng đầy đủ. Được khách hàng tin tưởng và tín nhiệm.
Bảng 2.8 quy mô vốn tiền gửi tiết kiệm cá nhân tại phòng giao dịch mỹ đình
Đơn vị tính: triệu đồng. % Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh năm 2013 với 2012 So sánh năm 2014 với 2013 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Tiền gửi TKCN 228072 280444 297135 52372 22,96 16691 5,95 Qua bảng trên ta thấy, quy mô tiền gửi tiết kiệm cá nhân tại phòng giao dịch Mỹ Đình trong giai đoạn nghiên cứu là không ổn định. Năm 2012 quy mô tiền gửi tiết kiệm cá nhân đạt 228.072 triệu đồng. Năm 2013, mặc dù nền kinh tế chung còn trong giai đoạn khó khăn, song hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm cá nhân của Ngân hàng TMCP Đại Dương, PGD Mỹ Đình vẫn có sự tăng trưởng tốt, tăng 52.372 triệu đồng, tương ứng 22,96%. Sang năm 2014, mức tăng trưởng quy mô vốn tiền gửi tiết kiệm cá nhân tại PGD chỉ tăng 5,95% so với năm 2013 với 297.135 triệu đồng.
Mức tăng trưởng vốn từ huy động tiền gửi tiết kiệm cá nhân qua các năm không đồng đều được lý giải rằng, năm 2013 sở dĩ Ngân hàng đạt được mức tăng trưởng này là do bối cảnh kinh tế khó khăn, các kênh đầu tư khác không còn hấp dẫn dân chúng, đồng
thời việc hạn chế chi tiêu, gia tăng vốn tích lũy được quan tâm nhiều hơn. Sang năm 2014 nền kinh tế vẫn chưa thoát khỏi cảnh trì trệ, nên kênh đầu tư của dân chúng hầu như ít thay đổi, hơn nữa phản xạ của dân chúng cũng đã hình thành từ năm 2013, nên dòng tiền gửi vào Ngân hàng cũng ít biến động, vì vậy mức tăng trưởng vốn từ tiền gửi tiết kiệm cá nhân của Ngân hàng năm 2014 tăng ít hơn so với mức tăng trưởng năm 2013. Song trong cả giai đoạn nghiên cứu, hoạt động huy động vốn bằng tiền gửi tiết kiệm cá nhân của Ngân hàng xét về quy mô là hiệu quả.
Biểu đồ 2.1: Quy mô vốn tiền gửi tiết kiệm cá nhân của Ngân hàng TMCP Đại Dương, PGD Mỹ Đình giai đoạn 2012-2014
2.3.2.2 Về cơ cấu vốn tiền gửi tiết kiệm cá nhân
Bảng 2.9 Cơ cấu vốn tiền gửi tiết kiệm cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đại Dương, PGD Mỹ Đình theo kỳ hạn gửi tiền
Đơn vị: triệu đồng, %.
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
So sánh năm 2013 với 2012 So sánh năm 2014 với 2013 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Tổng tiền gửi TKCN 228072 100 280444 100 297135 100 52372 22,96 16691 5,95 Tiết kiệm KKH 37.563 16,47 41.870 14,93 42.312 14,24 4.307 11,47 442 1,06 TKKH <12 tháng 166.789 73,13 211.258 75,33 224.60 4 75,59 94.469 56,64 13.346 6,32 TKKH >12 tháng 23.720 10,4 27.316 9,74 30.219 10,17 3.596 15,16 2.903 9,61
Sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của Ngân hàng luôn hấp dẫn khách hàng hơn so với sản phẩm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Trong đó tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn nhất, điều này cho thấy tâm lý của khách hàng không muốn gửi tiền dài hạn do không dự báo trước được biến động của lãi suất, mặt khác là để thuận tiện cho việc sử dụng tiền khi có nhu cầu phát sinh.
