- Tìm kiếm thêm các đối tác tiềm năng nâng cao giá trị của NgânLượng Xây dựng kế hoạch phát triển dịch vụ TTHĐĐT trong dịch vụ công để
NgânLượng luôn sẵn sàng hợp tác với tất cả các đối tác trên tinh thần đôi bên cùng có lợi Mục đích cuối cùng của Ngân Lượng đó là trở thành nhà cung
4.4.1. Tiếp tục ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm hoàn thiện môi trường pháp lý về TMĐT nói chung và hoạt động thanh toán trực tuyến nói riêng
pháp lý về TMĐT nói chung và hoạt động thanh toán trực tuyến nói riêng
Kể tử khi ra đời của luật Luật Giao dịch điện tử (Quốc hội ban hành vào tháng 11/2005) và luật Công nghệ thông tin (Quốc hội ban hành vào năm 2006) đã tạo cơ sở để Chính phủ và các Bộ nghành ban hành các văn bản dưới Luật điều chỉnh những lĩnh vực cụ thể của giao dịch điện tử. Từ năm 2006 – 2010 bảy văn bản cấp Nghị định đã được ban hành, bao gồm: Nghị định về TMĐT, Nghị định về Chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, Nghị định về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính, Nghị định về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng, Nghị định về ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước, Nghị định về chống thư rác, Nghị định về quản lý, cung cấp,
sử dụng dịch vụ internet, và cung cấp thông tin điện tử trên internet. Các Bộ nghành cũng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn chi tiết triển khai các Nghị định trên. Bên cạnh đó, khung chế tài cho việc xử lý vi phạm hành chính liên quan đến ứng dụng TMĐT và CNTT cũng dần dược hoàn thiện như Nghị định số 63/2007/NĐ-CP ban hành năm 2007 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực CNTT. Nghị định số 06/2008/NĐ – CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thương mại....
Hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam về lĩnh vực TMĐT liên tục được bổ sung, hoàn thiện., có thể khẳng định đến hết năm 2010, khung pháp lý về TMĐT tại Việt Nam đã hình thành, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các ứng dụng TMĐT trong xã hội.
Hoạt động thanh toán trực tuyến là hoạt động quan trọng nhất trong TMĐT .Hiện nay tại Việt Nam hình thức thanh toán trực tuyến tăng nhanh chóng cả về số lượng lẫn giá trị. Các doanh nghiệp có thể sẽ phải đối đầu với những vấn đề tranh chấp, vướng mắc trong các hoạt động thanh toán trực tuyến. Số vụ tranh chấp thương mại liên quan tới mua bán trực tuyến xuất hiện ngày càng nhiều. Đồng thời, những tranh chấp về tài sản trí tuệ liên quan đến môi trường mạng cũng gia tăng với độ phức tạp cao. Vì vậy yêu cầu có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh về vấn đề này là rất cần thiết và cấp bách. Với hệ thống văn bản khá đầy đủ như trên, rõ ràng hoạt động thanh toán trực tuyến tại nước ta đã khá đầy đủ có những văn bản, Nghị định pháp luật qui định khá rõ ràng tạo điều kiện cơ hội phát triển cho hoạt động thanh toán trực tuyến. Tuy nhiên nhà nước cần chú trọng để bổ sung, hoàn thiện hơn các văn bản, Nghị định về hoạt động thanh toán trực tuyến sao cho có thể đảm bảo an toàn tuyệt đối với người sử dụng.