Viễn Phương

Một phần của tài liệu ÔN LUYỆN THƠ HIỆN ĐAI VIỆT NAM SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 THEO CHỦ ĐỀ (Trang 45)

A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN: 1. Tác giả: 1. Tác giả:

- Viễn Phương tên thật là Phan Thanh Viễn (1928) quê ở tỉnh An Giang. Tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

- Ông là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực

lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời chống Mỹ cứu nước.

- Thơ Viễn Phương thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm và chất mơ mộng ngay trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt ở chiến trường

- Tác phẩm chính: “Mắt sáng học trò” (1970); “Nhớ lời di chúc” (1972); “Như mấy mùa xuân” (1978)

2. Tácphẩm:

Bài “Viếng lăng Bác” được viết năm 1976, lúc công trình lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được hoàn thành. Tác giả cùng đồng bào, chiến sĩ từ miền Nam ra viếng Bác.

b. Nội dung và nghệ thuật

*.Nội dung : Cảm xúc bao trùm trong toàn bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng

thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác.

*Nghệ thuật :

- Thể thơ và nhịp điệu

-> Các yếu tố ấy tạo nên giọng điệu thiết tha trầm lắng và trang trọng thành kính, phù hợp với không khí và cảm xúc của bài thơ.

- Từ ngữ và hình ảnh : Các từ xưng hô, các hình ảnh ẩn dụ có giá trị súc tích và gợi cảm thể hiện được lòng thành kính

-> Lời thơ dung dị mà cô đúc, giàu cảm xúc mà lắng đọng.

B.CÁC DẠNG ĐỀ:

1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm

Đề 1: Trong bài thơ “Viếng lăng Bác” Viễn Phương viết : “Kết tràng hoa

Dựa trên hiện tượng chuyển nghĩa của từ, từ "mùa xuân" có thể thay thế cho từ nào ? Theo phưong thức chuyển nghĩa nào ? Việc thay thế từ trên có tác dụng diễn đạt như thế nào ?

Gợi ý :

- Mỗi một năm xuân đến, con người lại thêm một tuổi. Cho nên " 79 mùa xuân " cũng được hiểu là 79 tuổi, 79 năm trong một đời người.

- Nếu để từ " tuổi " thì chỉ nói được Bác Hồ đã sống 79 năm, thọ 79 tuổi, câu thơ chỉ thuần tuý chỉ tuổi tác.

- Còn dùng từ " Xuân " có nghĩa là : cả cuộc đời Bác là 79 năm cống hiến cho nhân dân, 79 năm dành cho đất nước để đất nước có sắc xuân. Thêm nữa, kết "tràng hoa dâng 79 mùa xuân " gợi thêm sắc xuân bên lăng Bác. Và từ " mùa xuân " như làm cho xúc cảm của câu thơ, âm điệu câu thơ thêm mượt mà, sâu lắng, thiết tha. Câu thơ hay, ý thơ trở nên đa nghĩa và sâu sắc hơn nhiều-> chuyển nghĩa theo phưong thức ẩn dụ.

2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm

Đề 1: Cảm nhận của em về bài thơ " Viếng lăng Bác" của Viễn

Phương.

a. Mở bài:

- Bài thơ diễn tả niềm kính yêu, sự xót thương và lòng biết ơn vô hạn của nhà thơ đối với lãnh tụ bằng một ngôn ngữ tinh tế, giàu cảm xúc sâu lắng.

b. Thân bài:

- Cảm xúc của nhà thơ trước lăng Bác: Hình ảnh hàng tre mộc mạc , quen thuộc, giàu ý nghĩa tượng trưng: Sức sống quật cường, truyền thống bất khuất của dân tộc Việt Nam; phẩm chất cao quý của Bác Hồ, hình ảnh hàng tre xanh khơi nguồn cảm xúc cho nhà thơ.

- Cảm xúc chân thành, mãnh liệt của nhà thơ khi viếng lăng Bác:

+ Ca ngợi sự vĩ đại của Bác, công lao của Bác đối với non sông đất nước qua hình ảnh ẩn dụ "mặt trời trong lăng”

+ Dòng người vào lăng viếng Bác kết thành những tràng hoa kính dâng Bác + Xúc động khi được ngắm Bác trong giấc ngủ bình yên vĩnh hằng. Thời gian ấy sẽ trở thành kỉ niệm quý giá không bao giờ quên.

+ Nói thay cho tình cảm của đồng bào miền Nam đối với Bác, lưu luyến, ước nguyện mãi ở bên Người.

c. Kết bài

- Viếng lăng Bác là một bài thơ hay giàu chất suy tưởng. - Là tiếng lòng của tất cả chúng ta đối với Bác Hồ kính yêu.

Một phần của tài liệu ÔN LUYỆN THƠ HIỆN ĐAI VIỆT NAM SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 THEO CHỦ ĐỀ (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w