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn trong 3 năm giao động quanh mức 15%. Năm 2012, nguồn tiền này chiếm 16,47% cơ cấu vốn tiền gửi tiết kiệm cá nhân, năm 2013 là 14,93% và năm 2014 là 14,24%. Phần vốn này duy trì ở mức thấp do nó là nguồn tiền không ổn định, lãi suất thấp nên khách hàng không mặn mà và chỉ duy trì ở mức tối thiểu phục vụ cho nhu cầu thanh toán.
Nguồn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 12 tháng của phòng giao dịch trong 3 năm nghiên cứu có sự tăng trưởng. Năm 2012 quy mô tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn là 166.789 triệu đồng, chiếm 73,13 quy mô vốn tiền gửi tiết kiệm cá nhân. Năm 2013, khi nhu cầu tiếp kiệm của dân cư tăng cao, nguồn vốn này đạt 211.258 triệu đồng, chiếm 75,33% trong cơ cấu vốn tiền gửi tiết kiệm cá nhân của Ngân hàng, tăng trưởng 56,64% so với năm 2012. Tính đến năm 2014, nguồn vốn này đạt 224.604 triệu đồng, chiếm 75,59% , so với năm 2013 thì đã có sự tăng trưởng 6,32%. Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu vốn tiền gửi tiết kiệm cá nhân của Ngân hàng khi duy trì ở mức trên 73% trong 3 năm nghiên cứu. Điều đó cho thấy Ngân hàng đã làm tốt công tác huy động vốn từ phân đoạn vốn này. Đây là nguồn vốn tương đối ổn định nên Ngân hàng có thể chủ động sử dụng cho các nhu cầu kinh doanh của mình.
Nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm trên 12 tháng: thành phần vốn này có sự gia tăng về quy mô trong giai đoạn nghiên cứu. Năm 2012, với quy mô 23.720 triệu đồng, tiền gửi tiết kiệm trung và dài hạn chiếm 10,4% cơ cấu vốn tiền gửi tiết kiệm cá nhân. Năm 2013, quy mô vốn tăng trưởng 15,16% lên mức 27.316 triệu đồng, song tỷ trọng vốn trong cơ cấu vốn tiền gửi tiết kiệm cá nhân lại giảm nhẹ xuống còn 9,74% tổng vốn tiền gửi huy động. Năm 2014, nguồn vốn này chiếm 10,17% với quy mô 30.219 triệu đồng, tăng 9,61% so với năm 2013. Vậy, đối với loại tiền gửi tiết kiệm cá nhân trên 12 tháng, mặc dù có sự tăng trưởng qua các năm, song tỷ trọng thấp trong cơ cấu vốn tiền
gửi tiết kiệm cá nhân. Đây là nguồn vốn ổn định nhất trong các kênh huy động vốn tiền gửi của ngân hàng, mức huy động trong 3 năm nghiên cứu như vậy là chưa hiệu quả, nên việc gia tăng nguồn vốn này là cần thiết.
Biều đồ 2.2: cơ cấu vốn tiền gửi tiết kiệm cá nhân phân theo kỳ hạn của Ngân hàng TMCP Đại Dương, phòng giao dịch Mỹ Đình
Đơn vị: triệu đồng
2.3.2.3 Về chi phí huy động vốn tiền gửi bình quân
Bảng 2.10 Chi phí lãi tiền gửi Ngân hàng TMCP Đại Dương, PGD Mỹ Đình
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh năm 2013 với 2012 So sánh năm 2014 với 2013 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Tổng vốn tiền gửi TKCN 228072 280444 297135 52372 22,96 16691 5,95 Lãi suất BQ HĐV 9.35 11.53 9.70 - - - - Chi phí khác (%) 0.01 0.01 0.01 - - - - Tỷ suất chi phí HĐV BQ 9.36 11.54 9.71 - 23.29 - (15.86) Tổng chi phí HĐV BQ 21.348 32.363 28.269 11.015 51,60 (4.094) (12,65)
(nguồn: trích báo cáo kết quả kinh doanh PGD Oceanbank Mỹ Đình)
Biểu đồ 2.3 Chi phí huy động vốn tiền gửi tiết kiệm cá nhân Ngân hàng TMCP Đại Dương, PGD Mỹ Đình
Chi phí huy động vốn bao gồm chi phí trả lãi vay và chi phí lãi. Chi phí huy động vốn bình quân có sự biến động trong 3 năm nghiên cứu.
