Trước khi Bộ luật Dân sự 2005 ban hành

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số theo pháp luật Việt Nam (Trang 25)

3. Kết cấu của luận văn

1.4.1 Trước khi Bộ luật Dân sự 2005 ban hành

Ngay từ bản hiến pháp đầu tiên vào năm 1946, Nhà nước Việt Nam đã ghi nhận những quyền cơ bản của công dân liên quan đến quyền tác giả. Nó thể hiện tư tưởng tiến bộ, nhân văn về con người. Đó là quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản của công dân; là việc Nhà nước cam kết bảo vệ quyền lợi

của trí thức; tôn trọng quyền tư hữu tư nhân về tài sản. Tư tưởng lập pháp đó đã tiếp tục được thể hiện tại Hiến pháp 1959, 1980 và Hiến pháp 1992 đang có hiệu lực thi hành.

Năm 1986 với Nghị định số 142/HĐBT, lần đầu tiên ở Việt Nam, một văn bản riêng biệt về quyền tác giả đã được ban hành với một số quy định cơ bản, ban đầu về quyền tác giả với sự giúp đỡ của hãng VAB (hãng bảo hộ quyền tác giả thuộc Liên Xô trước đây). Trước yêu cầu của phát triển, ngày 02 tháng 12 năm 1994, Ủy Ban thường vụ Quốc hội khóa IX đã thông qua Pháp lệnh về quyền tác giả. Tại kỳ họp thứ 8 Khóa IX, ngày 28 tháng 10 năm 1995, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Bộ luật Dân sự, trong đó có các quy định về quyền tác giả. Với 36 Điều quy định riêng về quyền tác giả tại Chương I, Phần thứ 6 và phần thứ 7 Bộ luật Dân sự, nó đã điều chỉnh hầu hết các quan hệ dân sự về quyền tác giả trong điều kiện đất nước chuyển đổi cơ chế quản lý từ tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Việc ra đời của Bộ luật Dân sự, với các quy định về quyền tác giả là một bước tiến dài về hoạt động lập pháp ở Việt Nam trong lĩnh vực này, có sự giúp đỡ của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO). Nó đã tiếp thu những giá trị tiến bộ từ những văn bản pháp luật đã qua kiểm nghiệm trong cuộc sống, về cơ bản phù hợp với chuẩn mực chung của thế giới. Đồng thời nó đã phản ánh được xu thế phát triển quyền tác giả ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số theo pháp luật Việt Nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)