Định hướng phát triển kinh tế của thành phố Hà Giang đến 2020

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hà Giang (Trang 79)

4. Kết cấu luận văn

4.1.1.Định hướng phát triển kinh tế của thành phố Hà Giang đến 2020

4.1.1. 1. Định hướng chung

Đẩy mạnh cải cách hành chính để phát triển kinh tế - xã hội, đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, vững chắc; cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng phát triển thương mại dịch vụ, coi trọng phát triển công nghiệp - thủ công nghiệp và sản xuất nông - lâm nghiệp theo hướng hàng hoá gắn với xây dựng đô thị và nông thôn

mới. Tập trung xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng đảm bảo đồng bộ, theo hướng hiện đại, tăng cường công tác quản lý đô thị và vệ sinh môi trường. Đầu tư, chăm lo phát triển kinh tế vùng nông thôn để rút ngắn khoảng cách giữa 2 vùng nội thành và ngoại thành. Gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và nâng cao chất lượng đời sống mọi mặt của nhân dân. Xây dựng thành phố Hà Giang trở thành thành phố du lịch miền núi biên giới cực Bắc của Tổ quốc, có kinh tế ngày càng phát triển, chính trị ổn định, quốc phòng an ninh đảm bảo, xã hội kỷ cương, văn minh và đậm đà bản sắc dân tộc.

Phát triển kinh tế, khai thác tài nguyên gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững, giữ vững an ninh quốc phòng và an toàn xã hội.

4.1.1.2. Định hướng phát triển một số ngành, lĩnh vực chủ yếu

Nông nghiệp: Chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích hợp với điều kiện sinh thái từng khu vực, hướng hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, có sản lượng lớn tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, hướng vào các sản phẩm có thế mạnh như lương thực (lúa, ngô...) thảo quả, chè, cây ăn quả (cam, quýt....), cây nguyên liệu giấy, gỗ, thức ăn gia súc.

Công nghệ: Phải tạo ra sự phát triển vượt trội trong nền kinh tế ngay từ bây giờ và về lâu dài tập trung đầu tư phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến nông - lâm sản; khai thác vật liệu xây dựng; sản xuất điện, may mặc…giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ. Xây dựng mới các cơ sở công nghiệp chế biến nông - lâm sản, sản xuất sản phẩm xuất khẩu hoặc có tính xuất khẩu mang đặc trưng của thành phố, ra mắt nhãn hiệu thương phẩm, sản phẩm mới đạt tiêu chuẩn.

Các ngành dịch vụ: Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao, chú trọng phát triển dịch vụ du lịch. Mở rộng liên kết trong phát triển du lịch để đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, các làng văn hoá du lịch và gắn phát triển các ngành, nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ với phát triển du lịch. Duy trì và phát triển văn hoá, văn nghệ truyền thống dân tộc tại các Làng văn hoá du lịch.

Phát triển cơ sở hạ tầng: Phát triển đồng bộ đầy đủ hệ thống công trình giao thông, chuyển dẫn năng lượng, thông tin đặc biệt quan trọng là hệ thống các tuyến

tỉnh lộ, đường liên thôn, liên xã, đảm bảo lưu thông thuận tiện trên toàn địa bàn và hòa nhập khu vực.

Phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn: Đầu tư xây dựng Trung tâm hành chính thành phố tại Khu đô thị mới Phương Thanh trên vùng đất rộng và bằng phẳng, để xây dựng mới đồng bộ, có quảng trường văn hoá, vườn hoa. Ngoài ra, thành phố cũng đang tiến hành đầu tư khu đô thị cầu 3/2 và khu đô thị Tiến Thắng; khu đô thị Tây Bắc, khu đô thị Phú Hưng. Khu đô thị 3/2 phân thành 2 khu: Khu đô thị bờ đông sông Miện; khu đô thị bờ tây sông Miện ... đánh dấu giai đoạn phát triển mới của đô thị Hà Giang. Quy hoạch xây dựng các khu dân cư tập trung, gần đầu mối giao thông, thuận tiện cho việc sản xuất nông nghiệp...

Lĩnh vực môi trường: Phát triển sản xuất, xây dựng đô thị, khu dân cư gắn với yêu cầu đảm bảo an toàn và không ngừng nâng cao chất lượng môi trường, để hạn chế lũ lụt lớn; hạn chế đến mức thấp nhất xói mòn rửa trôi đất.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hà Giang (Trang 79)