Năm 2012, với mức lãi suất huy động bình quân 9,35%/năm, chi phí huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng là 21.348 triệu đồng. Như vậy trong năm 2012 để được sử dụng 1 đồng vốn tiền gửi ngân hàng phải bỏ ra 0.0935 đồng chi phí.
Năm 2013, lãi suất bình quân tăng lên 11,53%, khiến tổng chi phí huy động vốn tiền gửi tiết kiệm cá nhân tăng lên 32.363 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 51,60% so với năm 2012, nguyên nhân của sự tăng trưởng cao này là do nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp trong thời điểm này là rất cao, do vậy Ngân hàng đua nhau sử dụng chính sách lãi suất nhằm thu hút vốn từ bộ phận dân cư để đáp ứng nhu cầu cho vay của mình. Như vậy, trong năm 2013, để huy động được 1 đồng vốn tiền gửi, ngân hàng phải bỏ ra 0.1153 đồng chi phí, tăng 0.0218 đồng so với năm 2012. Do đó có thể nói hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm cá nhân của ngân hàng trong năm 2013 được xem là kém hiệu quả hơn so với năm 2012 nếu dùng thước đo chi phí huy động để đo lường.
Năm 2014, cùng với các chính sách chung của nhà nước về cơ cấu lại hệ thống Ngân hàng và điều chỉnh lãi suất huy động của Ngân hàng, lãi suất huy động vốn bình quân đã giảm xuống mức 9.7%/năm, dẫn đến chi phí huy động vốn bình quân giảm xuống còn 28.269 triệu đồng. So với năm 2013, để sử dụng 1 đồng vốn tiền gửi huy động, Ngân hàng chỉ bỏ ra 0.097 đồng chi phí so với 0.1153 đồng, giảm 0.0183 đồng so với năm 2013. Như vậy hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm cá nhân năm 2014 hiệu quả hơn so với năm 2013, Ngân hàng có thể có được lợi nhuận cao hơn. 2.3.2.4 Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu vốn vay từ nguồn vốn huy động tiền gửi tiết kiệm cá nhân
Bảng 2.11 tương quan giữa vốn tiền gửi tiết kiệm cá nhân và dư nợ cho vay tại Ngân hàng TMCP Đại Dương, PGD Mỹ Đình
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tổng vốn tiền gửi TKCN 228072 280444 297135 Ngắn hạn 204.352 253.128 266.916 Trung và dài hạn 23.720 27.316 30.219 Tổng dư nợ 310.302 346.698 366.110 Ngắn hạn 261.792 293.050 315.985 Trung và dài hạn 48.510 53.648 50.125 Tỷ lệ đáp ứng 73.50 80.89 81.16
(nguồn: trích báo cáo kết quả kinh doanh PGD Oceanbank Mỹ Đình)
Biểu đồ 2.4: Tương quan vốn huy động tiền gửi TKCN và cho vay của Ngân hàng TMCP Đại Dương, PGD Mỹ Đình
Theo biểu đồ trên, ta thấy, từ năm 2012 đến năm 2014 tổng vốn huy động tiền gửi TKCN luôn đáp ứng được trên 73% tổng nhu cầu vay của khách hàng. Năm 2012 với 228.072 triệu đồng vốn tiền gửi TKCN đã đáp ứng được 73.5% nhu cầu vay. Năm 2013 đáp ứng được 80.89% và năm 2014 là 81.16% tổng nhu cầu vay của khách hàng. Như vậy, mức đáp ứng của nguồn vốn tiền gửi TKCN như vậy được đánh giá là cao, phần còn lại được huy động từ các kênh huy động khác, đảm bảo cho Ngân hàng chủ động trong kế hoạch kinh doanh của mình.
CHƯƠNG III