Theo thống kê được thực hiện dựa trên số liệu từ hệ thống giám sát virút của Bkav, chỉ trong năm tháng đầu năm 2014, phần mềm bảo vệ smartphone Bkav Mobile Security đã cập nhật 621.000 mã độc mới xuất hiện, vượt xa số lượng 528.000 của cả năm 2013. Đặc biệt, mỗi ngày có 262.000 điện thoại bị nhiễm loại mã độc gửi tin nhắn SMS đến đầu số tính phí. “Đây là các đầu số thu phí 15.000 đồng/tin nhắn, tính ra mỗi ngày người sử dụng VN bị “móc túi” số tiền khổng lồ lên tới hơn 3,9 tỉ đồng”, báo cáo của Bkav kết luận. Thực tế, số tiền các loại virút “móc túi” người dùng smartphone có thể hơn gấp nhiều lần vì có rất nhiều điện thoại bị nhiễm virút trong một thời gian dài nhưng chủ nhân không nhận biết và cũng không có biện pháp kiểm tra, theo dõi.
Một báo cáo mới vừa được công bố, cho thấy mức độ nghiêm trọng của mã độc trên Android - hệ điều hành di động phổ biến nhất thế giới có đến 99,9% số lượng mã độc mới được phát hiện trong quý I năm 2013 được thiết kế để nhắm đến nền tảng Android. Đây là một con số báo động về tình trạng mã độc trên nền tảng di động của Google vừa được hãng bảo mật Kaspersky Lab công bố.
Phần lớn trong số các loại mã độc trên Android là virus trojan, một dạng virus chủ yếu để sử dụng để đánh cắp tiền của người dùng bị lây nhiễm bằng cách gửi đến họ những tin nhắn lừa đảo, đọc lén các thông tin cần thiết và gửi báo cáo đến nơi khác, ăn cắp thông tin như là mật khẩu và số thẻ tín dụng, cài đặt lén các phần
SVTT: Võ Đình Thông Page 18 mềm chưa được cho phép, ….. Loại mã độc này chiếm đến 63% tổng số các loại mã độc mới được phát tán trên Android trong quý I năm 2013.
Các nhà nghiên cứu bảo mật của Kaspersky cũng báo cáo một sự bùng nồ về số lượng các mã độc hại trên di động. Theo đó chỉ tính riêng trong 3 tháng đầu năm 2013, Kaspersky đã phát hiện được số lượng mã độc mới trên các nền tảng di động bằng tổng số lượng mã độc được phát hiện trong cả năm 2012 mà Android là nền tảng chịu ảnh hưởng nặng nhất.
Với việc Android tiếp tục trở thành “mồi ngon” của hacker trong việc phát tán các loại mã độc, có vẻ như Android đang dần trở thành một “Windows thứ 2” trên lĩnh vực bảo mật, khi sự phổ biến của nền tảng này đang thu hút tối đa sự chú ý của các tin tặc, đồng thời việc quản lý các ứng dụng cho Android một cách lỏng lẻo càng tạo điều kiện cho mã độc được phát tán dễ dàng hơn trên nền tảng di động này.
Bên cạnh lĩnh vực mã độc trên nền tảng di động, báo cáo về tình trạng bảo mật trong quý 1/2013 của Kaspersky cũng cho biết 91% các vụ phát tán mã độc chủ yếu dựa vào việc phát tán các đường link trang web có chứa mã độc. Các đường link có chứa mã độc này chủ yếu được phát tán thông qua email và trên các mạng xã hội như Facebook, Twitter… Đây được xem là biện pháp được yêu thích nhất hiện nay của hacker.
Con số cụ thể các loại mã độc (bao gồm cả trên nền tảng di động và các nền tảng khác) đã được Kaspersky phát hiện và vô hiệu hóa trong quý I năm 2013 là 1.345.570..352 mã độc (hơn 1 tỉ mã độc). Trong đó có hơn 60% các loại mã độc phát tán từ 3 quốc giá: Mĩ (25%), Nga (19%) và Hà Lan (14%).