Pháp luật Việt Nam về quyền của người lao động di trú

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về quyền của người lao động di trú ở Việt Nam (Trang 30)

Thúc đẩy lao động di trú hợp pháp, phòng chống lao động di trú bất hợp pháp là chính sách nhất quán của nhà nước ta. Điều này thể hiện rõ trong chính sách, pháp luật của nhà nước. Về nguyên tắc, Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người lao động di trú, các văn bản pháp luật về người lao động di trú được soạn thảo trên cơ sở có tham khảo pháp luật quốc tế và khu vực. Mặc dù, chưa sử dụng khái niệm người lao động di trú trong pháp luật nhưng Việt Nam đã có những văn bản quan trọng để thúc đẩy và bảo vệ quyền lợi của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Với việc đưa chương quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân từ vị trí chương V trong bản Hiến pháp 1992 lên chương II; đặt quyền con người lên trước quyền công dân, Hiến pháp năm 2013 thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong việc thừa nhận, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người nói chung, trong đó có quyền của người lao động di trú. Mọi người sống trên đất nước Việt Nam đều được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm các quyền con người cơ bản về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội như: quyền bình đẳng trước pháp luật; quyền không bị phân biệt đối xử; quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, chỗ ở; quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành; quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe; quyền tiếp cận, hưởng thụ các giá trị văn hóa, nghiên cứu khoa học, công nghệ...

Bên cạnh việc ghi nhận các quyền con người nói chung, Hiến pháp năm 2013 cũng quy định các quyền riêng đối với công dân Việt Nam như: quyền có nơi ở hợp pháp; quyền tự do đi lại; công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử, ứng cử; quyền được bảo đảm an sinh xã hội...

Với vai trò là văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam, những điểm tiến bộ của Hiến pháp 2013 sẽ mở ra nhiều thay đổi tích cực trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về quyền của người lao động di trú nói riêng.

Bên cạnh các quyền cơ bản được ghi nhận trong Hiến pháp, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam còn được hưởng các quyền được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật khác, cụ thể:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về quyền của người lao động di trú ở Việt Nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)