1. 2.2.3 Chính sách phân phố
1.2.2.4. Chính sách xúc tiến khuyếch trương
Hoạt động marketing hiện đại rất quan tâm đến chính sách xúc tiến- khuyếch trương. Đây là một trong bốn nhóm công cụ chủ yếu của marketing mix mà doanh nghiệp lữ hành có thể sử dụng để tác động vào thị trường mục tiêu nhằm đạt mục đích kinh doanh.
Như chúng ta đã biết, nhu cầu du lịch là nhu cầu cao cấp, không phải nhu cầu thiết yếu, cầu cách xa cung về không gian và thời gian, cầu dễ biến đổi và di chuyển nên các công ty lữ hành phải chú trọng đến biện pháp, nghệ thuật thông tin quảng cáo sản phẩm của mình để gây tác động thu hút khách du lịch. Vì thế mà trong kinh doanh lữ hành chính sách xúc tiến- khuyếch trương có vai trò đặc biệt quan trọng, nó tác đong mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh va chi phối toàn bộ những hoạt động khách trong chính sách marketing.
Hoạt động xúc tiến- khuyếch trương hướng tới các mục tiêu như làm tăng sự nổi tiếng của dịch vụ, khuyến khích tiêu dùng thử sản phẩm và dịch vụ hiện tại và trong tương lai, làm tăng thêm mức độ trung gian của khách hàng hiện tại, thay đổi cầu thị trường cho phù hợp khả năng cung ứng dịch vụ, tạo sự thuận tiện cho sự tham gia của khách hàng trong quá trình chuyển giao dịch vụ.
Đặc điểm thứ nhất trong hoạt động khuyếch trương của lĩnh vực du lịch là tất cả mọi người đều nói. Các nhân viên phục vụ cần phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, nhìn và nghe họ nói để đánh giá mức độ thoả mãn khi tiêu dùng dịch vụ.
Đặc điểm thứ hai là rất khó thông tin về sản phẩm cung ứng của mình. Do tính chất vô hình của sản phẩm du lịch, hạn chế thông tin về sản phẩm ( dịch vụ ) qua các phương tiện thông tin đại chúng, quảng cáo… người ta chỉ có thẻ mô tả sản phẩm du lịch bằng cách minh hoạ các yếu tố hình thành sản phẩm (dịch vụ ), cơ sở vật chất kỹ thuật, đội ngũ nhân viên phục vụ.
Đặc điểm thứ ba là tồn tại nhiều và đa dạng các loại phương tiện truyền tin. Hệ thống truyền tin của doanh nghiẹp bao gồm cả ba yếu tố: nhân viên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, cơ sở vật chất kỹ thuật và các phương tiện truyền thông.
Truyền thông tại chỗ thông qua các phương tiện truyền tin tức là sử dụng các yếu tố vật chất để truyền tin. Chẳng hạn là quảng cáo tại nơi cung cấp sản phẩm dịch vụ bằng những panô, áp phích, mẫu hàng bày…cung cấp cho khách những thông tin để tiêu ding sản phẩm thuận tiện và hiệu quả.
Truyền thông tại chỗ thông qua giao tiếp giữa người phục vụ và người được phục vụ cũng là một hình thức giao tiếp phổ biến. Nhân viên phục vụ trực tiếp là một phương tiện truyền tin rất quan trọng trong doanh nghiệp dịch vụ. Họ có vai trò giúp đỡ khách hàng, thông tin và thuyết phục khách. Bản thân khách hàng cũng giao tiếp với nhau trong quá trình tiêu dùng dịch vụ.
Truyền tin ở bên ngoài qua các phương tiện thông tin là hình thức truyền thống. Đó là quảng cáo và gửi thư trực tiếp, các phương tiện này hướng tới các khách hàng hiện tại và tiềm năng.
Đăc điểm thứ tư của quá trình truyền tin trong lĩnh vực lữ hành cũng như du lịch là vai trò của thông tin truyền miệng. Do khó đánh giá chất lượng chương trình du lịch trước khi tiêu dùng nên các khách hàng thường đặt độ tin cậy vào các thông tin truyền miệng của những người đã tiêu dùng sản phẩm. Vì vậy doanh nghiệp lữ hành không chỉ chú ý đến các giai đoạn cung ứng mà còn phải đánh giá mức độ thoả mãn của khách du lịch nhằm củng cố hình ảnh về chất lượng sản phẩm của mình.
Ngoài ra các hình thức xúc tiến như: quảng cáo, tuyên truyến, chào hàng- bán hàng cá nhân, thư cá nhân, thì các công ty lữ hành còn một biện pháp nữa là tham gia vào các tổ chức, hiệp hội du lịch để có điều kiện tiếp xúc với các nguồn khách.
Dù bằng hình thức nào thì hoạt động xúc tiến- khuyếch trương cũng nhằm mục đích mang đến cho khách những thông tin theo mô hình sau: