Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Thử nghiệm ương nuôi thâm canh cá biển trong ao bằng mương nổi (Trang 26)

b. Đặc điểm về dinh dưỡng và sinh trưởng

2.3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

a. Tìm hiu cu to và nguyên lý hot động ca h thng mương ni

Mương nổi phiên bản SMART-01 được làm bằng vật liệu composite với thể tích 3 m3/mương được đặt trong ao có độ sâu tối thiểu phải ổn định trong khoảng 1,6 – 1,7 m và diện tích ao là 2.000 m2. Hệ thống mương sẽđược cố định trong ao bằng bè nổi và hệ thống cọc.

Kích thước, số lượng và độ sâu hệống nâng nước phải phù hợp với máy nén khí để đáp ứng được khả năng đẩy nước vào mương, đảm bảo hàm lượng nước đưa vào mương, lưu tốc dòng chảy và hàm lượng oxy hòa tan trong mương.

Nguyên lý hoạt động của mương nổi khá đơn giản. Hệ thống ống nâng nước hoạt động nhờ máy nén khí sẽ bơm nước liên tục từ ao chứa vào một đầu mương và thoát ra ở cuối mương. Việc đẩy nước từ ao vào mương sẽ làm giàu oxy trong mương, tạo dòng chảy có thể gom chất thải về phía cuối mương và tiến hành làm vệ sinh mương ở khu vực này. Đối với phiên bản này nước được lấy từ tầng đáy, và hệ thống ống nâng nước được gắn liền với mương.

Dùng thuốc tím để xác định hướng vận động và lưu tốc dòng chảy, thời gian trao đổi nước 100%.

b. K thut ương nuôi cá giò và cá mú chm nâu trong ao bng mương ni

- Vệ sinh mương: mương phải được làm vệ sinh sạch trước và trong quá trình ương nuôi.

-Chọn giống và thả cá: Giống khỏe mạnh không bị bệnh tật hay dị hình, thả cá vào sáng sớm hoặc chiều mát, trước khi thả phải cho cá vào bể xi măng để thuần nhiệt độ và độ mặn.

- Cho ăn: cá giống bắt mồi không chủđộng như cá trưởng thành. Vì thế khi cho cá ăn cần phải rải thức ăn thật chậm và quan sát hoạt động bắt mồi của cá để có sự điều chỉnh thức ăn cũng như biết được tình trạng sức khỏe và sự phân đàn của cá.

Khẩu phần ăn của cá giò là 5% trọng lượng thân, cá mú 10 – 20% trọng lượng thân. Cho cá ăn từ 3 – 4 lần/ngày tùy theo kích thước cá. Cân khối lượng thức ăn hàng ngày và ghi vào nhật ký.

- Phòng bệnh:

+ Vệ sinh mương hàng ngày.

+ Tránh làm cá bị tổn thương khi không cần thiết.

+ Định kỳ tắm phòng bệnh cho cá hàng tuần bằng nước ngọt, hoặc H2O2. - Hàng ngày theo dõi các yếu tố môi trường (ToC, pH, O2) 2 lần/ngày vào buổi sáng (6h00) và buổi chiều (14h00). Định kỳđo các yếu tố S ‰ 1 lần/tuần.

+ pH, nhiệt độ đo bằng máy có độ chính xác 0,1 đơn vị và 1oC (2 yếu tố này đo tầng mặt)

+ DO (mg O2/l): xác định bằng máy đo DO có độ chính xác 0,1 mg/L ( xác định ởđộ sâu 0,8 m so với tầng mặt)

+ S ‰: Đo bằng Sali kếđộ chính xác 0,1 ppt (xác định ở tầng mặt)

- Định kỳ hàng tuần đo chiều dài toàn thân và cân khối lượng tươi để xác định tốc độ tăng trưởng về chiều dài, khối lượng, mức độ phân đàn của cá. Mỗi lần xác định 30 cá thể. Cân khối lượng bằng cân điện tử với độ chính xác 0,1 g. Chiều dài được đo bằng giấy đo có độ chính xác 1 mm. Tỷ lệ sống của cá ương được xách định khi kết thúc thí nghiệm.

2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu

¾ Các công tính toán:

- Tốc độ tăng trưởng đặc trưng về chiều dài của cá: SGRL = 1 2 1 2 t t LnL LnL − − x 100% (% ngày) - Tốc độc trưởng đặc trưng về khối lượng của cá: SGRw = 1 2 1 2 t t LnW LnW − − x 100% (% ngày)

- Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối trung bình ngày về chiều dài của cá: DLG = 1 2 1 2 t t L L − − (mm/ngày)

- Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối trung bình ngày về khối lượng của cá: DWG = 1 2 1 2 t t W W − − (mg/ngày)

Trong đó: L1, L2: chiều dài cá tương ứng ở thời điểm t1, t2. W1, W2: khối lượng cá tương ứng ở thời điểm t1, t2. - Tỷ lệ phân đàn của cá ương (CV – Coefficient of Variantion) CV =

X S

x100% CV: Hệ số phân tán dữ liệu

S: Độ lệch chuẩn của khối lượng và chiều dài toàn thân

X : Trung bình của khối lượng và chiều dài toàn thân - Tỷ lệ sống ¾ Phần mềm sử dụng để xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm excel để xử lý và phân tích số liệu. Số cá lúc thu Số cá ban đầu x 100% Tỷ lệ sống =

Phn 3

KT QU NGHIÊN CU VÀ THO LUN

3.1. Cấu tạo và nguyên lý vận hành hệ thống nuôi 3.1.1. Cấu tạo hệ thống nuôi.

a. Ao nuôi

Ao nuôi hình chữ nhật có diện tích 2.000 m2, đáy bùn cát và hơi nghiêng về cống thoát. Bờ có độ cao là 2m, mặt bờ rộng 1,8 – 2 m, hệ số mái bờ là 1,5 và được phủ bạt để hạn chế sự rò rỉ nước từ trong ao ra ngoài. Độ sâu mực nước trong ao luôn được duy trì trong khoảng 1,5 – 1,7 m nhằm đảm bảo cho hoạt động của hệ thống nâng nước không hút chất bẩn, bùn ở đáy ao vào mương. Giữa ao có một tường ngăn làm bằng bạt cao 1,8 m nhằm tạo dòng chảy tròn trong ao khi sử dụng máy quạt nước để đảo nước.

Hình 3.1:Vị trí hệ thống mương nổi trong ao

b. Mương ni và h thng bè ni

Mương nổi phiên bản SMART – 01 được làm từ vật liệu composite. Đây là loại vật liệu phù hợp nhất tại Việt Nam nhờ có ưu điểm dễ tạo hình, tuổi thọ cao, khả năng

Cống thoát nước

Máy nén khí

Máy quạt nước Tường ngăn ao

Mương thí nghiệm ương cá chẽm Hệ thống bè và mương nuôi thử nghiệm

Cầu công tác

Ống dẫn khí

chống chịu tốt với điều kiện môi trường nắng nóng, nhiều sinh vật bám, dễ vệ sinh [9], [10]. Mương được thiết kế dạng hình thang và có thể tích khoảng 3,5 m3 (3,5×0,8×1,0 m), hai đầu vát 300. Một đầu mương được gắn với hệ thống ống nâng nước, đầu còn lại gắn lưới chống cá ra ngoài và địch hại xâm nhập vào mương. Phía đầu cấp nước của mương có một tấm chắn hướng cho nước lùa xuống đáy mương.

Hệ thống bè được thiết kế với mục đích là giá đỡ cho các mương nổi. Bè được làm bằng các xà gỗ (6×12 cm) và phuy nhựa HDPE (V = 200 L). Bè có dạng hình chữ nhật, dài 750 cm, rộng 510 cm và được chia làm 6 ngăn, chiều rộng mỗi ngăn là 95 cm, với độ rộng này đảm bảo cho thao tác nâng hạ mương nổi thuận lợi hơn. Xung quanh bè lát ván tạo đường đi lại để thuận lợi trong quá trình chăm sóc, quản lý cá trong mương.

Phi nhựa HDPE được sử dụng làm phao để nâng bè nổi trên mặt nước. Số lượng phao sẽ quyết định độ nổi của bè. Hệ thống bè có 17 phao và được bố trí đều xung quanh bè, đảm bảo cho mương nổi ổn định trên mặt nước ngay cả khi có người thực hiện các công việc cho cá ăn, vệ sinh mương. Mương được treo vào bè bằng bulong Φ 14 mm, dài 450 mm. Việc sử dụng bulong để treo mương sẽ giúp ta điều chỉnh độ cao lưu không và độ sâu khi ngập nước của mương (độ cao lưu không của mương dao

động từ 5-10 cm so với mặt nước). Do mương được treo vào bè bằng bulong, nên độ nổi của mương phụ thuộc hoàn toàn vào độ nổi của bè. Như vậy, khi có quá nhiều người ở trên bè làm cho mương bị chìm quá giới hạn an toàn và cá trong mương sẽ thoát ra ngoài. Vấn đề này có thể khắc phục bằng cách tăng thêm phao để tăng độ nổi cho bè, hoặc hạn chế số người có mặt trên bè. Nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời và hiệu quả mang lại không cao. Do đó, mương nổi phiên bản SMART - 02 đã được thiết kế theo dạng tự nổi và độc lập với hệ thống bè khắc phục được nhược điểm trên.

c. H thng khí và ng nâng nước

Hệ thống ống nâng nước bao gồm 04 ống nhựa PVC Φ 90 mm, mỗi ống dài 100 cm, được gắn kết với nhau bằng một khung hình chữ nhật làm bằng ống nhựa Φ 21 và được gắn cốđịnh vào mương. Khung nhựa Φ 21 này còn đảm nhận chức năng dẫn khí vào từng ống nâng nước. Cạnh trên của khung được nối với máy thổi khí bằng ống nhựa mềm, và có 1 van khí đặt tại đây để điều chỉnh lượng khí vào khung. Cạnh dưới của khung có khoan lỗ nhỏ có Φ 3 mm, mỗi ống nâng nước có một lỗ. Đỗ sâu lỗ thoát khí so với bề mặt nước ao là 80 cm.

Hệ thống ống nâng nước này được thiết kế gần giống với hệ thống ống nâng nước của Masser và Lazur (1997). Tuy nhiên, hệ thống ống nâng nước của Masser và Lazur (1997) sử dụng 09 ống nhựa PVC Φ 100 mm và khí được dẫn vào từng ống bằng ống nhựa mềm. Việc sử dụng ống nhựa mềm sẽ gây một số khó khăn trong các thao tác khi tháo lắp và bảo dưỡng hệ thống. Do đó, khung nhựa Φ 21 của chúng tôi đã khắc phục được nhược điểm trên.

Hình 3.3: Máy nén khí và ống nâng nước

a b c

Việc sử dụng hệ thống ống nâng nước được gắn cốđịnh vào mương sẽ gây nhiều khó khăn trong quá trình làm vệ sinh khi có sinh vật bám vào thành ống, làm giảm khả năng đẩy nước của hệ ống. Như vậy hệ thống ống cần được thiết kế dạng gá lắp để thuận lợi trong quá trình tháo lắp và bảo dưỡng.

Độ dài của hệ thống ống nước là 100 cm, để hệ thống ống nâng nước hoạt động đảm bảo yêu cầu không hút chất bẩn từ đáy ao vào mương thì độ sâu mực nước trong ao phải lớn hơn 160 cm. Nhưng ở các ao nuôi hiện nay, nhất là các ao tôm thì độ sâu dao động trong khoảng 1,2 – 1,5 m không đủ tiêu chuẩn để hoạt động được hệ thống, hạn chế này đã được khắc phục trong phiên bản SMART – 02, lấy nước từ tầng mặt.

Trong thử nghiệm này sử dụng 2 máy nén khí ANLET BSR 40 của Nhật Bản có công suất là 3 HP (2,2 Kw) và được sử dụng cho hệ thống SMART – 01 (6 mương nổi với tổng cộng 24 ống nâng nước). Hệ thống ống dẫn khí từ máy nén khí đến hệ thống ống nâng nước được thiết kế khép kín chạy xung quanh bè. Với thiết kế như vậy sẽ đảm bảo lượng khí và áp suất khí nén ở mọi điểm là như nhau trên hệ thống ống dẫn. Với hệ thống ống nâng nước và máy nén khí này, lượng nước đưa vào mương là 115 – 120 L/phút/ống. Như vậy trong một phút hệ thống ống nâng nước (4 ống Φ 90 mm) đưa vào mương từ 460 – 480 L/phút. Trong khi đó, ở thí nghiệm của Masser và Lazur (1997), lượng nước đưa vào một ống cao gấp 1,67 lần. Có sự khác biệt này là do có sự khác nhau về lượng khí nén ra của máy nén khí và đường kính của ống nâng

Khi sử dụng phẩm màu ( Thuốc tím) để xác định thời gian trao đổi nước cho thấy nước trong mương được thay đổi mới 100% chỉ sau 12 – 15 phút.

Hình 3.4: Hệ thống mương và bè nổi

3.1.2. Nguyên lý vận hành hệ thống nuôi

a b

3.1.2.. Nguyên lý vn hành h thng nuôi

Lắp đặt hoàn thiện hệ thống, kiểm tra sự an toàn của hệ thống (tại các khớp nối của hệ thống dẫn khí phải chắc chắn, đóng chặt cửa thoát nước không cho cá thoát ra ngoài…) và chạy thử xem mức độ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của hệ thống trước khi thả cá.

Khi nước đẩy từ ao vào mương gặp tấm chắn đã hướng nước lùa xuống đáy và tạo dòng chảy có thể gom chất thải về phía cuối mương và tiến hành làm vệ sinh mương ở khu vực này, sau tấm chắn là khoảng yên lặng thích hợp để cá bắt mồi. Hàm lượng oxy trong mương tăng lên do khả năng làm giàu oxy của hệ thống ống nâng nước.

Các thông số môi trường cơ bản như ToC, pH, S ‰, NH3 trong mương sẽ phụ thuộc vào ao chứa. Vì vậy, việc quản lý tốt chất lượng nước ao chứa sẽ đảm bảo tốt chất lượng nước trong mương. Đặc biệt những ngày có mưa lớn, nắng nóng, nhiệt độ cao làm cho tảo trong ao chứa tàn lụi, chất lượng nước biến đổi xấu, nhất là sự tăng hàm lượng NH3 làm cá giảm ăn và dễ bị nhiễm bệnh. Nhờ hoạt động của bộ nâng nước nên hàm lượng oxy trong mương cao sẽđảm bảo yêu cầu cho cá ương hoặc nuôi trong mương với mật độ cao.

Trong quá trình vận hành phải thường xuyên kiểm tra hệ thống khí. Vì ương cá với mật độ cao nên bất kỳ sự cố nào làm mất khí đều gây nguy cơ chết cá do thiếu oxy. Có 2 máy nén khí chạy luân phiên nhau để kéo dài tuổi thọ máy và đề phòng khi một máy bị hỏng. Có một máy nổ dự phòng lúc hoạt động có thể cung cấp đủ lượng khí đảm bảo yêu cầu khi có sự cố mất điện xảy ra.

Hoạt động của các ống nâng nước sẽ bị suy giảm nếu chúng bị các sinh vật bám tấn công, vì thế hệ thống này phải được vệ sinh định kỳ. Công tác vệ sinh mương phải được tiến hành hàng ngày vào buổi sáng lúc cho cá ăn xong khoảng 0,5 – 1h (8h) và chiều (18h).

3.2. Kết quả ương nuôi

3.2.1. Kỹ thuật ương cá giò, cá mú chấm nâu

a. V sinh mương

Mương phải được làm vệ sinh sạch trước khi đưa vào nuôi. Nhất là những mương đã qua sử dụng nên làm vệ sinh sạch ống nâng nước và mặt trong của mương. Nếu làm không kỹ, còn nhiều sinh vật bám, cá ương dễ bị tổn thương và có thể bị bệnh. Trong quá trình ương, hàng ngày si phông đáy mương vào buổi sáng và chiều, dùng bàn chải mềm, vợt lưới dày để chà dọc mặt trong, nền đáy mương, lấy hết thức ăn thừa và phân cá, nếu làm không sạch thì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển dễ gây bệnh cho cá nuôi. Đối với mương cá mú khi thả các giá thể (ống nước PVC) để cá ẩn nấp phải được buộc thành chùm để khi vệ sinh có thể kéo lên được.

b. Ngun ging và cách th

Giống cá được vận chuyển từ Cửa Lò - Nghệ An bằng phương pháp vận chuyển hở. Nhiệt độ vận chuyển là 22oC, cá đưa về không bị bệnh hay dị hình, màu sáng tự nhiên.

Cá được vận chuyển về sẽ được thuần nhiệt độ và độ mặn trước thả (Nhiệt độ trong bể thuần cá: 26oC, độ mặn 23 ‰). Thả cá vào sáng sớm để tránh bị sốc cho cá. Kích thước và mật độ cá thả ban đầu tương ứng là 6,16 ± 0,83 cm; 667 con/m3 đối với cá mú và 10,88 ± 1,14 cm; 267 con/m3 đối với cá giò. Mật độ cá thả còn thấp so với Hình 3.5: Hoạt động của dòng chảy trong mương Lưới chắn cá Tấm chắn Nướcvào Nước ra Ống nâng nước

mật độ cá có thể thả theo thiết kế là 500 – 700 con/m3 đối với cá giò, 1.000 – 1.800 con/m3 đối với cá mú. Mật độ thả 2 đối tượng này thấp hơn nhiều so với mật độ cá chẽm khi ương cùng hệ thống này là 5.000 – 6.000 con/3, thả từ cỡ cá 2 – 3 cm lên 8 – 10 cm [7], [17].

c. Chăm sóc qun lý

¾ Thức ăn và kỹ thuật cho ăn:

- Thức ăn: Sử dụng thức ăn Grobest có thành phần dinh dưỡng như bảng 3.1 để cho cá ăn, đây là loại thức ăn dạng viên dùng để nuôi tôm nên hạt thức ăn chìm nhanh. Tuy nhiên, trong thử nghiệm chúng tôi chỉ sử dụng thức ăn loại N-03, N-04, vì kích

Một phần của tài liệu Thử nghiệm ương nuôi thâm canh cá biển trong ao bằng mương nổi (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)